Loại chi phí
Sản xuất an toàn (n=55) Sản xuất thường (n=65) Số lượng (kg) Giá (ngđ) Thành tiền (trđ) Số lượng (kg) Giá (ngđ) Thành tiền (trđ) 1. Phân bón 19,5 21,6
Phân bón hữu cơ 15.000 0,7 10,5 8.000 0,7 5,6 Phân bón vô cơ 900 10,0 9,0 1600 10,0 16,0
2. Thuốc bảo vệ thực vật 2,9 1,6 4,6 3,5
3. Công lao động thuê (c) 130 150 19,5 90 150 13,5
Tổng chi phí (IC) (1+2) 21,1 25,1 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)
Khác với sản xuất chè thường là người sản xuất sử dụng phân bón và thuốc BVTV theo cảm tính, dựa vào kinh nghiệm và quan sát. Nhóm hộ sản xuất chè thường có chi phí cho phân bón cao hơn so với nhóm hộ sản xuất chè an toàn bởi chi phí của phân bón vô cơ là khá lớn, chiếm khoảng 70% của chi phí phân bón, trong khi đó đối với nhóm hộ sản xuất chè an toàn thì chi phí giữa phân bón vô cơ và hữu cơ là khá cân bằng. Tuy nhiên chi phí công lao động đi thuê của nhóm hộ sản xuất chè an toàn lại cao hơn nhóm hộ trồng chè thường, chi phí cao hơn gấp gần 1,5 lần.
Do đó, tổng chi phí (IC) đối với mỗi ha sản xuất chè an toàn (21,1 triệu đồng) thấp hơn so với sản xuất chè thường (25,1 triệu đồng), mức chênh lệch là đáng kể nếu áp dụng hình thức sản xuất chè an toàn thì sẽ tiết kiệm khoảng 4 triệu đồng cho mỗi hecta.
Hơn nữa năng suất và sản lượng của chè an toàn luôn đảm bảo tính ổn định, tạo được nhiều việc làm cho người lao động hơn, do vậy việc khuyến khích người dân chuyển sang áp dụng an toàn là lựa chọn đúng đắn giúp ngành chè ở Tân Uyên phát triển bền vững hơn.
4.2.4. Tình hình tổ chức sản xuất chè của các hộ điều tra
a. Các hình thức tổ chức sản xuất
Những năm qua, dưới chủ trương của Đảng và nhà nước, của tỉnh Lai Châu.Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới
phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu đã cụ thể hóa thành chương trình hành động và nêu cao tầm quan trọng công tác tuyên truyền nội dung của Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển KTTT và các chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) tới cán bộ, đảng viên và thành viên HTX nông nghiệp.
Huyện Tân Uyên đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương củng cố, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Những năm trở lại đây ở huyện Tân Uyên, mô hình HTX có liên kết với các hộ dân ngày càng phổ biến, nhất là liên kết trong trồng chè. Như hợp xã tác Tân Tiến ở xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên liên kết trồng chè với nông hộ từ sản xuất, thu hái, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. HTX Tân Tiến thành lập từ năm 2006 và bắt đầu sản xuất chè năm 2011. Trong hợp đồng liên kết, HTX ứng phân bón, vật tư cho người dân trồng chè và chịu trách nhiệm tiêu thụ chè búp tươi theo giá thị trường; người dân phải chăm sóc chè, thu hái theo quy trình kỹ thuật HTX quy định. Hiện nay, HTX đã có thể chế biến với công suất đạt 24 tấn chè búp tươi/ngày, trung bình mỗi giờ sản xuất được 1 tấn chè khô. Tổng diện tích chè thuộc vùng liên kết của HTX là 175ha; thực hiện ký kết hợp đồng liên kết với 140 hộ dân. Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sangPakistan.
Đã hình thành HTX ở các lĩnh vực chuyên ngành như: thủy sản, chăn nuôi, lâm nghiệp, nông nghiệp tổng hợp. Đồng thời, thể hiện vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, hướng dẫn ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và được củng cố một bước về tổ chức, nâng cao năng lực nội tại, tích lũy đầu tư phát triển, đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu, lợi ích của thành viên.
Cùng với sự quan tâm của tỉnh, sự nỗ lực của ngành chức năng và các HTX, số lượng HTX liên kết với các thành phần kinh tế khác ngày càng tăng. Năm 2004 chưa có HTX nông nghiệp tham gia liên kết thì đến năm 2018 toàn tỉnh đã có 7 đơn vị thực hiện liên kết. Việc đầu tư, liên kết, liên doanh với các thành phần kinh tế khác, gắn sản xuất với tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm là một trong những mắt xích quan trọng giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp hiện nay. Đây cũng là xu thế tất yếu trong hoạt động của các HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành Nông nghiệp
của tỉnh vẫn phát triển với quy mô nhỏ, manh mún, đa phần sản xuất theo kiểu truyền thống thì sự liên kết lại càng cần thiết, nhất là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa.
Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, tăng cường chức năng quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp trong nông nghiệp, nông thôn, tích cực chuyển đổi mô hình hoạt động của các HTX theo Luật HTX năm 2012.Thực tế tại địa bàn nghiên cứu đang tồn tại các hình thức tố chức như: sản xuất theo nhóm hộ, tổ đội hợp tác, các hộ sản xuất theo quy trình của công ty chè. Các tổ hợp tác hoạt động sản xuất,kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, như: bảo vệ sản xuất, tu bổ giao thông, chuyển giao KHKT, bảo vệ thực vật, môi trường, cung ứng giống, phân bón... Hoạt động của các tổ hợp tác góp phần tạo việc làm cho các hộ, hỗ trợ nông dân làm một số khâu dịch vụ chính, thúc đẩy phát triển sản xuất chècủa địa phương.
Đất đai đã được giao đến từng hộ, các hộ chủ động sản xuất, đầu tư, thâm canh, liên kết, tiêu thụ theo ý của họ. Ngoài ra, những hộ sản xuất chè có quy mô sản xuất lớn có xu hướng tăng lên do quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất.