Thực trạng quản lý huy độngvốn của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 66)

TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KINH BẮC 4.1.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch huy động vốn của Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc

Hàng năm Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc lập kế hoạch huy động vốn và thực hiện huy động vốn theo kế hoạch đã đề ra. Kết quả huy động vốn của ngân hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.1. Kế hoạch huy động vốn tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Kinh Bắc

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Thực hiện năm 2017

Mục tiêu tăng trƣởng (%) Kế hoạch năm 2018 1. Hình thức huy động vốn 2012,9 23,5 2486,9 - Nhận tiền gửi 1871 23,1 2303 - Đi vay 116,3 16,6 135,6 - Giao khoán 25,6 88,7 48,3

2. Vốn huy động theo các đối tượng 2012,9 23,5 2486,9

- Doanh nghiệp 1268,1 23,6 1566,8

- Cá nhân 744,8 23,5 920,2

3. Vốn huy động theo thời hạn 2012,9 23,5 2486,9

- Vốn không kỳ hạn 257,3 3,1 265,2

- Vốn ngắn hạn 1286 20,0 1543,6

- Vốn dài hạn 469,6 44,4 678,1

Nguồn: Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Ninh Việc lập kế hoạch huy động vốn và thực hiện kế hoạch huy động vốn là việc làm thường xuyên và cần thiết đối với Ngân hàng. Hàng năm căn cứ vào tình hình thực hiện việc huy động vốn của năm trước và mục tiêu hoạt động của năm sau để lập ra kế hoạch huy động vốn.

Bảng 4.1 cho thấy năm 2018 Ngân hàng chú trọng tới hình thức huy động vốn đó là giao khoán chỉ tiêu cho cán bộ Ngân hàng với mục tiêu tăng trưởng vốn huy động theo hình thức này lên tới 88,7%, trong khi đó các hình thức khác như nhận tiền gửi chỉ 23,1%, đi vay chỉ có 16.6%. Huy động vốn theo các đối tượng thì kế hoạch vẫn tăng trưởng đều ở mức 23.6%. Theo thời hạn thì việc huy động vốn không kỳ hạn mục tiêu đặt ra thấp, chỉ có 3,1% và kế hoạch đặt ra là tăng trưởng cũng thấp hơn để đặt vào những mục tiêu khác.

4.1.2. Thực trạng việc tổ chức thực hiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc

4.1.2.1. Phân công thực hiện công tác huy động vốn

Việc phân công thực hiện công tác huy động vốn được ban lãnh đạo Ngân hàng thực hiện hàng năm. Cụ thể được thực hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2. Phân công công việc huy động vốn của Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc

Các công việc huy động vốn Ngƣời thực hiện

Điều hành quy trình thủ tục huy động vốn Lãnh đạo ngân hàng

Phân bổ sung sử dụng vốn Lãnh đạo ngân hàng

Ra quyết định cho các hoạt động cụ thể Lãnh đạo ngân hàng Lập kế hoạch huy động vốn Đội ngũ cán bộ vốn Khảo sát thị trường huy động vốn Cán bộ thị trường Thu thập, tổng hợp thông tin Đội ngũ cán bộ vốn Báo cáo tình hình huy động vốn Đội ngũ cán bộ vốn

Chuẩn bị kinh phí Bộ phận Tổng hợp

Nguồn: Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc Ban lãnh đạo công tác quản lý huy động vốn gồm ban giám đốc và trưởng bộ phận nguồn vốn có trách nhiệm điều hành quy trình, thủ tục huy động và phần bổ sung sử dụng vốn, ra quyết định cần thiết trong từng giai đoạn tương ứng với tình hình hoạt động cụ thể.

Đội ngũ cán bộ vốn là những người trực tiếp thực hiện kế hoạch của ban lãnh đạo, trực tiếp khảo sát thị trường, tiếp xúc với khách hàng trong giao dịch gửi tiền, theo dõi quá trình huy động vốn.

Bộ phân huy động vốn có trách nhiệm thực hiện việc huy động vốn theo kế hoạch và so sánh tình hình thực hiện với kế hoạch để đánh giá và có báo cáo lại với ban lãnh đạo để có những phương hướng giải quyết và ra quyết định kịp thời.

