Thực trạng đầu tư thâm canh của sản xuất chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 63 - 65)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Thực trạng phát triển sản xuất chèan toàn của các hộ trên địa bàn huyện Tân

4.2.3. Thực trạng đầu tư thâm canh của sản xuất chè

a. Chi phí đầu vào cho chè ở giai đoạn kiến thiết cơ bản

Thời kỳ kiên thiết cơ bản là giai đoạn tạo và nuôi tán; chăm sóc, đây là thời gian có thể thu hái bói nhưng năng suất không đáng kể. Để tránh ảnh hưởng tới năng suất ở giai đoạn sau thì thời điểm này cần tập trung chăm sóc, tạo tán, bộ rễ và thân chè. Số liệu khảo sát của chúng tôi có được 19 hộ sản xuất chè an toàn đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và 22 hộ sản xuất chè thường trong giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Bảng 4.8 cho biết được thực tế mức đầu tư phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật hóa học của hộ sản xuất theo quy trình an toàn và sản xuất thường. Sự chênh lệch là không đáng kể. Hơn nữa, sản xuất chè an toàn thì số lượng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật hóa học sẽ ít hơn. Tuy nhiên sản xuất chè an toàn đòi hỏi nhiều công lao động hơn, bởi người trồng chè phải thường xuyên cập nhật thông tin, mỗi khi thực hiện công đoạn nào trong sản xuất đều phải được cập nhật vào nhật ký, các công đoạn chăm sóc thu hái phải theo một quy trình thống nhất và không được bỏ qua một công đoạn nào.

Bảng 4.8. Chi phí vật tư cho giai đọan kiến thiết cơ bản của các hộ sản xuất chè (tính bình quân trên 1 ha) chè (tính bình quân trên 1 ha)

Loại chi phí

Sản xuất an toàn (n=19) Sản xuất thường (n=22) Số lượng (kg) Giá (ngđ) Thành tiền (trđ) Số lượng (kg) Giá (ngđ) Thành tiền (trđ) 1. Phân bón 4,1 4,9

Phân hữu cơ 3.600 0,5 1,8 1.400 0,5 0,7 Phân vơ cơ (NPK) 230 10,0 2,3 420 10,0 4,2

2. Thuốc bảo vệ thực vật 1,6 1,3 2,3 2,5

3. Công lao động thuê (c) 36 150 4,4 20 150 3,0

Tổng chi phí (IC) (1+2) 5,4 7,4 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Chính phủ với chủ trương, chính sách phát triển chè an toàn và chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chè an toàn của tỉnh Lai Châu trong những năm qua các hộ trồng chè an toàn được hỗ trợ tiền giống để tiến hành trồng mới trồng thay thế giống chè cũ.

Nghiên cứu tình hình đầu tư sản xuất của các hộ dân, cho thấy mức chi phí đầu tư đối với 1 ha chè kiến thiết cơ bản của 1 nămở nhóm hộ trồng chè thông thường có mức chi phí cao hơn so với nhóm hộ trồng chè an toàn. Chi phí trung gian (IC) của hộ sản xuất chè thường là 7,4 triệu đồng, trong khi đó hộ sản xuất chè an toàn là 5,4 triệu đồng. Mức chênh lệch này là đáng kể, nếu áp dụng phương pháp chè an toàn sẽ tiết kiệm được khoảng 2 triệu đồng mỗi hecta.

Khi áp dụng quy trình an toàn vào sản xuất chè giúp các hộ dân giảm được chi phí trong hầu hết các hạng mục đầu tư, lượng phân bón vô cơ theo quy trình an toàn giảm, tuy nhiên lượng phân bón hữu cơ tăng lên. Hơn nữa, lượng thuốc BVTV của nhóm hộ sản xuất chè an toàn cũng ít hơn so với nhóm hộ trồng chè thường. Sử dụng thuốc lượng thuốc bảo vệ thực vật ở nhóm hộ sản xuất chè an toànthấp hơn nhóm hộ sản xuất chè thườngchỉ bằng 70%. Do đó đã giúp cho chè phát triển tốt hơn mà phân bón và thuốc BVTV được sử dụng hiệu quả hơn, sản phẩm an toàn hơn. Tuy nhiên, số công lao động đối với sản xuất chè an toàn cao hơn so với chè thường, số công lao động chỉ bằng khoảng 50% so với chè an toàn bởi khi sử dụng nhiều phân hữu cơ thì công lao động sẽ tăng, hơn nữa sản xuất theo quy trình an toàn sẽ tốn nhiều công lao động hơn cho các hoạt động kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

