Các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 77 - 81)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.2. Các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội

Chất lượng lao động là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chè. Do đặc điểm sản xuất chè chủ yếu là đơn vị kinh tế hộ nên lao động rất đa dạng và thường gắn với nông nghiệp, nông thôn. Với tập quán lâu đời của người dân huyện Tân Uyên là trồng trọt nên người dân có thể nói nông dân ở địa bàn nghiên cứu có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh đó là tính bảo thủ của họ với sản xuất chè theo truyền thống, nhận thức về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thấp, cho nên một số hộ năng suất chất lượng của chè an toàn hiện nay không phù hợp với nhu cầu thị trường.

Bảng 4.17. Các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến sản xuất chè của các hộ

Chỉ tiêu Chè an toàn Tỷ lệ (%) thường Chè Tỷ lệ (%) Tổng số (n=120) Tỷ lệ (%)

Thiếu vốn 15 27,3 17 26,2 32 26,7

Giá chè nguyên

không ổn định 5 9,1 21 32,3 26 21,7 Lớp tập huấn kỹ

thuật chưa phù hợp 11 20,0 7 10,8 18 15,0 Thiếu lao động địa

phương 10 18,2 13 20,0 23 19,2

Thiếu kinh nghiệm 18 32,7 7 10,8 25 20,8 Thiếu thông tin về

thị trường 21 38,2 31 47,7 52 43,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Bảng 4.17 cho biết rằng đối với nhóm hộ sản xuất chè an toàn thì thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm và thiếu thông tin thị trườnglà những yếu tố chính mà nhóm hộ này gặp phải. Trong khi đó yếu tố thiếu vốn, giá chè nguyên liệu và thông tin thị trường là những yếu tố chính mà nhóm hộ này gặp phải.

Điều này cho thấy, yếu tố vốn vẫn là yếu tố quan trọng mà các hộ quan tâm, thiếu vốn vẫn xảy ra ở cả 2 hình thức và ở 1 số hộ quy mô còn nhỏ và chưa đủ vốn để tái đầu tư cho sản xuất chè. Tuy nhiên, đối với nhóm hộ sản xuất chè an toàn thì tỷ lệ người sản xuất cho rằng thiếu vốn (27,3%) là cao hơn so với những hộ sản xuất thường (26,2%).

Đối với yếu tố giá cả đầu ra, ở cả các hộ sản xuất chè an toàn đều cho rằng không gặp phải khó khăn (9,1%) ở giá cả đầu vào vì khi có tham gia hoạt động liên kết thì được cam kết cung ứng đầu vào ổn định cho người dân trồng chè. Ngược lại, đối với nhóm hộ sản xuất chè thường thì đây là yếu tố ảnh hưởng chính đến sản xuất chè của họ (32,3%).

Hoạt động tập huấn kỹ thuật, khuyến nông cấp địa phương chưa có nhiều những buổi tập huấn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tập huấn, học hỏi của người dân về kỹ thuật trồng chè. Ở nhóm hộ sản xuất chè an toàn thì gặp phải vấn đề này nhiều hơn đối với nhóm hộ sản xuất chè thường, có lẽ bởi lý do là những yêu cầu về kỹ thuật đối với canh tác chè an toàn là cao hơn.

Hơn nữa, ở cả 2 nhóm sản xuất đều cho rằng họ thiếu lao động sản xuất nông nghiệp nói chung và cho chè nói riêng. Ở nhóm sản xuất theo tiêu chuẩn an

toàn thì có tới 18,2% số hộ cho rằng thiếu lao động, còn ở nhóm sản xuất chè thường thì cũng tương đồng 20%. Ở cả 2 nhóm hộ này đều có ý kiến về việc thiếu thông tin về thị trường, mức độ đánh giá là khá tương đồng.

Khi xem xét đến các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của sản xuất chè, bằng phương pháp phân tổ thống kê, kết quả ở bảng 4.18a,b,c làm rõ điều này. Đối với yếu tốthiếu vốn thì GO bình quân đạt được là 90 triệu đồng đối với nhóm sản xuất chè an toàn và 89 triệu đồng đối với nhóm hộ sản xuất chè thường.

Bảng 4.18a. Các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến hiệu quả kinh tế của sản xuất chè (tính bình quân trên 1 ha)

Chỉ tiêu Chè an toàn (n=55) GO (trđ) Chè thường (n=65) GO (trđ) Thiếu vốn 8 90,3 9 89,8

Giá chè nguyên không ổn định 1 92,6 11 83,1 Lớp tập huấn kỹ thuật chưa phù hợp 6 89,3 4 85,2 Thiếu lao động địa phương 5 90,8 7 89,3

Thiếu kinh nghiệm 8 88,7 4 88,6

Thiếu thông tin về thị trường 11 86,9 16 85,8 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Đối với yếu tốgiá đầu ra thì thì GO bình quân đạt được là 92 triệu đồng đối với nhóm sản xuất chè an toàn và 83 triệu đồng đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Đối với yếu tố tập huấn kỹ thuật thì GO bình quân đạt được là 89 triệu đồng đối với nhóm sản xuất chè an toàn và 85 triệu đồng đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Đối với yếu tố thiếu lao động thì GO bình quân của họ đạt 90 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 89 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường. Hơn nữa, số lần tham gia và thời gian tập huấn kỹ thuật không phải là yếu tố có tác động lớn đến giá trị gia tăng của sản xuất chè, bởi đa số các hộ đều đã tham gia tập huấn, các lần tập huấn đều có nhiều các nội dung lặp lại.

Yếu tố thiếu kinh nghiệm và thông tin về thị trường có tác động mạnh đến hiệu quả sản xuất chè. Đối với yếu tố thiếu kinh thì GO bình quân của họ đạt 88 triệu đồng ở cả 2 nhóm sản xuất chè. Đối với yếu tố thiếu thông tin thị trường thì GO bình quân của họ đạt 86 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 85 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường.

Đối với yếu tố thiếu vốn thì VA bình quân đạt được là 70 triệu đồng đối với nhóm sản xuất chè an toàn và 66 triệu đồng đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Đối với yếu tố giá đầu ra thì thì VA bình quân đạt được là 69 triệu đồng đối với nhóm sản xuất chè an toàn và 65 triệu đồng đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Đối với yếu tố tập huấn kỹ thuật thì VA bình quân đạt được là 68 triệu đồng đối với nhóm sản xuất chè an toàn và 66 triệu đồng đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Đối với yếu tố thiếu lao động thì VA bình quân của họ đạt 69 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 67 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường.

Như phân tích ở trên, chúng ta thấy yếu tố thiếu kinh nghiệm và thông tin về thị trường có tác động mạnh đến hiệu quả sản xuất chè. Đối với yếu tố thiếu kinh thì VA bình quân của họ đạt 66 triệu đồng ở cả 2 nhóm sản xuất chè. Đối với yếu tố thiếu thông tin thị trường thì VA bình quân của họ đạt 66 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 65 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường.

Bảng 4.18b. Các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến hiệu quả kinh tế của sản

xuất chè (tính bình quân trên 1 ha)

Chỉ tiêu Chè an toàn (n=55) VA (trđ) Chè thường (n=65) VA (trđ) Thiếu vốn 8 70,1 9 66,8

Giá chè nguyên không ổn định 1 69,6 11 65,3 Lớp tập huấn kỹ thuật chưa phù hợp 6 68,1 4 66,3 Thiếu lao động địa phương 5 69,2 7 67,1

Thiếu kinh nghiệm 8 66,8 4 66,9

Thiếu thông tin về thị trường 11 65,9 16 65,2 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Đối với yếu tố thiếu vốn thì MI bình quân đạt được là 48 triệu đồng đối với nhóm sản xuất chè an toàn và 50 triệu đồng đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Đối với yếu tố giá đầu ra thì thì MI bình quân đạt được là 48 triệu đồng đối với nhóm sản xuất chè an toàn và 49 triệu đồng đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Đối với yếu tố tập huấn kỹ thuật thì MI bình quân đạt được là 49 triệu đồng đối với nhóm sản xuất chè an toàn và 50 triệu đồng đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Đối với yếu tố thiếu lao động thì MI bình quân của họ đạt 50 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 52 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường.

Cũng như đã phân tích ở trên, chúng ta thấy yếu tố thiếu kinh nghiệm và thông tin về thị trường có tác động mạnh đến hiệu quả sản xuất chè. Đối với yếu tố thiếu kinh thì MI bình quân của họ đạt 47 triệu đồng ở cả 2 nhóm sản xuất chè. Đối với yếu tố thiếu thông tin thị trường thì MI bình quân của họ đạt 46 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 47 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường.

Bảng 4.18c. Các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến hiệu quả kinh tế của sản

xuất chè (tính bình quân trên 1 ha)

Chỉ tiêu Chè an toàn (n=55) MI (trđ) Chè thường (n=65) MI (trđ) Thiếu vốn 8 48,3 9 50,3

Giá chè nguyên không ổn định 1 48,6 11 49,3 Lớp tập huấn kỹ thuật chưa phù hợp 6 49,6 4 50,1 Thiếu lao động địa phương 5 50,1 7 52,3

Thiếu kinh nghiệm 8 47,5 4 47,3

Thiếu thông tin về thị trường 11 46,7 16 47,8 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)