Từ phía nội lực các hộsản xuất chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 81 - 85)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.3. Từ phía nội lực các hộsản xuất chè

Qua bảng 4.19a,b,c ta thấy, ở hình thức chè an toàn thì có mối liên hệ giữa trình độ giáo dục và hiệu quả kinh tế của sản xuất chè. Chúng tôi tiếp tục phân tổ theo hình thức sản xuất chè và trình độ học vấn của chủ hộ.

Đối với nhóm sản xuất chè an toàn thì học vấn càng cao thì GO từ chè càng cao, các hộ có học vấn tiểu học GO bình quân đạt trên 86,3 triệu đồng trong khi đó nhóm hộ có học vấn hết cấp 2 thì GO bình quân đạt trên 88,5 triệu đồng. Nhóm hộ có trình độ học vấn cấp 3 thì giá trị GO bình quân đạt trên 90,3 triệu đồng. Trong khi đó thì với các hộ sản xuất chè thường thì ngược lại, các hộ học hết cấp 1 đạt GO bình quân trên 81,1 triệu đồng, các nhóm hộ có học vấn cấp 2 thì GO bình quân đạt ở mức trên 85,2 triệu đồng. Nhóm hộ có trình độ học vấn cấp 3 thì giá trị GO bình quân đạt trên 89 triệu đồng. Lý do vì các hộ chỉ trồng chè với mục đích là không để đất trống nên họ cũng chưa thật sự chú trọng đến hoạt động sản xuất chè.

Bảng 4.19a. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè (tính bình quân trên 1 ha) chè (tính bình quân trên 1 ha)

Chỉ tiêu Chè an toàn (n=55) GO (trđ) Chè thường (n=65) GO (trđ) Tiểu học (cấp 1) 19 88,3 22 81,1 THCS (cấp 2) 21 89,5 28 85,2 PTTH (cấp 3) 20 92,4 15 89,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Mặt khác, đối với nhóm sản xuất chè an toàn thì học vấn càng cao thì VA từ chè càng cao, các hộ có học vấn tiểu học VA bình quân đạt trên 65,1 triệu đồng trong khi đó nhóm hộ có học vấn hết cấp 2 thì VA bình quân đạt trên 66,5 triệu đồng. Nhóm hộ có trình độ học vấn cấp 3 thì giá trị VA bình quân đạt trên 70,1 triệu đồng. Trong khi đó thì với các hộ sản xuất chè thường thì ngược lại, các hộ học hết cấp 1 đạt VA bình quân trên 64,2 triệu đồng, các nhóm hộ có học vấn cấp 2 thì VA bình quân đạt ở mức trên 65,2 triệu đồng và nhóm hộ có trình độ học vấn cấp 3 thì giá trị VA bình quân đạt trên 66,3 triệu đồng.

Bảng 4.19b. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè (tính bình quân trên 1 ha) chè (tính bình quân trên 1 ha)

Chỉ tiêu Chè an toàn (n=55) VA (trđ) Chè thường (n=65) VA (trđ) Tiểu học (cấp 1) 19 65,1 22 64,2 THCS (cấp 2) 21 66,5 28 65,2 PTTH (cấp 3) 20 70,1 15 66,3

Bên cạnh đó, khi tiếp tục phân tổ, phân tích yếu tố học vấn với hiệu quả kinh tế, chúng ta thấy đối với nhóm sản xuất chè an toàn thì học vấn càng cao thì MI từ chè càng cao, các hộ có học vấn tiểu học MI bình quân đạt trên 46,3 triệu đồng trong khi đó nhóm hộ có học vấn hết cấp 2 thì MI bình quân đạt trên 47,1 triệu đồng và nhóm hộ có trình độ học vấn cấp 3 thì giá trị MI bình quân đạt trên 50,1 triệu đồng. Trong khi đó thì với các hộ sản xuất chè thường thì ngược lại, các hộ học hết cấp 1 đạt MI bình quân trên 46,1 triệu đồng, các nhóm hộ có học vấn cấp 2 thì MI bình quân đạt ở mức trên 48,3 triệu đồng và nhóm hộ có trình độ học vấn cấp 3 thì giá trị MI bình quân đạt trên 51,4 triệu đồng.

Bảng 4.19c. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè (tính bình quân trên 1 ha) chè (tính bình quân trên 1 ha)

Chỉ tiêu Chè an toàn (n=55) MI (trđ) Chè thường (n=65) MI (trđ) Tiểu học (cấp 1) 19 46,3 19 46,1 THCS (cấp 2) 21 47,1 21 48,3 PTTH (cấp 3) 20 50,1 20 51,4

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Bên cạnh đó, chúng tôi phân tổ thống kê dựa trên chỉ tiêu kinh nghiệm của chủ hộ để xem xét mức độ tác động đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè ở hộ.

Bảng 4.20a cho thấy có sự khác không lớn về kinh nghiệm trồng chè của các hộ đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè. Điều này có thể lý giải rằng với sự phát triển mạnh của công nghệ, truyền thông nên đa số các hộ đều tiếp cận được các thông tin về kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch chè. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây chính là số hộ có số năm kinh nghiệm trồng chè an toàn chiếm tỷ lệ cao hơn hộ trồng chè thường.

