Kết quả ước lượng cho mô hình probit không thuần nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 86 - 105)

Các biến Hệ số Sai số chuẩn Hiệu ứng biên Sai số chuẩn

Giá chè nguyên liệu 0.106** (0.006) 0.201** (0.108) Đất đai 0.068* (0.056) 0.208* (0.130) Lao động 0.113 (0.038) -0.151 (0.025) Giới tính của chủ hộ 0.270 (0.250) -0.043 (0.021) Số năm đi học 0.015* (0.105) 0.029 (0.068) Kinh nghiệm 1.040 (0.212) -0.019 (0.073) Dân tộc 0.208 (0.109) 0.101 (0.705) Khuyến nông 0.829** (0.219) 0.338** (0.015) Hệ số chặn 0.196 (0.193) *

,** có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và 5%, tương ứng, và n=120.

Việc ước lượng mô hình probit không thuần nhất cho thấy rằng việc sản xuất chè an toàn là có ý nghĩa và nhiều khả năng để áp dụng cho những hộ nông dân có thu nhập cao hơn, đất đai lớn hơn và được tham gia các lớp tập huấn khuyến nông. Cụ thể kết quả ở Bảng 4.22 chỉ ra rằng mỗi một đơn vị tăng thêm của giá chè nguyên liệu là có khoảng 2,01% khả năng tăng thêm của sản xuất chè an toàn. Tương tự, đối với mỗi đơn vị tăng thêm của đất đai sẽ có 2,08% sự tăng thêm khả năng áp dụng sản xuất chè an toàn. Kết quả của chúng tôi là tương đồng với có một số nghiên cứu trước đó, họ cũng đã chỉ ra có mối quan hệ giữa biến đất đai và hành vi ra các quyết định áp dụng sản xuất an toàn (Adesina and Zinnah, 1993; Shiferaw and Holden, 1998 và Staal et al., 2002).

Cuối cùng, biến hộ nông dân có tham gia tập huấn khuyến nông là có ý nghĩa thống kê và có khoảng 3,38% khả năng để họ sản xuất chè an toàn so với hộ nông dân không tham gia tập huấn khuyến nông. Tuy nhiên, chúng tôi thấy không có sự ảnh hưởng đáng kể của các biến kinh nghiệm, giáo dục, dân tộc và giới tính liên quan đến việc áp dụng sản xuất chè an toàn.

Chúng tôi thấy rằng những hộ sản xuất được tư vấn từ khuyến nông là có ý nghĩa lớn và nhiều khả năng áp dụng sản xuất an toàn. Vì vậy, các hoạt động khuyến nông đang phản ánh được hiệu quả của hệ thống khuyến nông trong thời gian gần đây. Kết quả của chúng tôi là tương đồng với kết quả của Ali and Abdulai (2010).

Ngoài ra, mô hình của chúng tôi đã đề cập đến vai trò của giáo dục, giới và kinh nghiệm tác động đến sự ra quyết định áp dụng sản xuất an toàn. Tuy nhiên, kết quả ước lượng là không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này là tương thích với một số nghiên cứu (Kebede et al., 1990; Strauss et al., 1991; Langyintuo and Mungoma, 2008).

Sản xuất theo hướng an toàn và an toàn thực phẩm đang được xã hội quan tâm. Các chính sách giúp người sản xuất chuyển dần sang hướng an toàn được cho là cần thiết. Tuy nhiên, cần thiết có những nghiên cứu chỉ ra được các yếu tố nào có tác động làm cho người sản xuất dịch chuyển theo hướng sản xuất an toàn. Dựa trên kết quả này, chúng tôi khuyến cáo đến các nhà làm chính sách rằng muốn hộ sản xuất chuyển sang hướng sản xuất an toàn thì nên chú ý đến ba yếu tố mà chúng tôi vừa phân tích. Chúng tôi cho rằng đây chính là một đóng góp hữu ích về mặt thực tiễn đối với hoạt động sản xuất chè ở Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

4.4. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHÈ AN TOÀN CỦA HUYỆN TÂN UYÊN TOÀN CỦA HUYỆN TÂN UYÊN

4.4.1. Định hướng

- Phát triển nông nghiệp tổng hợp, hiệu quả và bền vững với phương thức đa canh, liên kết chặt chẽ với chế biến và thị trường. Từng bước xây dựng các vùng sản xuất chè an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, trọng tâm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Phát triển sản xuất chè an toàn, chất lượng thông qua việc áp dụng các biện pháp thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng và lao động, đồng thời bảo vệ và phát triển bền vũng môi trường sinh thái.

