Thực trạng phát triển sản xuất chè theo chiều rộng trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 54 - 57)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Tân Uyên

4.1.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè theo chiều rộng trên địa bàn huyện

HUYỆN TÂN UYÊN

4.1.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè theo chiều rộng trên địa bàn huyện Tân Uyên Tân Uyên

Phát triển sản xuất chè của huyện Tân Uyên có nhiều tích cực. Năm 2017, tổng diện tích chè (gồm cả chè thường và chè an toàn) của huyện Tân Uyên đạt 1,403.9 ha tăng 7,2% so với năm 2016. Năm 2018 diện tích chè toàn huyện đạt 1,722.6 ha, tăng 22,7% so với năm 2017. Trong giai đoạn 2016-2018, bình quân diện tích chè tăng 14,7%. Sản lượng chè tăng bình quân là hơn 20% do một mặt là do diện tích chè tăng mạnh, mặt khác là do sự tăng lên của năng suất chè (Bảng 4.1a).

Bảng 4.1a. Thực trạng diện tích sản xuất chè kinh doanh của huyện Tân Uyên (2016-2018)

ĐVT: ha

STT Xã, thị trấn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tốc độ phát triển (%) 2017/2016 2018/2017 BQ Tổng toàn huyện 1.309,0 1.403,9 1.722,6 107,3 122,7 114,7 1 Phúc Khoa 261,8 287,5 320,5 109,8 111,5 110,6 2 Mường Khoa 130,9 137,1 169,3 104,7 123,5 113,7 3 TT Tân Uyên 301,1 306,6 366,1 101,8 119,4 110,3 4 Thân Thuộc 144,0 154,2 196,6 107,1 127,5 116,9 5 Trung Đồng 222,5 240,5 321,7 108,1 133,8 120,2 6 Pắc Ta 248,7 278,0 348,4 111,8 125,3 118,4 Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện Tân Uyên và tính toán của tác giả (2016, 2017, 2018)

Những năm qua sản xuất chè có xu hướng chuyển đổi mạnh sang hướng sản xuất chè an toàn. Năm 2016, diện tích chè an toàn của Tân Uyên chỉ khoảng 40% so với tổng diện tích chè, năm 2017 tỷ lệ này tăng lên thành 50% và năm 2018 tỷ lệ này tăng 55%. Điều đó cho thấy sự phát triển đúng đắn này là phù hợp với chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất chè nói riêng của huyện Tân Uyên, tạo ra sản phẩm ngày càng chất lượng, an toàn thực phẩm hơn để đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Sản lượng chè an toàn liên tục có sự biến động tăng, năm 2017 sản lượng chè búp tươi đạt 6,064 tấn tức là tăng 10,7% so với năm 2016. Năm 2018 sản lượng chè búp tươi đạt 7,765 tấn tăng 28% so với năm 2017. Như vậy, tốc độ phát triển bình quân về sản lượng qua 3 năm 2016-2018 tăng 19,1%. Việc sản lượng liên tục có sự biến động tăng như vậy, trước hết là do diện tích chè qua các năm luôn tăng (16%) kết hợp với năng suất qua các năm luôn tăng (2,7%) mà tạo thành (Bảng 4.1b).

Bảng 4.1b. Thực trạng sản xuất chè kinh doanh của huyện Tân Uyên (2016-2018)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tốc độ phát triển (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân Diện tích chè an toàn ha 589,1 631,8 792,4 107,2 125,4 116,0 Năng suất chè an toàn tấn/ ha 9,3 9,6 9,8 103,2 102,1 102,7 Sản lượng chè an toàn tấn 5.478,2 6.064,9 7.765,5 110,7 128,0 119,1 Diện tích chè thường ha 720,0 772,1 930,2 107,2 120,5 113,7 Năng suất chè thường tấn/ha 11,6 12,3 12,8 106,0 104,1 105,0 Sản lượng chè thường tấn 8.351,4 9.497,4 11.906, 6 113,7 125,4 119,4 Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện Tân Uyên và tính toán của tác giả (2016, 2017, 2018)

Năng suất chè của Tân Uyên qua 3 năm có sự biến động liên tục tăng (Bảng 4.1b). Cụ thể là năng suất bình quân năm 2017 đạt 12,3 tấn/ha, tăng khoảng 6% so với năm 2016. Đến năm 2018 năng suất chè bình quân đạt 12,8 tấn/ha, tăng khoảng 4,1% so với năm 2017. Như vậy, qua 3 năm tốc độ phát triển bình quân của năng suất chè của huyện vẫn tăng ở khoảng 5% năm. Lý do năng suất chè luôn tăng đều qua mấy năm trở lại đây vì cây chè đang trong giai đoạn phát triển. Hiện tại tuổi chè trên địa bàn huyện hầu hết đạt trên 10 năm, đây đang là giai đoạn cây chè phát triển mạnh, năng suất luôn đạt tốt nhất.

