Tình hình chung của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 61 - 62)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Thực trạng phát triển sản xuất chèan toàn của các hộ trên địa bàn huyện Tân

4.2.1. Tình hình chung của các hộ điều tra

Khảo sát 120 hộ trồng chè ở huyện Tân Uyên bao gồm cả hộ trồng chè theo hướng an toàn và những hộ trồng chè thường, một số thông tin về các hộ trồng chè được thể hiện ở Bảng 4.6.

Kết quả tổng hợp cho thấy, giới tính của chủ hộ thường là nam giới, các quyết định sản xuất của hộ vẫn phụ thuộc vào nam giới. Độ tuổi bình quân chủ hộ của cả hai hình thức sản xuất đều khoảng trên 40 tuổi. Hầu hết ở lứa tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ điều tra đã có sự am hiểu trong lĩnh vực trồng chè. Do vậy đây là một thuận lợi đáng kể, trong việc tiếp thu và ứng dụng các quy trình an toàn góp phần thúc đẩy việc kinh doanh và sản xuất chè trong mỗi hộ. Tuy nhiên ở nhóm sản xuất an toàn, tuổi trung bình của chủ hộ trẻ hơn nhóm sản xuất thường.

Ở các hộ trồng chè an toàn đều có trình độ nhất định, cơ bản đã học hết cấp 2 một số hộ còn được đào tạo qua trung cấp nghề cá biệt còn có một số hộ được đào tạo qua đại học, cao đẳng một số ít hộ được học hết cấp 1. Số năm đi học bình quân đạt trên 10 năm, trong đó nhóm hộ trồng chè thường chỉ là 7 năm. Do vậy, nhóm hộ trẻ hơn, có học vấn cao hơn sẽ nhận thức được tốt hơn vai trò của sản xuất an toàn.

Bảng 4.6. Khái quát tình hình chung của các hộ trồng chè (n=120)

Chỉ tiêu Sản xuất an toàn (n=55)

Sản xuất thường (n=65)

Số chủ hộ có giới tính là Nam (người) Số chủ hộ có giới tính là Nữ (người)

32 23

38 27 Tuổi bình quân của chủ hộ (năm) 40,2 49,5 Trình độ học vấn bình quân của chủ chộ (năm) 10,3 7,1 Chủ hộ là người dân tộc Thái

Chủ hộ là người dân tộc Kinh Chủ hộ là người dân tộc Mường

17 21 17 26 17 22

Trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu là người dân tộc Thái, Kinh và người Mường vì vậy phong tục tập quán không thể hiện sự khác biệt rõ ràng, trình độ học vấn theo đó tốt hơn so với dân tộc thiểu số. Đối với nhóm sản xuất chè an toàn thì nhóm người Kinh vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)