PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa vào các số liệu đã được phân tổ, được chia tách trong bảng biểu cụ thể để tìm ra nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó cần có những thay đổi cho phù hợp.
3.2.4.2. Phương pháp so sánh
Phân tích số liệu, so sánh các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau theo thời gian để phản ánh sự biến động của phát triển sản xuất chè qua các thời kỳ, so sánh theo hình thức sản xuất để phản ánh sự khác biệt giữa các hình thức sản xuất, so sánh giữa kết quả thực hiện với kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hoàn thành mục tiêu đã đề ra,…
3.2.4.3. Phương pháp phân tổ thống kê
- Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào 1 hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất.
- Ý nghĩa: Dùng phân tổ để chọn ra các đơn vị điều tra, phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê, phân tổ thống kê là cơ sở và là một phương pháp phân tích thống kê.
- Tác dụng: Nghiên cứu các loại hình kinh tế xã hội, nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể, nghiên cứu mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tiêu thức của hiện tượng.
3.2.4.4. Phương pháp mô hình kinh tế lượng
Chúng tôi xem xét việc lựa chọn sản xuất sản phẩm chè an toàn và chè thường của các hộ thông qua mô hình lựa chọn, được giới thiệu bởi Amemiya (1981) và Maddala (1991). Mô hình xác suất tuyến tính có thể mô phỏng như sau
,
= i i
i x
y (1)
với yi bằng 1 nếu ith ra quyết định lựa chọn thay thế đầu tiên và bằng 0 nếu i
th ra quyết định lựa chọn thay thế thứ hai; xi là ith dòng của np ma trận của hồi quy, i =1,..., n; là hệ số của các biến; và i là sai số ngẫu nhiên. Trong phân tích này, có 2 loại lựa chọn của hộ sản xuất mà chúng tôi xem xét là: (1) hộ sản xuất chè thường, (0) hộ sản xuất chè an toàn. Xác suất (Pr) của mỗi hộ sản xuất i là ngẫu nhiên rút ra từ tổng thể và có thể viết như sau
. ) ( exp 1 ) ( exp = ) | 0 ( i i i i y y x y Pr (2)
* Các biến được sử dụng trong mô hình:
- Giá chè nguyên liệu: Giá chè nguyên liệu bán ra (nghìn đồng/kg); - Đất đai: Diện tích đất hộ đang canh tác chè nguyên liệu (ha); - Lao động: Số lao động trong gia đình (người);
- Giới tính của chủ hộ: giới tính của chủ hộ (nam/nữ);
- Số năm đi học: Trình độ học vấn của người được quyết định trong gia đình (năm); - Kinh nghiệm: Số năm kinh nghiệm trồng chè của chủ hộ (năm);
- Dân tộc: Dân tộc của chủ hộ;
- Khuyến nông: Khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của chủ hộ: