Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) BQ (%) 2017/2016 2018/2017 Tổng NVHĐ 1652 2012,9 2519,7 121,8 125,2 123,5 1. Nhận tiền gửi 1545 1871 2333,4 121,1 124,7 122,9 2. Đi vay 84,5 116,3 135,7 137,7 116,7 126,8 3. Giao khoán 22,5 25,6 50,6 113,8 197,7 150,0
Nguồn: Báo cáo của BIDV Kinh Bắc (2016-2018) Bảng 4.4 cho thấy việc tổ chức thực hiện hoạt động huy động vốn được triển khai theo nhiều cách khác nhau. Chủ yếu việc huy động vốn là nhận tiền gửi với tốc độ tăng bình quân là 11.8%, các hình thức huy động như đi vay tăng rất mạnh qua các năm
- Huy động vốn qua hình thức nhận tiền gửi:
Cũng như các NHTM khác, để huy động được nguồn vốn từ khách hàng, Chi nhánh BIDV Kinh Bắc sử dụng hình thức huy động vốn truyền thống đó là nhận tiền gửi. Đối tượng mà hình thức huy động này hướng tới đó là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế.
Với nhóm đối tượng khách hàng là tổ chức: hình thức huy động vốn bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn. Đứng trên góc độ NHTM, tiền gửi thanh toán của tổ chức là một khoản nợ mà ngân hàng phải trả bất cứ lúc nào theo yêu cầu của khách hàng. Với đặc thù là khoản vốn được sử dụng thường xuyên cho mục đích chi trả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất – kinh doanh nên thời gian gửi của loại vốn này thường ngắn. Vì thế, mức lãi suất mà ngân hàng trả cho loại tiền gửi này không cao. Nhưng bù lại, tiền gửi thanh toán của tổ chức lại tương đối lớn về số lượng, không khớp
nhịp giữa gửi và rút nên luôn tạo ra tồn khoản, bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Nhằm cân đối lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng, chi nhánh đã đưa và triển khai thực hiện sản phẩm đầu tư tự động. Với sản phẩm này, khi số dư tiền gửi thanh toán cao hơn mức sàn quy định của ngân hàng, phần tiền còn lại sẽ được ngân hàng tự động trích sang tài khoản khác với lãi suất cao hơn. Trong trường hợp có nhu cầu sử dụng số tiền lớn hơn mức trần quy định, tổ chức chỉ việc yêu cầu ngân hàng chuyển bớt một phần tiền gửi từ tài khoản kia sang. Sản phẩm này đã thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của khách hàng và giúp nâng cao hiệu quả huy động của chi nhánh.
Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức là loại tiền gửi này có nguồn gốc từ tích lũy và được tổ chức ký thác với mục đích hưởng lãi. Vì thế khách hàng và ngân hàng thường có sự thỏa thuận rõ ràng về thời hạn và lãi suất gửi tiền. Đây luôn là nguồn vốn chiếm được sự quan tâm của các NHTM vì tính ổn định về thời gian. Trên cơ sở kỳ hạn thỏa thuận, ngân hàng có thể xây dựng cũng như lựa chọn thời gian cho vay phù hợp.
Với nhóm đối tượng khách hàng dân cư: Chi nhánh áp dụng đồng thời cả hai hình thức là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dân cư thường mang tính ổn định cao do đây là khoản tích lũy dự phòng cho các trường hợp phát sinh. Chính bởi tính ổn định của loại tiền gửi này mà các NHTM luôn tìm mọi cách để thu hút nguồn tiền gửi mặc dù lãi suất của loại tiền gửi này khá cao. Tiền gửi không kỳ hạn dân cư luôn chiếm phần nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của các NHTM nhưng lại có ưu điểm là ít biến động. Vì thế, để thu hút được nhiều hơn lượng tiền gửi này, chi nhánh đã cung ứng nhiều dịch vụ và tiện ích đi kèm như cho phép khách hàng có thể gửi – rút nhiều nơi, tăng tiện ích trên thẻ, ... Ngoài ra để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, chi nhánh BIDV Kinh Bắc còn áp dụng thêm nhiều hình thức gửi tiền linh hoạt với khách hàng dân cư. Tiền gửi tiết kiệm bậc thang cho phép khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào có nhu cầu và được hưởng lãi suất cao sau một thời gian nhất định cho toàn bộ thời gian gửi của khoản tiền đó. Song song với việc rút linh hoạt là việc có thể gửi linh hoạt qua sản phẩm tiết kiệm gửi góp, ...
Theo quy định của NHNN, Chi nhánh các NHTM không được huy động vốn trực tiếp từ các TCTD, tổ chức tài chính. Nhưng với đặc thù là đơn vị thành viên của BIDV, Chi nhánh có thể vay vốn từ trụ sở chính thông qua tài khoản điều chuyển vốn nội bộ. Đây là kênh huy động quan trọng giúp chi nhánh luôn cân đối được thanh khoản, bổ sung vốn cho hoạt động cho vay tại chi nhánh.
- Huy động vốn qua các hình thức khác:
Thông qua việc phát triển các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng như nghiệp vụ bảo lãnh, phát hành L/C, ... chi nhánh đã thu hút được nguồn vốn ký quỹ của tổ chức hoặc nguồn vốn chuyển về tạm ứng cho việc thực hiện hợp đồng…
4.1.3. Kết quả công tác huy động vốn của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Kinh Bắc Kinh Bắc
4.1.3.1 Kết quả huy động theo kỳ hạn