Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý huy độngvốn tại ngân hàng thương mại
2.2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này và các công trình nghiên cứu đã phần nào phản ánh được thực trạng hoạt động huy động vốn và các giải pháp để nâng cao huy động vốn tại ngân hàng. Các tác giả đã đưa ra được một số giải pháp có tính khả thi và đạt được những kết quả như:
Luận văn Thạc sĩ “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam” của Hồ Văn Trị, đã nêu được tổng quát những cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tại hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ-Đại học Thương mại “Nâng cao hiệu quả huy động vốn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Tây Hà Nội” (2013) của Nguyễn Thu Hiền. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả huy động vốn đồng thời đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh.
Luận văn thạc sĩ- Học viện Tài chính “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Á- chi nhánh Bắc Giang” (2017), của Đào Thị Hồng. Luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng trong việc huy động vốn, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại qua đó đưa ra được các giải pháp để hoàn nâng cao huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Á- chi nhánh Bắc Giang.
Qua các công trình nghiên cứu trên, ta thấy được vốn là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, việc tìm ra giải pháp có hiệu quả là vô cùng quan trọng cho chi nhánh. Vì vậy, luận văn sẽ nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để tăng cường huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc, đây cũng chính là điểm khác biệt của luận văn so với những công trình cùng đề tài trước đây.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU