Cơ sở đánh giá hoạt động quản lý huy độngvốn tại NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 30)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nguồn vốn tại ngân hàng thương mại

2.1.4. Cơ sở đánh giá hoạt động quản lý huy độngvốn tại NHTM

Kết quả tích cực mà các quyết định quản lý đem lại thể hiện ở việc các kế hoạch đặt ra được thực thi một cách nghiêm túc và đạt được mục tiêu chung của ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận ròng. Như vậy để đánh giá hoạt động quản lý tiền gửi tại NHTM cần thiết phải thực hiện phân tích ở những mặt cụ thể sau: (PGS.TS Phan Thị Thu Hà, 2013).

So sánh kết quả thực tế với kế hoạch, gồm cả kế hoạch huy động và sử dụng vốn. Kế hoạch đã được đưa ra là kết quả của quá trình phân tích logic chặt chẽ, là

cơ sở đảm bảo cho những hoạt động tiếp theo được diễn ra suôn sẻ. Nhưng nếu trách nhiệm của Nhà quản lý chỉ dừng lại ở những quản lý kế hoạch trên giấy tờ thì hoàn toàn vô nghĩa. Nhà quản lý cần phải thể hiện vai trò của mình trong tất cả các công đoạn tiếp theo để đảm bảo rằng những con số lập ra sẽ được thực thi.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động, bao gồm phân tích về loại hình huy động, kỳ hạn, loại tiền, về thành phần kinh tế. Cơ cấu nguồn tiền huy động phản ánh chất lượng của các khoản tiền ở mức độ ổn định và khả năng sinh lời cũng là một thước đo.

Phân tích sự phù hợp giữa quy mô vốn huy động và cho vay. Dù thừa vốn hay thiếu vốn cũng là thể hiện của sự hoạt động chưa hiệu quả. Nếu thiếu vốn, NH không thể thực hiện các khoản vay, đầu tư hoặc phải sử dụng vốn điều hòa với lãi suất nhất định và tất nhiên nhiều khả năng bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh. Song nếu lượng vốn huy động dư thừa tức là lãng phí vốn, ngân hàng vẫn phải chi phí cho các khoản vốn huy động đó (chẳng hạn chi lãi cho các khoản tiền gửi) mà không được bù đắp từ lãi suất cho vay.

Phân tích chi phí hoạt động củacác khoản vốnđể đánh giá mức độ kết quả và hiệu quả của hoạt động huy động vốn. Ví dụ như nếu một ngân hàng có thể huy động toàn bộ tiền gửi từ các nguồn có chi phí thấp nhất và đầu tư vào các tài sản có mức lãi suất cao nhất, NH sẽ có tối đa hóa chênh lệch lãi suất, và có thể tối đa hóa thu nhập ròng (Đào Thị Hồng, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)