Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 61)

Phương pháp lý thuyết suy luận logic, toán học, thống kê, so sánh và nghiên cứu, cùng hệ thống dữ liệu thứ cấp được thu thập từ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán của BIDV Kinh Bắc, Báo cáo kết quả lưu chuyển tiền tệ được lựa chọn từ các tạp chí uy tín, các webside về vấn đề tài chính - ngân hàng, và pháp luật… Có sử dụng các phương pháp định lượng để nghiên cứu các yếu tố liên quan đến vốn như: tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn.

Thống kê mô tả: Thống kê mô tả là nói đến việc mô tả dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Phương pháp mô tả dữ liệu dựa trên dữ liệu bằng đồ hoạ trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc so sánh; biểu hiện dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt (mô tả kỳ hạn huy động vốn, loại hình huy động dài hạn hay ngắn hạn, đối tượng huy động là cá nhân hay tổ chức kinh tế...).

Thống kê so sánh: So sánh quy mô huy động vốn, cơ cấu vốn, sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn của Agribank Hòa Bình.

Phương pháp tổng hợp: Kết hợp các kết quả nghiên cứu lại để đưa ra các giải pháp.

3.2.3. Các chỉ tiêu đo lƣờng kết quả huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại 3.2.3.1. Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình. Nếu tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ tạo thế chủ động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tư vào ngân hàng. Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng canh tranh của ngân hàng đối với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn.

Về mặt lượng, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thường được đánh giá thông qua:

Tổng VHĐ kỳ này – Tổng VHĐ kỳ trước

Tốc độ tăng trưởng VHĐ = x 100%

Tổng VHĐ kỳ trước

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời kỳ. Nếu tỉ lệ này > 100% thì quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng đã được mở rộng. Việc mở rộng quy mô vốn một cách liên tục với tốc độ tăng trưởng vốn ngày càng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đang được cải thiện. Ngoài ra, có thể sử dụng chỉ tiêu này để so sánh với tốc độ tăng trưởng vốn của các ngân hàng khác hoặc tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hệ thống.

3.2.3.2. Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong cơ cấu tổng nguồn vốn và tổng dư nợ

Nguồn vốn huy động

Tỷ trọng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn = x 100%

Chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ vốn huy độngđược so với tổng nguồn vốn, cho thấy trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàngcó bao nhiêu vốn hình thành từ huy động.

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của các chi nhánh để phục vụ cho vay, chỉ tiêu này còn đánh giá ngân hàng có sử dụng hiệu quả vốn huy động để cho vay hay không.

3.2.3.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tói cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng. Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng, để tối đa dư nợ tín dụng và đầu tư, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa. thông qua việc xác định cơ cấu vốn có thể xác định mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng được đánh giá là hợp lí nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất. Có vốn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động thuận lợi, ngân hàng có thể cơ cấu lại nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động, chủ động trong hoạch định chiến lược phát triển, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh. Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lí trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Cơ cấu vốn cần đa dang, cân đối trong đó cần đảm bảo một tỷ lệ hợp lí giữa vốn huy động ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữ nội tệ và ngoại tệ…mỗi nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác. Do đó sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng vốn và theo đó là sự thay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn của ngân hàng. Xu hướng biến đổi trong cơ cấu vốn huy động phụ thuộc một phần vào kế hoạch chủ động điều chỉnh của ngân hàng và sự

biến động của các yếu tố bên ngoài, điều này đặt ra yêu cầu ngân hàng phải luôn quan tâm, nghiên cứu thị trường, để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời

3.2.3.4. Hệ số sử dụng vốn

Hệ số sử dụng vốn đánh giá sự phù hợp giữa huy động vốn với sử dụng vốn.

Cơ cấu nguồn vốn huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng về kỳ hạn, loại tiền. Sự cân đối về kỳ hạn được thể hiện thông qua việc ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tư ngắn hạn và vốn trung dài hạn để cho vay, đầu tư trung dài hạn. Tương tự, sự cân đối về loại tiền tệ thể hiện thông qua việc ngân hàng có đủ nguồn nội tê, ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn hay không. Cơ cấu của nguồn vốn được xem là hợp lý nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch, nhu cầu sử dụng vốn với chi phí thấp nhất.

3.2.3.5. Tỷ lệ chi phí huy động vốn

Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay), cùng với các khoản chi phí không dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn. Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá có chất lượng và hiệu quả cao về phương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau:

- Tìm kiếm được nguồn vốn có chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động vốn và sử dụng về các phương diện quy mô, thời hạn, tính ổn định theo nguyên lý chung, những nguồn có chi phí biên thấp nhất sẽ là nguồn có ưu thế nhất về phương diện chi phí.

