Phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất của các hộ trồng chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 72 - 73)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Thực trạng phát triển sản xuất chèan toàn của các hộ trên địa bàn huyện Tân

4.2.6. Phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất của các hộ trồng chè

Hiệu quả luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, hoạt động sản xuất chè cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Việc đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp phù hợp kích thích sự phát triển của sản xuất chè. Một điều dễ nhận thấy là hộ sản xuất chè antoàn có hiệu quả kinh tế cao hơn những hộ sản xuất chè thường. Giá bán chè an toàn ổn định nhưng không cao hơn so với giá bán chè thường (Bảng 4.14).

Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế sản xuất chè năm 2018 (tính bình quân 1ha)

Chỉ tiêu ĐVT Chè an toàn (n=55) (1) Chè thường (n=65) (2) So sánh (1)/(2)

Năng suất bình quân Tấn/ha 11,3 11,6 1,02 Giá bán bình quân Trđ/tấn 8,3 7,8 1,06 Giá trị sản xuất (GO) Trđ/ha 93,79 90,48 1,41 Chi phí trung gian (IC) Trđ/ha 23,60 23,30 1,01 Giá trị gia tăng (VA) Trđ/ha 70,19 67,18 1,05 Lao động thuê (C) Trđ/ha 19,50 13,50 1,44 Thu nhập hỗn hợp (MI) Trđ/ha 50,69 53,68 0,95

VA/IC Lần 2,97 2,88 1,71 GO/IC Lần 3,97 3,88 1,52 MI/IC Lần 2,15 2,30 0,89 VA/C Lần 3,59 4,96 0,72 GO/C Lần 4,93 6,69 0,74 MI/C Lần 2,59 3,97 0,65

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Ta thấy hiệu quả sản xuất chè trên một đơn vị diện tích của chèan toàn lớn hơn chè thường. Cụ thể: giá trị sản xuất (GO) trên 1 ha chè an toàn là 93,7 triệu đồng, cao hơn 1,41 lần so với hộ sản xuất chè thường; giá trị gia tăng (VA) trên 1 ha của hộ sản xuất chè an toàn là 70 triệu đồng/ha, cao hơn 1,05 lần so với hộ sản xuất chè thường. Sản xuất chè an toàn chi phí trung gian (IC) tương đương với chè thường. Tuy nhiên, công lao động đi thuê của chè an toàn là cao hơn chè thường, cao hơn 1,44 lần. Do đó thu nhập hỗn hợp MI của chè an toàn (50,6 triệu đồng) là thấp hơn chè thường (53,6 triệu đồng).

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (GO/IC) của hộ sản xuất chè an toàn cũng cao hơn hộ sản xuất chè thông thường. Cụ thể: nếu bỏ ra một đồng chi phí thì hộ

trồng chè an toàn thu về được 3,9 đồng, còn hộ sản xuất chè thường thu về được 3,8 đồng. Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên mức đầu tư (VA/IC) cho biết khi đầu tư thêm một đồng vào sản xuất chè thì giá trị tăng thêm ở nhóm hộ sản xuất an toàn là 2,9 đồng còn ở hộ sản xuất chè thông thường là 2,8 đồng. Tuy nhiên ở các nhóm hộ sản xuất chè an toàn thì chỉ tiêu MI/IC nhỏ hơn của chè thường, bởi thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ sản xuất chè an toàn thấp nhóm hộ sản xuất chè thường là 0.95 lần, mức chênh lệch là không đáng kể. Do sản xuất chè an toàn tốn nhiều công lao động hơn, nếu xét đến chỉ tiêu hiệu quả xã hội thì chè an toàn có hiệu quả xã hội tốt hơn bởi tạo được nhiều công lao động hơn so với sản xuất chè thường.

Qua phân tích kết quả ở bảng trên, để nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả của sản xuất chè nguyên liệu, các hộ nên áp dụng qui trình sản xuất chè an toàn. Mặc dù các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cho với 1 đơn vị lao động là thấp hơn so với sản xuất chè thường.

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN HUYỆN TÂN UYÊN, LAI CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)