Phát triển sản xuất chèan toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 57 - 61)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Tân Uyên

4.1.2. Phát triển sản xuất chèan toàn

4.1.2.1. Phát triển sản xuất chè theo hướng thay đổi cơ cấu giống chè phù hợp với điều kiện địa phương

Trong những năm qua huyện Tân Uyên phát triển có 3 loại giống gồm: Shan, PH8 và Kim Tuyên. Qua nhiều năm khẳng định rằng đây là những giống chè có khả năng thích nghi, sinh trưởng tốt, năng suất và chất lượng cao nên được người trồng chè tin tưởng sử dụng và phát triển từ những năm đầu tiên trồng chè.

Huyện Tân Uyên có trên 12 nghìn hộ, trong đó có 3865 hộ tham gia sản xuất chè. Xác định cây chè trở thành cây kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Năm 2018, huyện Tân Uyên tiếp tục mở hướng trồng chè

chất lượng cao theo vùng tập trung và giao cho xã Phúc Khoa trồng mới 50ha với 95% giống chè Kim Tuyên.

Nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân là từ cây chè, từ đó cho thấy hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững của cây chè trên địa bàn huyện. Đến nay, nhiều hộ có thu nhập hàng tháng bình quân từ trồng chè đạt 8-10 triệu đồng. Xã Phúc Khoa và Trung Đồng và thị trấn Tân Uyên được xác định là vùng trọng điểm của sản xuất chè huyện Tân Uyên. Với điều kiện khí hậu, đất đai rất phù hợp cho cây chè phát triển.

Những năm qua, cơ cấu giống chè của huyện Tân Uyên có xu hướng dịch chuyển các giống chè nhưng không có sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên bảng 4.3a chỉ ra rằng, tỷ lệ giống chè Kim Tuyên thấp hơn so với giống chè Shan và PH8. Giống chè Kim Tuyên chiếm khoảng 27-28%, giống Shan chiếm khoảng 32-33% và giống PH8 chiếm khoảng 39% trong cơ cấu giống chè của Tân Uyên.

Bảng 4.3a. Thực trạng cơ cấu giống chè của huyện Tân Uyên (2016-2018)

Giống chè Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ Shan 431,9 32,9 456,2 32,4 578,5 33,5 105,6 126,8 115,7 PH8 510,6 39,0 549,5 39,1 675,8 39,3 107,6 123,0 115,4 Kim Tuyên 366,5 28,1 398,2 28,4 468,3 27,2 108,6 117,6 113,3 Tổng số 1.309,0 1.403,9 1.722,6 107,2 122,7 114,7 Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện Tân Uyên và tính toán của tác giả (2016, 2017, 2018)

Bảng 4.5a cho ta thấy, mỗi giống chè sẽ đưa đến giá trị sản xuất, mức đầu tư và thu nhập khác nhau. Bởi mỗi giống chè có khả năng thích nghi và chịu được mức đầu tư khác nhau nên năng suất sẽ có sự khác biệt. Sự thích nghi được thể hiện qua sự biến động diện tích và cơ cấu diện tích của mỗi giống chè qua các năm.

Trong 3 giống chè chủ lực mà huyện Tân Uyên đang trồng thì giống chè Shan có giá trị sản xuất (GO) là cao nhất bởi năng suất vượt trội. Tương ứng với đó là thu nhập hỗn hợp (MI) của giống chè này cũng là lớn nhất so với các giống chè khác, thu nhập hỗn hợpbình quân đạt 65,4 triệu/ha năm 2016 và tăng lên 69,4 triệu/ha năm 2018, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016-2018 đạt khoảng3%. Tiếp đó là giống chè PH8, giá trị sản xuất (GO) đạt khoảng 52,6 triệu/ha năm 2016 và tăng lên khoảng 53,6 triệu/ha năm 2018, bình quân 3 năm tăng khoảng 0,9%. Tương ứng là MI cũng có tốc độ tăng trưởng khá, đạt khoảng 4,4%.