4.1.2.2. Xây dựng khách hàng của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc.

Ngày nay, các NH đều dần ý thức được sự quan trọng của hoạt động hướng tới khách hàng, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp và ngân hàng thương mại quan tâm hơn đến các ứng dụng quản trị quan hệ khách hàng. Đó là một giải pháp toàn diện nhằm thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ khách hàng. Hệ thống quản lý khách hàng không chỉ có những thông tin cơ bản về khách hàng của ngân hàng như tên khách hàng, địa chỉ mà còn bao gồm nhu cầu, mong muốn, các đánh giá phản hồi của khách hàng, khách hàng tiềm năng về sản phẩm dịch vụ, chính sách bán hàng hiện tại của ngân hàng. Hệ thống quản lý khách hàng cho ta thấy một bức tranh tổng thể về cách nhìn nhận và thấu hiểu khách hàng của NHTM, đặc biệt cho những đánh giá về lòng trung thành và độ hài lòng của khách hàng với ngân hàng.

Đơn vị:%

Biểu đồ 4.1. Kết quả xu hƣớng sử dụng dịch vụ tiền gửi của khách hàng tại BIDV – Kinh Bắc

Có thể nhận thấy, mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng có 7% khách hàng gặp sự cố khi giao dịch với BIDV. Về thái độ nhân viên, có 9% khách hàng không hài lòng về thái độ và 12% khách hàng không hài lòng về quy trình của BIDV. Mặt

khác, những khách hàng lựa chọn “bình thường” cho thấy họ không hoàn toàn hài lòng về chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

Tại BIDV – Kinh Bắc, công tác quản lý khách hàng được tập trung vào việc xây dựng hệ thống thông tin khách hàng

- Văn hóa phục vụ khách hàng: yêu cầu đội ngũ nhân viên tập trung đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và khách hàng đặt ra chứ không phải đáp ứng nhu cầu do cấp trên đặt ra.

- Bộ phận chăm sóc KH: đóng vai trò trung tâm trong ngân hàng nhằm phát triển, duy trì và áp dụng chiến lược, cách thức và phương pháp để xây dựng một cách tốt nhất mối quan hệ với khách hàng, sự tham gia vào cộng đồng và việc quản lý những khiếu nại của khách hàng.

- Quản lý khiếu nại của khách hàng: biến nó trở thành một phần không thể thiếu trong sự cam kết của ngân hàng nhằm cung cấp những dịch vụ đảm bảo chất lượng.

- Các hoạt động quan hệ công chúng: BIDV Kinh Bắc tiến hành các hoạt động để cho khách hàng và cộng đồng biết về mục đích kinh doanh, các dịch vụ cung cấp, quyền lợi và nghĩa vụ các bên.

- Kiểm tra mức độ hài lòng của KH.

- Đào tạo nhân viên: BIDV Kinh Bắc tập trung đào tạo cho nhân viên của bộ phận chăm sóc khách hàng, chủ yếu vào những khía cạnh mà qua đó họ có thể giải quyết những vấn đề liên quan của khách hàng hiệu quả.

4.1.2.3. Tập hợp chi phí huy động vốn đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc

Bảng 4.2. Chi phí huy động vốn của BIDV Kinh Bắc

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 (%) 2018/2017 (%) Nguồn vốn huy động 1651,96 2012,89 2519,70 360,93 506,81 Tổng chi phí huy động 134,45 186,74 285,36 52,29 98,63 Chi phí trả lãi bình quân (%) 8,14 9,28 11,33 - - Tỷ lệ CP cận biên (%) - - - 14,49 19,46

Qua bảng số liệu cho thấy chi phí huy động vốn bình quân tăng qua các năm:

Năm 2016: chi phí huy động vốn (bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi và chi phí quản lý) tại BIDV Kinh Bắc là 134.45 tỷ đồng và nguồn vốn huy động là 1651.96 tỷ đồng, thì chi phí trả lãi bình quân là 8.14%, tức là với 100 đồng vốn huy động được chi nhánh phải bỏ ra 8.14 đồng để trả lãi.

Năm 2017: chi phí huy động là 186.74 tỷ đồng, tăng 52.29 tỷ đồng so với năm 2016, còn nguồn vốn huy động tăng 360.93 tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí trả lãi bình quân tăng lên 9.28% so với năm 2016, cho thấy chất lượng huy động vốn của chi nhánh đã giảm xuống.

Năm 2018: Chi phí trả lãi của chi nhánh là 11.33%, chứng tỏ hiệu quả huy động vốn của chi nhánh lại giảm xuống. Mặt khác, tỷ lệ chi phí cận biên của chi nhánh từ 14.49% tăng lên 19.46%, càng cho thấy chất lượng các khoản vốn huy động mới giảm xuống.