- Tăng được lợi nhuận cho ngân hàng mà không cần thiết phải chấp nhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn.

Việc xác định chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để từ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả. Các ngân hàng thường xác định chi phí huy động vốn thông qua chi phí bình quân gia quyền theo nguyên giá.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh chi phí trả lãi cho một đồng vốn huy động của ngân hàng. Phương pháp này có ích cho ngân hàng trong việc theo dõi biến động của chi phí huy động vốn theo thời gian và mức chi phí lãi suất bình quân.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh chi phí phải trả thêm khi huy động thêm một đồng vốn. Chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc xác định lãi suất tiền gửi và quyết định mở rộng cơ số tiền gửi. Việc mở rộng chỉ nên tiến hành khi chi phí tăng thêm bằng thu nhập tăng thêm và tổng lợi nhuận đạt tối đa. Bên cạnh chi phí trả lãi, trong quá trình huy động vốn còn có các chi phí phi lãi như chi phí tiền lương, chi phí in ấn phát hành, chi phí giao dịch…

3.2.3.6. Tỷ lệ chênh lệch thu chi hoạt động huy động vốn

Để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thì các ngân hàng thường sử dụng chỉ tiêu chênh lệch thu chi, được xác định như sau:

Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra để huy động vốn thu được bao nhiêu lợi nhuận từ đồng vốn đó.

Chỉ tiêu này cho thấy ngân hàng đã sử dụng hiệu quả đồng vốn huy động của mình trong việc tối thiểu hóa chi phí huy động vốn cho đồng vốn đó như thế nào.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KINH BẮC TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KINH BẮC 4.1.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch huy động vốn của Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc

Hàng năm Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc lập kế hoạch huy động vốn và thực hiện huy động vốn theo kế hoạch đã đề ra. Kết quả huy động vốn của ngân hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.1. Kế hoạch huy động vốn tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Kinh Bắc

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Thực hiện năm 2017

Mục tiêu tăng trƣởng (%) Kế hoạch năm 2018 1. Hình thức huy động vốn 2012,9 23,5 2486,9 - Nhận tiền gửi 1871 23,1 2303 - Đi vay 116,3 16,6 135,6 - Giao khoán 25,6 88,7 48,3

2. Vốn huy động theo các đối tượng 2012,9 23,5 2486,9

- Doanh nghiệp 1268,1 23,6 1566,8

- Cá nhân 744,8 23,5 920,2

3. Vốn huy động theo thời hạn 2012,9 23,5 2486,9

- Vốn không kỳ hạn 257,3 3,1 265,2

- Vốn ngắn hạn 1286 20,0 1543,6

- Vốn dài hạn 469,6 44,4 678,1

Nguồn: Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Ninh Việc lập kế hoạch huy động vốn và thực hiện kế hoạch huy động vốn là việc làm thường xuyên và cần thiết đối với Ngân hàng. Hàng năm căn cứ vào tình hình thực hiện việc huy động vốn của năm trước và mục tiêu hoạt động của năm sau để lập ra kế hoạch huy động vốn.

Bảng 4.1 cho thấy năm 2018 Ngân hàng chú trọng tới hình thức huy động vốn đó là giao khoán chỉ tiêu cho cán bộ Ngân hàng với mục tiêu tăng trưởng vốn huy động theo hình thức này lên tới 88,7%, trong khi đó các hình thức khác như nhận tiền gửi chỉ 23,1%, đi vay chỉ có 16.6%. Huy động vốn theo các đối tượng thì kế hoạch vẫn tăng trưởng đều ở mức 23.6%. Theo thời hạn thì việc huy động vốn không kỳ hạn mục tiêu đặt ra thấp, chỉ có 3,1% và kế hoạch đặt ra là tăng trưởng cũng thấp hơn để đặt vào những mục tiêu khác.