4.4.2. Mục tiêu

- Xây dựng các vùng sản xuất chè an toàn tập trung, áp dụng các biện pháp thâm canh, thực hiện theo quy trình VietGAP.

- Bố trí quy mô mô hình sản xuất chè an toàn đảm bảo cơ cấu chủng loại theo nhu cầu thị trường.

- Đến năm 2020 đạt 100% diện tích chè tại các vùng sản xuất an toàn tập trung áp dụng quy trình VietGAP và hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hại HACCP.

4.4.3. Nhiệm vụ

- Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi phù hợp với cơ cấu loại sản phẩm đối với từng huyện, thành phố, thị xã; gắn với quy hoạch vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao

- Hình thành các vùng sản xuất chè tập trung ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, công nghệ cao, sản xuất chè theo quy trình VietGAP, sản xuất chè hữu Phát triển nhanh tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè an toàn gắn với phát triển hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè theo mô hình chuỗi giá trị.

- Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về vật tư, an toàn thực phẩm, thương hiệu trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè.

4.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN AN TOÀN

4.5.1. Nhóm yếu tố đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu

Đất đai thổ nhưỡng và khí hậu là yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng chè. Để cây sinh trưởng tốt, có năng suất thì phải đạt yêu cầu về đất tốt, nhiều mùn, có độ sâu và thoát nước. Địa hình ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và chất lượng chè. Chè trồng trên vùng đất cao sẽ có hương vị thơm và mùi vị tốt hơn vùng đất thấp, nhưng lại sinh trưởng kém hơn vùng đất thấp.

Qua đó ta thấy, trong các yếu tố tự nhiên tác động đến sản xuất chè của hộ thì các yếu tố địa hình, sự khô hạn là yếu tố khó khăn nhất bởi đây là yếu tố thuộc về điều kiện thiên nhiên khó khắc phục. Các yếu tố khác như đất đai kém mầu mỡ thì có thể khắc phục được nếu dùng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm cải tạo đất và phòng ngừa dịch bệnh trong quá trình sản xuất.

4.5.2. Nhóm yếu tố thuộc về các chính sách của Nhà nước

Với việc thu hút hàng trăm hộ dân đồng bào dân tộc tham gia trồng chè trên đất do địa phương quản lý, tạo nguồn thu nhập cho hàng nghìn người dân địa phương, Công ty cổ phần Trà Than Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, đã góp phần không nhỏ tới sự ổn định, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Nhằm phát triển ổn định về năng suất, chất lượng chè đạt hiệu quả cao, Công ty cổ phần Trà Than Uyên tích cực hợp tác với Viện Khoa học kỹ thuật

nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Hiệp hội Chè Việt Nam, Tổ chức Phát triển Hà Lan… để chuyển giao công nghệ sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm; triển khai nhân rộng mô hình áp dụng quy trình an toàn và tiêu chuẩn hữu cơ cho sản xuất chè búp tươi an toàn trên toàn bộ diện tích chè doanh nghiệp đang quản lý; nghiên cứu cải tiến dây truyền chế biến, tạo ra sản phẩm khác biệt có chất lượng cao. Đặc biệt, phong trào phát huy sáng kiến cải tiến sản xuất của Công ty đã giúp nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm qua các sáng kiến, đề tài khoa học, làm lợi hàng trăm triệu đồng. Điển hình như sáng kiến cải tiến máy móc trang thiết bị của tổ gia công; tập thể kỹ sư của Công ty đổi mới công nghệ chế biến chè xanh viên, tạo ra chất lượng sản phẩm đặc biệt mang lại hương vị riêng cho sản phẩm và được Sở Khoa học Công nghệ Lai Châu công nhận chất lượng sản phẩm cao, qua đó góp phần tích cực mở rộng vùng chè, quản lý tốt vùng nguyên liệu, mang lại lợi nhuận tối đa cho người làm chè.

