Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 33 - 38)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Phát triển chè an toàn ở nước ta

Diện tích chè cả nước đạt khoảng 135,8 nghìn ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 117,3 nghìn ha và thu hút khoảng 2 triệu lao động. Sản lượng (thô) đạt 888.600 tấn; sản lượng (đã chế biến) đạt 165.000 tấn; xuất khẩu là 132.600 tấn.Việt Nam là nước xuất khẩu và sản xuất chè lớn thứ 5 thế giới, với sản lượng đạt 1,2 triệu tấn chè thô và xuất khẩu 200.000 tấn chè chế biến trị giá 225 nghìn USD, với thị trường xuất khẩu mở rộng tới gần 100 quốc gia.

Trong đó Pakistan là thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều chè nhất, với lượng khoảng 24 nghìn tấn, trị giá 45 nghìn USD chiếm 20,1% tổng trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam. Tiếp đến là Đài Loan, lượng chè xuất khẩu sang thị trường này đạt 22,4 nghìn tấn, trị giá 29,5 nghìn USD, tiếp theo là Nga, Trung Quốc, Inđônêxia, Mỹ…

Việt Nam có khoảng 300 cơ sở chế biến chè có công suất 900 nghìn tấn búp tươi/năm, trong đó có khoảng 31 nhà máy có quy mô sản xuất lớn 30 tấn búp

tươi/ngày chiếm 47% công suất chế biến; 103 nhà máy có quy mô vừa công suất chế biến 10 đến 28 tấn búp tươi/ ngày chiếm 43%; còn lại là cơ sở chế biến nhỏ công suất từ 3 đến 5 hoặc 6 tấn búp tươi/ngày và các hộ chế biến nhỏ lẻ chiếm khoảng 10% tổng công suất chế biến.

Hiện nay, Lâm Đồng vẫn là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước với 21,3 nghìn ha, tiếp đó là Thái Nguyên có 20,9 nghìn ha, Hà Giang 20,7 nghìn ha, Phú Thọ 18,3 nghìn ha, Yên Bái 12,2 ha. Năm 2018, tổng diện tích chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu ước đạt 6.183 ha. Trong đó, diện tích chè kinh doanh là 3.377 ha. Sản lượng chè búp tươi ước đạt 28.000 tấn. Lai Châu đã trồng mới được 1.154 ha chè,trong đó, chè giâm cành 970,2 ha và 184,5 ha chè trồng hạt. Năng suất chè cả nước bình quân đạt 86,3 tạ búp tươi/ha (Bộ NN và PTNT, 2018).

Với định hướng diện tích chè cả nước ổn định khoảng 140 nghìn ha, việc trồng mới và trồng thay thế hàng năm chủ yếu bằng các giống chè năng suất, chất lượng cao, trong đó cơ cấu giống chè chất lượng khá và chất lượng cao chiếm trên 50% diện tích, sản xuất chè theo hướng an toàn.

Hằng năm, các địa phương đã chủ động tuyên truyền, vận động tổ chức triển khai kế hoạch trồng chè đến các xã và người dân; chuẩn bị cây giống có chất lượng tốt, bảo đảm cung ứng kịp thời cho nhân dân; tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống, vật tư phân bón trong vùng nguyên liệu nhằm xây dựng vùng chè an toàn. Các chính sách hỗ trợ được triển khai kịp thời, hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Các doanh nghiệp thực hiện tốt việc quản lý, phát triển vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm chè búp tươi ổn định theo hợp đồng, tạo niềm tin cho các gia đình mở rộng diện tích trồng chè. Bên cạnh đó, dây chuyền thiết bị, công nghệ chế biến chưa đồng bộ, chủ yếu là chế biến chè xanh và bán sản phẩm thô, cho nên giá thấp, khó thúc đẩy sản xuất. Việc đăng ký chứng nhận duy trì và mở rộng diện tích sản xuất chè theo an toàn còn gặp nhiều khó khăn.

Đồng thời chú trọng tuyên truyền đến người dân lợi ích của việc trồng chè; thực hiện tốt liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tập huấn nâng cao năng lực của người dân trong sản xuất và tiếp cận thông tin thị trường. Các công ty, doanh nghiệp cần có kế hoạch quản lý, phát triển vùng nguyên liệu và thu mua nguyên liệu chè búp tươi cho nông dân; công khai giá bán, chia sẻ hài hòa lợi ích với người trồng chè; đầu tư nâng cấp dây chuyền chế biến sâu sản phẩm chè khô; thay đổi mẫu mã, bao bì đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng; tăng cường công tác quảng bá xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Đối với diện tích chè trồng mới, trồng lại, triệt để thực hiện quy trình thiết kế nương đồi, trồng cây che bóng, tăng cường phân bón lót an toàn trước khi trồng; đảm bảo 100% diện tích trồng mới, trồng lại được trồng bằng giống chè mới, nhân giống từ vườn cây đầu dòng. Từng bước mở rộng vùng nguyên liệu chế biến chè xanh sẵn có theo hướng trồng mới, trồng thay thế diện tích chè trung du giống cú bằng các giống chè chất lượng cao;