4.1.2. Thực trạng việc tổ chức thực hiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc

4.1.2.1. Phân công thực hiện công tác huy động vốn

Việc phân công thực hiện công tác huy động vốn được ban lãnh đạo Ngân hàng thực hiện hàng năm. Cụ thể được thực hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2. Phân công công việc huy động vốn của Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc

Các công việc huy động vốn Ngƣời thực hiện

Điều hành quy trình thủ tục huy động vốn Lãnh đạo ngân hàng

Phân bổ sung sử dụng vốn Lãnh đạo ngân hàng

Ra quyết định cho các hoạt động cụ thể Lãnh đạo ngân hàng Lập kế hoạch huy động vốn Đội ngũ cán bộ vốn Khảo sát thị trường huy động vốn Cán bộ thị trường Thu thập, tổng hợp thông tin Đội ngũ cán bộ vốn Báo cáo tình hình huy động vốn Đội ngũ cán bộ vốn

Chuẩn bị kinh phí Bộ phận Tổng hợp

Nguồn: Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc Ban lãnh đạo công tác quản lý huy động vốn gồm ban giám đốc và trưởng bộ phận nguồn vốn có trách nhiệm điều hành quy trình, thủ tục huy động và phần bổ sung sử dụng vốn, ra quyết định cần thiết trong từng giai đoạn tương ứng với tình hình hoạt động cụ thể.

Đội ngũ cán bộ vốn là những người trực tiếp thực hiện kế hoạch của ban lãnh đạo, trực tiếp khảo sát thị trường, tiếp xúc với khách hàng trong giao dịch gửi tiền, theo dõi quá trình huy động vốn.

Bộ phân huy động vốn có trách nhiệm thực hiện việc huy động vốn theo kế hoạch và so sánh tình hình thực hiện với kế hoạch để đánh giá và có báo cáo lại với ban lãnh đạo để có những phương hướng giải quyết và ra quyết định kịp thời.

4.1.2.2. Xây dựng khách hàng của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc.

Ngày nay, các NH đều dần ý thức được sự quan trọng của hoạt động hướng tới khách hàng, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp và ngân hàng thương mại quan tâm hơn đến các ứng dụng quản trị quan hệ khách hàng. Đó là một giải pháp toàn diện nhằm thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ khách hàng. Hệ thống quản lý khách hàng không chỉ có những thông tin cơ bản về khách hàng của ngân hàng như tên khách hàng, địa chỉ mà còn bao gồm nhu cầu, mong muốn, các đánh giá phản hồi của khách hàng, khách hàng tiềm năng về sản phẩm dịch vụ, chính sách bán hàng hiện tại của ngân hàng. Hệ thống quản lý khách hàng cho ta thấy một bức tranh tổng thể về cách nhìn nhận và thấu hiểu khách hàng của NHTM, đặc biệt cho những đánh giá về lòng trung thành và độ hài lòng của khách hàng với ngân hàng.

Đơn vị:%

Biểu đồ 4.1. Kết quả xu hƣớng sử dụng dịch vụ tiền gửi của khách hàng tại BIDV – Kinh Bắc

Có thể nhận thấy, mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng có 7% khách hàng gặp sự cố khi giao dịch với BIDV. Về thái độ nhân viên, có 9% khách hàng không hài lòng về thái độ và 12% khách hàng không hài lòng về quy trình của BIDV. Mặt

khác, những khách hàng lựa chọn “bình thường” cho thấy họ không hoàn toàn hài lòng về chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

Tại BIDV – Kinh Bắc, công tác quản lý khách hàng được tập trung vào việc xây dựng hệ thống thông tin khách hàng

- Văn hóa phục vụ khách hàng: yêu cầu đội ngũ nhân viên tập trung đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và khách hàng đặt ra chứ không phải đáp ứng nhu cầu do cấp trên đặt ra.

- Bộ phận chăm sóc KH: đóng vai trò trung tâm trong ngân hàng nhằm phát triển, duy trì và áp dụng chiến lược, cách thức và phương pháp để xây dựng một cách tốt nhất mối quan hệ với khách hàng, sự tham gia vào cộng đồng và việc quản lý những khiếu nại của khách hàng.

- Quản lý khiếu nại của khách hàng: biến nó trở thành một phần không thể thiếu trong sự cam kết của ngân hàng nhằm cung cấp những dịch vụ đảm bảo chất lượng.

- Các hoạt động quan hệ công chúng: BIDV Kinh Bắc tiến hành các hoạt động để cho khách hàng và cộng đồng biết về mục đích kinh doanh, các dịch vụ cung cấp, quyền lợi và nghĩa vụ các bên.

- Kiểm tra mức độ hài lòng của KH.

- Đào tạo nhân viên: BIDV Kinh Bắc tập trung đào tạo cho nhân viên của bộ phận chăm sóc khách hàng, chủ yếu vào những khía cạnh mà qua đó họ có thể giải quyết những vấn đề liên quan của khách hàng hiệu quả.

4.1.2.3. Tập hợp chi phí huy động vốn đầu tư và phát triển Việt Nam chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)