4.1.2.4. Đánh giá thị phần huy động vốn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc

Thứ nhất, thị phần VHĐ của BIDV Kinh Bắc trong tổng VHĐ của tỉnh Bắc Ninh.

Những năm gần đây, tình hình kinh tế, chính trị- xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có khá nhiều chuyển biến. Số lượng các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có xu hướng tăng, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Trong điều kiện như vậy, số lượng các ngân hàng ngày càng nhiều và cạnh tranh gay gắt về nguồn vốn huy động vì đây là nguồn vốn rẻ và mang tính cạnh tranh và có chi phí thấp.

Trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng BIDV Kinh Bắc cũng đã có những chiến lược nhằm gia tăng thị phần và đẩy mạnh huy động vốn của mình trên địa bàn. BIDV Kinh Bắc là chi nhánh còn non trẻ mới ra đời nên khách hàng chưa biết nhiều và có tỷ lệ huy động vốn còn khiêm tốn so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác. Dưới đây là biểu đồ tổng hợp doanh số và thị phần huy động của các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Bảng 4.3. Thị phần huy động vốn của các chi nhánh ngân hàng tại Bắc Ninh Đơn vị: Tỷ đồng STT Chi nhánh Ngân hàng Tổng VHĐ (Tỷđồng) Thị phần VHĐ (%) 1 NH Nông nghiệp 11150 32,75 2 NH chính sách xã hội 2130 6,26 3 NH BIDV Bắc Ninh 3515 10,32 4 NH Ngoại thương 5600 16,45 5 NH Công thương 3976 11,68

6 NH Việt Nam Thịnh Vượng 1723 5,06

7 NH BIDV Kinh Bắc 2519,7 7,40 8 NH Đông Á 1579 4,64 9 NH Kỹ thương 786 2,31 10 NH Quân đội 405 1,19 11 NH Hàng Hải 313 0,92 12 NH Á Châu 225 0,66 13 NH Liên Việt 378 1,11

14 NH Đầu tư và Phát triển 251 0,74

15 Tổng 34043,89 100,0

Nguồn: Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Ninh Từ bảng trên, ta có thể thấy thị phần VHĐ tại Bắc Ninh phân bổ chủ yếu tại các ngân hàng quôc doanh là Agribank, BIDV, Vietinbank, riêng nhóm này đã chiếm hơn 80% trong tổng VHĐ địa phương. Điều này phản ánh nhóm ngân hàng này có sự ảnh hưởng lớn mạnh và chi phối hầu hết các hoạt động liên quan đến ngân hàng tại địa bàn.

Ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu HĐV tại Bắc Ninh như sau:

Đơn vị: %

Nguồn: NHNN Chi nhánh Bắc Ninh

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu HĐV của các ngân hàng tại Bắc Ninh

Nhóm ngân hàng còn lại chiếm thị phần tương đối thấp, dưới 20%, thậm chí có ngân hàng chỉ thu hút được dưới 1% VHĐ. Nguyên nhân chính là do đây là các ngân hàng thương mại của nhà nước và hoạt động lâu năm, có uy tín, chỗ đứng vững chắc trên địa bàn. Đặc biệt, với nhiều năm hoạt động trên địa bàn, mạng lưới phủ khắp các tỉnh, thành phố, mục tiêu và phương hướng hoạt động phù hợp với đặc điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh, chi nhánh ngân hàng Nông nghiêp & Phát triển nông thôn là chi nhánh luôn duy trì vị thế hàng đầu tại Bắc Ninh. Chi nhánh BIDV Kinh Bắc chiếm khoảng 5.913% đứng thứ 6 trên tổng số 14 chi nhánh của các ngân hàng trên địa bàn, tăng 1 bậc co với năm 2017. Từ đó, chi nhánh cần có những biện pháp tích cực để làm tăng hình ảnh của chi nhánh cũng như tăng niềm tin cho khách hàng gửi tiền.