Đối với diện tích chè kinh doanh: Trồng bổ sung cây che bóng và che tủ chè bằng vật liệu tại chỗ để nâng cao độ phì cho đất. Sử dụng phân bón chuyên dùng, tăng cường sử dụng các loại phân an toàn, phân vi sinh, phân bón lá. Mở rộng diện tích sản xuất chè an toàn, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật an toàn tra sinh học. Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm,....

2.2.2. Phát triển sản xuất nông sản/chè an toàn ở một số địa phương

2.2.2.1. Kinh nghiệm của xã Minh Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Xí nghiệp chè Thanh Niên, địa chỉ: Minh Đài - Tân Sơn - Phú Thọ. Xí nghiệp chè Thanh Niên là xí nghiệp thuộc Công ty chè Phú Đa, có tổng diện tích chè sản xuất là 429 ha, gồm 12 đội sản xuất với 613 hộ sản xuất, có 01 nhà máy sản xuất chè đen, công suất 60 tấn chè/ngày. Nguyên tắc quản lý và sử dụng thuốc BVTV: Trên cơ sở cán bộ phụ trách nông nghiệp điều tra phát hiện sâu bệnh hại trên chè, các đội sản xuất đăng ký thuốc BVTV cho xí nghiệp và các xí nghiệp đăng ký trực tiếp với Công ty chè Phú Đa. Thuốc BVTV nhận về được tập trung tại kho đội 4 của xí nghiệp. Xí nghiệp sản xuất nhiềusản phẩm chè đen và sản lượng chè đen sản xuất ra mỗi năm khoảng 1000-1500 tấn/năm. Do là một xí nghiệp thuộc công ty chè Phú Đa nên sản phẩm chè đen do xí nghiệp sản xuất ra đều được xuất về công ty để tiêu thụ.

2.2.2.2. Kinh nghiệm của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Công ty chè Mộc Châu tiền thân là nông trường Mộc Châu. Năm 2018, sản lượng chè búp tươi của huyện đạt 25.303 tấn. Để đạt kết quả trên huyện Mộc Châu đã chỉ đạo các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chế biến chè quy hoạch vùng nguyên liệu, trồng thay thế những giống chè cũ năng suất, chất lượng thấp bằng những giống chè mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao như: Trà Ô Long Kim Tuyên của Công ty Cổ phần Chè Cờ Đỏ, Trà Ô Long Thanh Tâm của Doanh nghiệp tư nhân Mộc Sương, Chè Vân Sơn của Công ty chè Mộc Châu. Cùng với đó, các công ty, doanh nghiệp sản xuất chè đã đầu tư dây truyền, thiết bị ứng dụng công nghệ sản xuất chế biến chè tiên tiến hiện đại với công suất lớn.Ngoài ra, huyện cũng đã khuyến khích người dân trồng chè tích cực cơ giới hóa, đưa các máy thu hái chè vào sản xuất và thực hiện liên kết 4 nhà

để phát triển nguồn nhiên liệu bền vững, đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho các công ty, doanh nghiệp chế biến chè tại địa phương.

Tính đến hết năm 2018, huyện Mộc Châu trồng mới 11 ha chè, nâng tổng diện tích trồng chè trên địa bàn huyện đạt 1.985 ha, trong đó có trên 248 ha chè được cấp giấy chứng nhận an toàn (Bích Liên, 2016). Cây chè đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện.

2.2.2.3. Kinh nghiệm sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên

Năm 2018 sản lượng chè búp tươi của tỉnh Thái Nguyên ước đạt 225 nghìn tấn, tăng 5% so với sản lượng năm 2017. Nguyên nhân tăng là do diện tích chè kinh doanh tăng hơn 4% so với năm trước. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng hơn 22 nghìn ha chè. Năm 2017, tỉnh Thái Nguyên đã có kế hoạch trồng mới, trồng lại khoảng 1.000 ha chè. Tổng số vốn hỗ trợ cho trồng mới, trồng lại chè của tỉnh là 7 tỷ đồng. Trong đó, đơn vị có kế hoạch trồng mới, trồng lại chè với diện tích lớn nhất là huyện Đại Từ: 324 ha; tiếp đến là các huyện Phú Lương, Định Hoá, Đồng Hỷ, mỗi địa phương sẽ trồng mới, trồng lại 160 ha; các địa phương còn lại, mỗi địa phương sẽ trồng mới, trồng lại từ 10 đến 80 ha chè (Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2017, 2018).