Từ những kết quả trênngười dân địa phương đã thấy được hiệu quả và lợi ích của cây chè, coi cây chè giờ đây không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo, mà còn là nhân tố quan trọng giúp các hộ gia đình có của ăn, của để.

Do đó, để ngành chè của huyện Tân Uyên phát triển hơn nữa, Nhà nước cần có những giải pháp cụ thể giải quyết những khó khăn về chính sách vĩ mô trong quá trình trồng chè hữu cơ hiện nay như: Tăng tỷ trọng đầu tư cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, thông tin liên lạc, các khu chế biến sản phẩm,...); góp phần thúc đẩy trao đổi hàng hóa. Nếu được đầu tư đúng đắn, có chiến lược, kết hợp khoa học công nghệ, sẽ hướng tới nền trồng chè an toàn hiện đại, quy mô tập trung trong tương lai.

4.5.3. Nhóm yếu tố tác nhân khác

Từ kết quả phân tích trên, chúng ta thấy yếu tố vốn đầu tư được các hộ sản xuất chè cho rằng nếu chủ động được vồn thì hoạt động sản xuất chè của họ sẽ tăng và sẽ làm tăng giá trị gia tăng. Hiện nay, nguồn vốn được đánh giá là không quá khó khăn nhưng các ràng buộc về chính sách, thủ tục hành chính dẫn đến việc tiếp cận vốn của các hộ là khá vất vả. Cần thông qua các thổ chức như hội nông dân, hội phụ nữ để cho vay và cũng thông qua các tổ chức đo để thu hồi vốn. Thông qua các tổ chức khuyến nông, trạm vật tư nông nghiệp, công ty giống cây trồng cho người dân ứng trước các tư liệu đầu vào như giống, máy móc, dụng cụ lao động... thu hoàn sau thu hoạch. Tốt hơn cả là có hợp đồng thu mua giữa

công ty chè hoặc thương lái với các hộ nông dân để tránh tình trạng bị ép giá làm giảm hiệu quả sản xuất chè. Cải thiện hệ thống tín dụng nông nghiệp nông thôn, đa dạng hóa các hình thức cho vay và thanh toán, đáp ứng vốn cho sản xuất nhanh chóng thuận tiện đảm bảo điều kiện cho hộ nông dân chuyển sang sản xuất hàng hóa. Khuyến kích liên kết sản xuất giữa các hộ với nhau như vậy có thể giảm được chi phí đầu tư và có thể nhằm hỗ trợ nhau về vốn.

Cần tiếp tục mở rộng quy mô diện tích trồng chè an toàn và tập trung đầu tư thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Có cơ chế chính sách nhằm xây dựng đội ngũ khuyến nông chất lượng hơn, đổi mới cách nghĩ, cách làm, mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân với tần suất lớn để nâng cao trình độ sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Áp dụng công nghệ sinh học, phân bón vi sinh và các chề phẩm sinh học trong công tác bảo vệ thực vật để tăng năng suất, chất lượng chè hữu cơ.

Các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn nói chung và chè an toàn nói riêng còn rất hạn chế. Cần triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn an toàn. Hiện nay, các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp an toàn theo Nghị định số 109/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2018. Trong Nghị định này, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp an toàn, bao gồm: (i) Ưu tiên kinh phí khoa học, khuyến nông để thực hiện đề tài nghiên cứu, dự án khuyến nông; (ii) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn hoặc vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất an toàn được ưu tiên hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư đối với nông nghiệp, nông thôn đã được ban hành như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp, nông thôn; cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu…

Hơn nữa, các chính sách cụ thể cần tập trung vào: hỗ trợ 100% kinh phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất an toàn; hỗ trợ một lần 100% chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn an toàn; hỗ trợ đào tạo, tập huấn sản xuất an toàn và hữu cơ; hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn an toàn.

4.5.4. Giải pháp về khuyến nông, kỹ thuật

Những năm qua, chè là cây trồng chủ lực của người dân trong huyện Tân Uyên, công tác chăm sóc, mở rộng diện tích được thực hiện theo kế hoạch đề ra. Tương ứng với vùng nguyên liệu rộng lớn, trên địa bàn huyện có 3 doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã sản xuất các sản phẩm chè cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Mỗi đơn vị sản xuất lại có vùng nguyên liệu, tiêu chuẩn sản xuất riêng.

Ngoài những khó khăn về điều kiện tự nhiên đã phân tích ở trên thì trình độ lao động của người dân là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế như hiện nay. Kỹ thuật trồng chè chủ yếu là học truyền miệng và làm theo kinh nghiệm bản thân, việc nâng cao kiến thức chung về kỹ thuật là rất cần thiết. Cần tạo ra sản phẩm chè an toàn, hữu cơ an toàn đáp ứng được nhu cầu của thị trường và đạt năng suất chất lượng cao.

Trước hết là thay đổi nhận thức của người dân về cách làm nông nghiệp mới, nêu rõ hiệu quả của áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mang lại cho sản xuất chè an toàn, có mô hình so sánh giữa sản xuất chè thường truyền thống và mô hình sản xuất chè an toàn hiện đại. Nói theo chiều hướng dễ hiểu tránh lạm dụng các từ ngữ chuyên môn cao, tạo sự thích thú cho người nông dân khi tham gia các lớp tập huấn. Sau là các kiến thức về, kỹ thuật chọn giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp thân thiện với môi trường, ủ phân hữu cơ, thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm.

Điển hình như Công ty Cổ phần Trà Than Uyên với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh chè. Vùng nguyên liệu ổn định, đội ngũ cán bộ kỹ thuật được giao nhiệm vụ bám nương chè để kịp thời tư vấn, hướng dẫn người dân quy trình chăm sóc, phòng trừ các đối tượng gây hại. Những tháng mùa hè, thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa giông nên rầy xanh phát sinh gây hại nhẹ. Công tác phòng trừ phải đảm bảo các tiêu chuẩn do Công ty đề ra, sử dụng sản phẩm sinh học để đảm bảo an toàn chất lượng chè búp. Quy trình chăm sóc được thực hiện và ghi lưu theo từng lô, nương chè. Nếu phun thuốc phòng trừ phải có sổ, bảng theo dõi.

Hiện nay, trên cây chè xuất hiện một số đối tượng gây hại ở giai đoạn phát triển búp như: nhện đỏ với mật độ gây hại trung bình 2,2% lá, cao 5,2% lá; rầy xanh với mật độ gây hại trung bình 2,3% búp, cao 3% búp; bệnh thối búp mật độ

gây hại trung bình 1,8% búp, cao 3,3% búp; bệnh đốm lá mật độ gây hại trung bình 1,5% lá, cao 3,5% lá. Các đối tượng gây hại xuất hiện ở diện tích chè các xã: Mường Khoa, Phúc Khoa, thị trấn Tân Uyên, Trung Đồng, Thân Thuộc, Pắc Ta, Nậm Cần, Hố Mít.

Đối với sản xuất chè thì công tác phòng trừ sâu bệnh là rất cần thiết để đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm. Chăm sóc, thu hái chè đúng kỹ thuật đảm bảo cây khỏe mạnh. Quá trình thu hái cũng giúp loại trừ đối tượng gây hại (loại bỏ hết những búp bị hại), cùng với đó kết hợp việc chăm sóc với bón phân, diệt cỏ, cắt bỏ nhưng cành chè bị sâu bệnh gây hại… Tuyệt đối không phun thuốc bảo vệ thực vật tràn làn và chỉ thực hiện phun khi sâu bệnh đạt ngưỡng phòng trừ nhưng phải đảm bảo thời gian cách ly. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra nương chè, từ đó phát hiện và đánh giá mức độ gây hại để có biện pháp xử lý nhằm giảm sự ảnh hưởng của sâu bệnh tới năng suất chè.

Cần chuyển tải tới người dân thông qua các buổi hội họp, tham gia mô hình trình diễn, hội nghị, chuyên đề,… Mở rộng thêm đối tượng và tăng thêm các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 86 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)