Thứ hai, tổng VHĐ của BIDV – Kinh Bắc trong giai đoạn 2016-2018

Nhận thấy, năm 2016 có tốc độ tăng trưởng huy động đột biến (tăng hơn 100% so với năm 2014). Nguyên nhân do, sau khi sáp nhập, tình hình gia tăng năng lực cạnh tranh có được cải thiện, với thương hiệu BIDV phần nào đã mang lại hiệu quả nhất định cho chi nhánh. Tận dụng bối cảnh này, chi nhánh đã đẩy mạnh các chương trình khuyến mại, ưu đãi lớn nhằm thu hút lượng tiền gửi lớn qua đó doanh số huy động tăng mạnh trong năm. Trong giai đoạn 2016-2018, HĐV của chi nhánh vẫn tăng trưởng đều, năm 2017 tăng 47.59% so với năm

2016. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng HĐV của chi nhánh lại có dấu hiệu giảm xuống khi HĐV trong năm 2018 chỉ tăng 21.85% so với năm 2017, giá trị tuyệt đối tăng lên là 360.93 tỷ đồng nhỏ hơn con số 532.642 tỷ đồng của năm 2017.

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 4.3. Tổng VHĐ của BIDV Kinh Bắc trong giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2018 của BIDV – Kinh Bắc Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 4.4. Cơ cấu nguồn vốn tại BIDV Kinh Bắc giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Báo cáo kết quả 2018 BIDV Kinh Bắc Nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giai đoạn 2016-2018, ở mức trung bình khoảng 85%. Tuy nhiên, tỷ trọng khu vực này đang giảm xuống qua các năm: năm 2016 chiếm 91.88%, sang năm 2017 còn 88.52%, và

84.73% vào cuối giai đoạn nghiên cứu. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động huy động vốn đang giảm xuống.

4.1.2.5 Hình thức huy dộng vốn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc.

Bảng 4.4. Các hình thức huy động vốn tại BIDV Kinh Bắc

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) BQ (%) 2017/2016 2018/2017 Tổng NVHĐ 1652 2012,9 2519,7 121,8 125,2 123,5 1. Nhận tiền gửi 1545 1871 2333,4 121,1 124,7 122,9 2. Đi vay 84,5 116,3 135,7 137,7 116,7 126,8 3. Giao khoán 22,5 25,6 50,6 113,8 197,7 150,0

Nguồn: Báo cáo của BIDV Kinh Bắc (2016-2018) Bảng 4.4 cho thấy việc tổ chức thực hiện hoạt động huy động vốn được triển khai theo nhiều cách khác nhau. Chủ yếu việc huy động vốn là nhận tiền gửi với tốc độ tăng bình quân là 11.8%, các hình thức huy động như đi vay tăng rất mạnh qua các năm

- Huy động vốn qua hình thức nhận tiền gửi:

Cũng như các NHTM khác, để huy động được nguồn vốn từ khách hàng, Chi nhánh BIDV Kinh Bắc sử dụng hình thức huy động vốn truyền thống đó là nhận tiền gửi. Đối tượng mà hình thức huy động này hướng tới đó là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế.

Với nhóm đối tượng khách hàng là tổ chức: hình thức huy động vốn bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn. Đứng trên góc độ NHTM, tiền gửi thanh toán của tổ chức là một khoản nợ mà ngân hàng phải trả bất cứ lúc nào theo yêu cầu của khách hàng. Với đặc thù là khoản vốn được sử dụng thường xuyên cho mục đích chi trả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất – kinh doanh nên thời gian gửi của loại vốn này thường ngắn. Vì thế, mức lãi suất mà ngân hàng trả cho loại tiền gửi này không cao. Nhưng bù lại, tiền gửi thanh toán của tổ chức lại tương đối lớn về số lượng, không khớp

nhịp giữa gửi và rút nên luôn tạo ra tồn khoản, bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Nhằm cân đối lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng, chi nhánh đã đưa và triển khai thực hiện sản phẩm đầu tư tự động. Với sản phẩm này, khi số dư tiền gửi thanh toán cao hơn mức sàn quy định của ngân hàng, phần tiền còn lại sẽ được ngân hàng tự động trích sang tài khoản khác với lãi suất cao hơn. Trong trường hợp có nhu cầu sử dụng số tiền lớn hơn mức trần quy định, tổ chức chỉ việc yêu cầu ngân hàng chuyển bớt một phần tiền gửi từ tài khoản kia sang. Sản phẩm này đã thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của khách hàng và giúp nâng cao hiệu quả huy động của chi nhánh.

Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức là loại tiền gửi này có nguồn gốc từ tích lũy và được tổ chức ký thác với mục đích hưởng lãi. Vì thế khách hàng và ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)