Đối với nhóm hộsản xuất chè an toàn các chủ hộ có kinh nghiệmtrồng chè 13-15 năm thì có GO bình quân đạt 90 triệu đồng trong khi đó nhóm chủ hộ có kinh nghiệm từ 16-18 năm thì GO bình quân đạt 91 triệu đồng vànhóm chủ hộ có kinh nghiệm từ 19-21 năm thì GO bình quân đạt trên 89 triệu đồng.

Bảng 4.20a. Ảnh hưởng của kinh nghiệm của chủ hộ đến hiệu quả kinh tế

sản xuất chè (tính bình quân trên 1 ha)

Số năm kinh nghiệm Chè an toàn (n=55) GO (trđ) Chè thường (n=65) GO (trđ) 13-15 năm 30 90,1 16 89,1 16-18 năm 14 91,1 18 90,1 19-21 năm 11 89,9 31 89,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Còn đối với nhóm hộ sản xuất chè thường các chủ hộ có kinh nghiệm trồng chè 13-15 năm thì có GO bình quân đạt 89 triệu đồng trong khi đó nhóm chủ hộ có kinh nghiệm từ 16-18 năm thì GO bình quân đạt 90 triệu đồng và nhóm chủ hộ có kinh nghiệm từ 19-21 năm thì GO bình quân cũng đạt trên 89 triệu đồng.

Khi xem xét đến chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp (MI) của hộ trồng chè, chúng tôi cũng nhận thấy không có sự khác biệt lớn giữa các nhóm hộ. Đối với nhóm hộ sản xuất chè an toàn các chủ hộ có kinh nghiệm trồng chè 13-15, 16-18 và 19-21 năm thì đều có mức MI bình quân đạt 49 triệu đồng. Đối với nhóm hộ sản xuất chè thường các chủ hộ có kinh nghiệm trồng chè khác nhau có mức MI bình quân khác nhau không đáng kể (Bảng 4.20b).

Bảng 4.20b. Ảnh hưởng của kinh nghiệm của chủ hộ đến hiệu quả kinh tế

sản xuất chè (tính bình quân trên 1 ha)

Số năm kinh nghiệm Chè an toàn (n=55) MI (trđ) Chè thường (n=65) MI (trđ) 13-15 năm 25 49,2 11 51,3 16-18 năm 9 49,1 13 50,8 19-21 năm 5 49,3 27 51,6

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Bên cạnh đó, chúng tôi phân tổ thống kê dựa trên chỉ tiêu tuổi của chủ hộ để xem xét mức độ tác động đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè ở hộ.

Qua bảng 4.21ata thấy, đối với nhóm hộ sản xuất chè an toàn thì các chủ hộ nằm ở nhóm tuổi 23-30 thì GO bình quân đạt gần 89 triệu đồng trong khi đó nhóm chủ hộ có tuổi từ 31-40 thì GO bình quân đạt 90 triệu đồng và nhóm tuổi từ 41-50 thì GO bình quân đạt khoảng92 triệu đồng.

Đối với nhóm hộ sản xuất chè thường thì các chủ hộ nằm ở nhóm tuổi 23- 30 thì GO bình quân chỉ đạt khoảng 86 triệu đồng trong khi đó nhóm chủ hộ có tuổi từ 31-40 thì GO bình quân đạt 90,1 triệu đồng và nhóm tuổi từ 41-50 thì GO bình quân đạt khoảng 90 triệu đồng.

Bảng 4.21a. Ảnh hưởng của tuổi chủ hộ đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè (tính bình quân trên 1 ha) (tính bình quân trên 1 ha) Chỉ tiêu Chè an toàn (n=55) GO (trđ) Chè thường (n=65) GO (trđ) Tuổi 20-30 24 89,1 11 86,1 Tuổi 31-40 18 90,3 28 90,1 Tuổi 41-50 13 92,7 26 90,8

Bảng 4.21b cho thấy, đối với nhóm hộ sản xuất chè an toàn thìnhóm chủ hộ có độ tuổi từ 31-40 là nhóm tạo ra MI nhất, bởi đây được xác định là độ tuổi tốt nhất. Vì vậy, giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất chè là cần để người trẻ tuổi tham gia quyết định việc trồng và chăm sóc chè.

Bảng 4.21b. Ảnh hưởng của tuổi chủ hộ đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè (tính bình quân trên 1 ha) (tính bình quân trên 1 ha) Chỉ tiêu Chè an toàn (n=55) MI (trđ) Chè thường (n=65) MI (trđ) Tuổi 20-30 24 49,2 11 46,5 Tuổi 31-40 18 50,2 28 49,3 Tuổi 41-50 13 49,7 26 52,6

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Còn đối với nhóm hộ sản xuất chè thường thì nhóm chủ hộ có độ tuổi từ 41-50 là nhóm tạo ra MI nhất, bởi đây được xác định là độ tuổi tốt nhất. Vì vậy, giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất chè là cần để người trung tuổi tham gia quyết định việc trồng và chăm sóc chè. Tuy nhiên, lao động trẻ luôn là đội ngũ lao động tiếp thu được nhiều khoa học kỹ thuật, không ngại khó khăn, luôn sẵn sàng với những cái mới. Do vậy cần kết hợp hài hòa giữa các nhóm tuổi với nhau, từ đó cây chè được chăm sóc tốt hơn, được áp dụng khoa học kỹ thuật nhanh hơn.

4.3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của hộ nông dân trong lựa chọn sản xuất chè an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)