Bên cạnh đó sản lượng chè thường liên tục có tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2017 sản lượng chè búp tươi đạt 9,497 tấn tức là tăng 13,7% so với năm 2016. Năm 2018 sản lượng chè búp tươi đạt 11,906 tấn tăng 25,4% so với năm 2017. Như vậy, tốc độ phát triển bình quân về sản lượng qua 3 năm 2016-2018 tăng 19,4% (Bảng 4.1b).

Hơn nữa, Bảng 4.1b cũng cho biết thêm rằng năng suất chè an toàn thấp hơn năng suất chè thường. Bảng 4.2a cho biết thêm thực trạng về phát triển quy mô của sản xuất chè cành ở huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2018. Năm 2016, huyện Tân Uyên có 863.4 ha chè trong giai đoạn kinh doanh. Đến năm 2018, diện tích chè kinh doanh là 1,064.6 ha, tăng bình quân 15,4% giai đoạn này.

Bảng 4.2a. Thực trạng sản xuất chè cành giai đoạn kinh doanh của huyện Tân Uyên (2016-2018)

STT Xã, thị trấn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2017

Tốc độ phát triển (%) 17/16 17/18 BQ Tổng toàn huyện 798,5 863,4 1.064,6 108,1 123,3 115,4 1 Phúc Khoa 159,7 179,4 210,9 112,3 117,6 114,9 2 Mường Khoa 79,8 82,5 108,5 103,3 131,5 116,5 3 TT Tân Uyên 183,7 193,1 244,8 105,1 126,8 115,4 4 Thân Thuộc 87,8 94,3 117,2 107,4 124,3 115,5 5 Trung Đồng 135,7 148,7 170,9 109,5 114,9 112,2 6 Pắc Ta 151,7 165,4 212,3 109,0 128,4 118,2 Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện Tân Uyên và tính toán của tác giả (2016, 2017, 2018)

Bên cạnh đó, Bảng 4.2b cho biết thêm thực trạng về phát triển quy mô của sản xuất chè hạt ở huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2018. Năm 2016, huyện Tân Uyên có 510.5 ha chè hạt trong giai đoạn kinh doanh. Đến năm 2018, diện tích chè hạt giai đoạn kinh doanh là 658 ha, tăng bình quân 13,5% giai đoạn này.

Bảng 4.2b. Thực trạng sản xuất chè hạt giai đoạn kinh doanh của huyện Tân Uyên (2016-2018)

STT Xã, thị trấn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2017

Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ Tổng toàn huyện 510,5 540,5 658,0 105,9 121,7 113,5 1 Phúc Khoa 102,1 108,1 109,6 105,9 101,4 103,6 2 Mường Khoa 51,1 54,6 60,8 107,0 111,4 109,1 3 TT Tân Uyên 117,4 113,5 121,3 96,7 106,9 101,6 4 Thân Thuộc 56,2 59,9 79,4 106,7 132,6 118,9 5 Trung Đồng 86,8 91,8 150,8 105,8 164,3 131,8 6 Pắc Ta 97,0 112,6 136,1 116,1 120,9 118,4 Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện Tân Uyên và tính toán của tác giả (2016, 2017, 2018)

Mặc dù năng suất chè của huyện Tân Uyên có xu hướng tăng vànăng suất các giống chè không có sự khác biệt quá lớn. Tuy nhiên bảng 4.3b chỉ ra rằng, năng suất giống chè Kim Tuyên thấp hơn so với giống chè Shan và PH8. Giai đoạn 2016-2018, tốc độ phát triển bình quân về năng suất chè của giống chè PH8 tăng ở khoảng 8,5% mỗi năm, giống chè Shan tăng bình quân là 14,5% mỗi năm. Năng suất chè có xu hướng tăng đều qua mấy năm trở lại đây vì giá chè nguyên liệu ổn định, hộ sản xuất chè yên tâm đầu tư thâm canh tăng năng suất chè.

Bảng 4.3b. Thực trạng năng suất chè của huyện Tân Uyên(2016-2018)

ĐVT: tấn/ha Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ Phân theo giống chè

Shan 13,2 16,2 17,3 122,7 106,8 114,5

PH8 7,3 7,6 8,6 104,1 113,2 108,5

Kim Tuyên 6,5 7,8 8,5 120,0 109,0 114,3

Phân theo tuổi chè

Chè dưới 10 năm 11,3 11,3 11,4 100,0 100,9 100,4 Chè trên 10 năm 13,8 13,9 14,1 100,7 101,4 101,1 Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện Tân Uyên và tính toán của tác giả (2016, 2017, 2018)

Hơn nữa cây chè đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Hiện tại chè trên địa bàn huyện Tân Uyên hầu hết là chè trồng được trên 10 năm, đang là giai đoạn cây chè phát triển mạnh, năng suất luôn ổn định và đạt cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)