Bảng 4.5a. Giá trị sản xuất chè của huyện Tân Uyên, giai đoạn 2016-2018 Chỉ tiêu ĐVT Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ Tổng diện tích chè ha 431,9 456,2 578,5 105,6 126,8 115,7 GO bình quân của

giống chè Shan tr.đ/ha 95,0 96,3 98,4 101,4 102,1 101,7 MI bình quân của chè Shan tr.đ/ha 65,4 68,5 69,4 104,8 101,3 103,0 Diện tích giống chè PH8 ha 510,6 549,5 675,8 107,6 123,0 115,1 GO bình quân của giống chè PH8 tr.đ/ha 52,6 53,2 53,6 101,1 100,7 100,9 MI bình quân của giống chè PH8 tr.đ/ha 32,2 32,2 35,1 100,1 109,0 104,4 Diện tích giống chè Kim Tuyên ha 366,5 398,2 468,3 108,7 117,6 113,0 GO bình quân của chè

Kim Tuyên tr.đ/ha 49,0 50,1 51,02 102,3 101,8 102,1 MI bình quân của chè

Kim Tuyên tr.đ/ha 30,1 30,1 32,09 100,0 106,5 103,2 Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện Tân Uyên và tính toán của tác giả (2016, 2017, 2018)

Tiếp đó là giống chè Kim Tuyên, giá trị sản xuất (GO) đạt khoảng 49 triệu/ha năm 2016 và tăng lên khoảng 51 triệu/ha năm 2018, bình quân 3 năm tăng khoảng 2%. Tương ứng là MI cũng có tốc độ tăng trưởng khá, đạt khoảng 3%.

4.1.2.2. Thay đổi quy trình sản xuất và đầu tư thâm canh chè

Định mức đầu tư (IC) cho sản xuất 1 ha chè thường giai đoạn kinh doanh bao gồm chi phí các vật tư đầu vào như: các loại phân bón, thuốc sâu… là 31triệu năm 2016 với số công lao động là 260 công. Trong khi đó, mức đầu tư cho chè an toàn có sự khác biệt. Tuy nhiên, mức đầu tư đối với sản xuất chè an toàn có xu hướng giảm (do giảm lượng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, ...), nhưng số công lao động có xu hướng tăng lên do năng suất tăng nên cần thêm nhân công để thu hoạch chè. Định mức tư đầu vào là 33 triệu năm 2016 với số công lao động là 320 công mỗi ha.

Đối với chè thường, mức đầu tư cho 1 ha chè kinh doanh có tốc độ giảm nhẹ qua 3 năm, khoảng 0.1%, tuy nhiên mức tăng số ngày công có sự tăng nhẹ, 0,3%. Đối với chè an toàn, mức đầu tư cho 1 ha chè kinh doanh cũng có tốc độ giảm nhẹ qua 3 năm, khoảng 0.1%, tuy nhiên mức tăng số ngày công có sự tăng nhẹ, 0,3% (Bảng 4.5b).

Hơn nữa, Bảng 4.5b cũng cho biết thêm, giá trị sản lượng (GO) bình quân mỗi ha chè thường và chè an toànkhông có sự khác biệt lớn trong những năm gần đây. Năm 2018, giá trị sản xuất chè an toàn đạt trên 80 triệu đồng và giá trị sản lượng của chè an toàn tăng bình quân 0,8% trong khi đó giá trị sản xuất chè thường cũng đạt khoảng 80 triệu đồng và giá trị sản lượng của chè thường tăng bình quân là khoảng 0,3%. Sự khác biệt này là không lớn, một mặt chính là năng suất tăng bình quân của chè an toàn cao hơn so với năng suất bình quân của chè thường; mặt khác giá đầu ra của chè an toàn có xu hướng giảm nhẹ.

Bảng 4.5b. Định mức đầu tư, giá trị sản xuất chè của huyện Tân Uyên giai

đoạn 2016-2018 (tính cho 1 ha chè kinh doanh)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân Giá trị bình quân chè an toàn (tr.đ) (GO) 80,2 80,3 81,6 100,1 101,6 100,9 Mức đầu tư (tr.đ/ha) (IC) 33,3 33,2 33,1 99,7 99,7 99,7 Số công lao động (LĐ) 320 320 322 100,0 100,6 100,3 Giá trị bình quân chè

thường (tr.đ) (GO) 81,5 81,6 82,1 100,1 100,6 100,4 Mức đầu tư (tr.đ) (IC) 31,5 31,3 31,2 99,4 99,7 99,5 Số công lao động (LĐ) 260,0 260,0 262,0 100,0 100,8 100,4

Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện Tân Uyên và tính toán của tác giả (2016, 2017, 2018)

Thực tế này đang là những thách thức cho quá trình chuyển đổi sang sản xuất chè an toàn, bởi hiện nay chưa có chính sách giá, cũng như các chính sách khác để người nông dân nhận thấy lợi ích của chuyển sang hướng sản xuất an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)