Lợi ích của các hình thức liên kết sản xuất của các hộ trồng chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 70 - 71)

Chỉ tiêu ĐVT

Liên kết với cơ sở chế biến, HTX

(n=54)

Không liên kết (n=66)

Giá bán bình quân Trđ/tấn 8,5 7,7

Giá trị sản xuất (GO) Trđ/ha 96,05 89,32 Chi phí trung gian (IC) Trđ/ha 24,15 25,10 Giá trị gia tăng (VA) Trđ/ha 71,90 64,22 Lao động đi thuê (C) Trđ/ha 17,50 17,50 Thu nhập hỗn hợp (MI) Trđ/ha 54,40 46,72

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Đối với nhóm hộ có liên kết dọc thì giá chè búp tươi bình quân luôn ổn định và ở mức cao hơn đối với nhóm hộ không tham gia liên kết (8,5 triệu đồng/tấn), mặc dù giá chè búp tươi của nhóm hộ không liên kết có những thời điểm cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ có liên kết, tuy nhiên giá không ổn định và giá trùng bình chỉ đạt 7,7 triệu đồng/tấn.

Do có liên kết dọc với các cơ sở chế biến và các HTX nên hộ được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bón phân đúng quy trình nên năng suất khá cao hơn, tuy nhiên nhóm hộ không liên kếtcũng đạt được năng suất cao bởi họ sử dụng nhiều phân bón vô cơ nhằm kích thích sự tăng trưởng của chồi, búp.

Mặc dù vậy giá trị sản xuất (GO) bình quân trên 1 ha của các hộ liên kết (96,05 triệu đồng) là cao hơn giá trị sản xuất (GO) của nhóm hộ không liên kết (89,32 triệu đồng), do giá chè búp tươi bình quân cao hơn nhóm hộ không liên kết.

Hơn nữa khi tham gia liên kết thì người sản xuất còn giảm thiểu các chi phí từ quá trình tái đầu tư cho sản xuất chè nên IC của nhóm hộ này thấp hơn so với nhóm hộ không tham gia liên kết. Do vậy, giá trị gia tăng (VA) của nhóm hộ liên kết (71,9 triệu đồng) cao hơn nhóm hộ không liên kết (khoảng 64,22 triệu đồng).Thu nhập hỗn hợp (MI) của nhóm hộ tham gia liên kết cao hơn nhóm hộ không tham gia liên kết.Nếu tham gia liên kết, họ có thể có thêm được gần 8 triệu đồng mỗi hecta.

4.2.5. Tình hình tiêu thụ chè của các hộ điều tra

Trong quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và của hộ nông dân nói riêng tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng, là vấn đề quyết định của cả quá trình sản xuất, giúp hộ yên tâm sản xuất, đầu tư khoa học kỹ thuật và thâm canh đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ. Bảng 4.13 chỉ ra rằng sản phẩm chè tiêu thụ ở địa bàn nghiên cứu là chè búp tươi nguyên liệu. Tồn tại hai hình thức tổ chức (cơ sở chế biến, hợp tác xã) sản xuất là: liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)