b. Chi phí đầu vào cho chè giai đoạn kinh doanh

Hiện nay, loại phân bón hóa học được sử dụng nhiều nhất là phân đạm (bình quân một hộ sản xuất chèan toàn chỉ sử dụng khoảng 6 tạ đạm cho 1 ha, còn hộ sản xuất chè thường sử dụng khoảng 1 tấn), vì phân đạm giúp kích thích phát triển mạnh búp và lá chè, thường cứ sau mỗi một lứa thu hoạch thì hầu hết các hộ đều bón đạm cho chè để tăng năng suất.

Bảng 4.9 chỉ ra rằng các hộ sản xuất chè thường sử dụng phân bón vô cơ nhiều hơn so với nhóm các hộ sản xuất chè an toàn. Nhưng các hộ sản xuất chè an toàn lại sử dụng nhiều phân bón hữu cơ hơn.

Tương tự, thuốc bảo vệ thực vật của nhóm hộ sản xuất chè thường cao hơn và chi phí nhiều hơn so với nhóm hộ sản xuất chè an toàn. Bảng 4.9 cho biết được thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV của các hộ sản xuất chè. Chi phí thuốc BVTV của nhóm hộ sản xuất chè thường cao gấp hơn 2 lần nhóm hộ trồng chè an toàn. Đối với hộ sản xuất chè an toàn, họ tuân thủ khá chặt chẽ quy trình, phun thuốc và bón phân theo định kỳ, đảm bảo cách ly theo khuyến cáo

của trạm khuyến nông. Việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV đúng quy trình khoa học đã góp phần lớn nâng cao chất lượng chè và bảo vệ môi trường.

Bảng 4.9. Chi phí vật tư của chè giai đọan kinh doanh của các hộ (tính bình quân trên 1 ha) (tính bình quân trên 1 ha)

Loại chi phí

Sản xuất an toàn (n=55) Sản xuất thường (n=65) Số lượng (kg) Giá (ngđ) Thành tiền (trđ) Số lượng (kg) Giá (ngđ) Thành tiền (trđ) 1. Phân bón 19,5 21,6

Phân bón hữu cơ 15.000 0,7 10,5 8.000 0,7 5,6 Phân bón vô cơ 900 10,0 9,0 1600 10,0 16,0

2. Thuốc bảo vệ thực vật 2,9 1,6 4,6 3,5

3. Công lao động thuê (c) 130 150 19,5 90 150 13,5

Tổng chi phí (IC) (1+2) 21,1 25,1 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Khác với sản xuất chè thường là người sản xuất sử dụng phân bón và thuốc BVTV theo cảm tính, dựa vào kinh nghiệm và quan sát. Nhóm hộ sản xuất chè thường có chi phí cho phân bón cao hơn so với nhóm hộ sản xuất chè an toàn bởi chi phí của phân bón vô cơ là khá lớn, chiếm khoảng 70% của chi phí phân bón, trong khi đó đối với nhóm hộ sản xuất chè an toàn thì chi phí giữa phân bón vô cơ và hữu cơ là khá cân bằng. Tuy nhiên chi phí công lao động đi thuê của nhóm hộ sản xuất chè an toàn lại cao hơn nhóm hộ trồng chè thường, chi phí cao hơn gấp gần 1,5 lần.

Do đó, tổng chi phí (IC) đối với mỗi ha sản xuất chè an toàn (21,1 triệu đồng) thấp hơn so với sản xuất chè thường (25,1 triệu đồng), mức chênh lệch là đáng kể nếu áp dụng hình thức sản xuất chè an toàn thì sẽ tiết kiệm khoảng 4 triệu đồng cho mỗi hecta.

Hơn nữa năng suất và sản lượng của chè an toàn luôn đảm bảo tính ổn định, tạo được nhiều việc làm cho người lao động hơn, do vậy việc khuyến khích người dân chuyển sang áp dụng an toàn là lựa chọn đúng đắn giúp ngành chè ở Tân Uyên phát triển bền vững hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)