2.2.2.4. Kinh nghiệm của sản xuất chè của tỉnh Yên Bái

Chè Yên Bái được hình thành từ năm 1960, cho đến nay tổng diện tích hiện còn trên 11.000 ha, với khoảng trên 2 vạn hộ nông dân có thu nhập về chè. Sản xuất chè Yên Bái đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên trong bối cảnh chung của ngành chè Việt Nam, những năm qua sản xuất kinh doanh chè Yên Bái đã đối mặt với những khó khăn bất cập đó là: năng suất chè búp tươi thấp, chất lượng và loại sản phẩm chè chế biến mới chỉ phù hợp với một số thị hiếu tiêu dùng truyền thống, chưa đa dạng để phù hợp với các yêu cầu cao và thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng, công suất các cơ sở chế biến còn vượt quá khả năng cung cấp nguyên liệu.

Với diện tích trên 11.000 ha, giống chè tiến bộ kỹ thuật đạt trên 5.000 ha (chiếm 48% tổng diện tích), năng suất đạt trên 85,0 tạ/ha. Sản lượng chè búp tươi bình quân hàng năm đạt trên 87.000 tấn, nhưng giá trị sản phẩm chè tươi mới đạt gần 300 tỷ đồng. Hiện tại toàn tỉnh có hơn 100 doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở chế biến chè với công suất chế biến trên 1 nghìn tấn chè búp tươi/ngày. Cơ cấu sản phẩm chế biến chủ yếu là chè đen chiếm 85%, chè xanh 15% (Cục thống kê tỉnh Yên Bái, 2018).

Từ những vấn đề trên, đang đặt ra cho tỉnh Yên Bái cần có những bước bứt phá trong sản xuất kinh doanh chè trên tất cả các nội dung: Từ sản xuất nguyên liệu chè búp tươi đến chế biến, bảo quản, xúc tiến thương mại và tạo dựng thương hiệu, nhằm đưa ngành sản xuất chè tiến lên một bước mới: bền vững, chất lượng và hiệu quả.

2.2.2.5. Kinh nghiệm của sản xuất chè của huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh

Huyện Hương Sơn phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn an toàn thì đang trong quá trình thực hiện. Huyện đã quy hoạch vùng trồng chè tập trung, phục vụ cho sản xuất và nâng cao hiệu quả. Hơn nữa, đã đẩy mạnh sản xuất chè và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn an toàn, các hộ nông dân liên kết với Xí nghiệp chè Tây Sơn và Tổng đội Thanh niên xung phong xây dựng vùng kinh tế mới Tây Sơn theo chuỗi giá trị để phát triển bền vững. Theo đó, công ty cung cấp giống và hỗ trợ một phần kinh phí, hỗ trợ một phần kinh phí mua phân bón, vật tư; hướng dẫn chỉ đạo toàn bộ quy trình kỹ thuật, quản lý quy trình sản xuất và thu mua sản phẩm theo giá thị trường cho bà con nông dân. Sản xuất theo an toàn để có sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tân Uyên

Bài học kinh nghiệm rút ra là: Một là: Đầu tư trang thiết bị máy cắt chè hiện đại với công suất lớn phục vụ cho việc thu hoạch chè; Hai là: Mở các lớp tập huấn các kỹ thuật sản xuất chè nguyên liêu đúng theo quy trình cho các hộ sản xuất chè nguyên liệu; Ba là: Các đội sản xuất tập huấn cho người người sản xuất chè theo tiêu chuẩn an toàn; Bốn là: Đẩy mạnh mối liên kết giữa các hộ nông dân trồng chè và các doanh nghiệp chế biến, đảm bảo giá cả đầu ra.

2.2.4. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu của Adesina and Zinnah, 1993; Shiferaw and Holden, 1998; Staal et al., 2002 cũng đã chỉ ra có mối quan hệ giữa biến đất đai và hành vi ra các quyết định áp dụng sản xuất an toàn.

Năm 2010 tác giả Ali and Abdulai đã chỉ ra các hoạt động khuyến nông đang phản ánh được hiệu quả của hệ thống khuyến nông trong thời gian gần đây.

Một số nghiên cứu của Kebede et al., 1990; Strauss et al., 1991 và Langyintuo và Mungoma năm 2008.Mô hình của họ đã đề cập đến vai trò của giáo dục, giới và kinh nghiệm tác động đến sự ra quyết định áp dụng sản xuất an toàn. Tuy nhiên, kết quả ước lượng là không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)