Nhóm yếu tố về tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 73 - 77)

Mỗi vùng địa lý có một lợi thế tuyệt đối khác nhau, yếu tố tự nhiên là một yếu tố bất định nhưng tự nhiên lại có sự ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng. Thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng không thuận lợi là yếu tố điển hình làm ảnh hưởng đến năng xuất sản phẩm nông nghiệp.

Ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu gây ra mưa đá, lũ, sạt lở, sói mòn đất gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân. Do đó ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế hộ gia đình, đầu tư cũng như mọi quá trình sản xuất. Không thể không ảnh hưởng tới sản lượng, năng suất chè cũng như chất lượng chè của huyện Tân Uyên.

Những năm qua, tác động của BĐKH kéo theo những hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn huyện Tân Uyên. Tình trạng hạn hán xảy ra thường xuyên hơn và vùng ảnh hưởng ngày càng rộng dẫn đến thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất. Tốc độ gió trung bình của Tân Uyên trước đây chỉ ở mức thấp nhưng mấy năm trở lại đây hiện tượng gió lốc xảy ra liên tục và gây hậu quả nghiêm trọng. Năm 2019, mưa đá, gió lốc xảy ra tại tại huyện Tân Uyên

đã làm ảnh hưởng đến hơn 700 ngôi nhà, trong đó có 10 nhà sập hoàn toàn, 10 nhà bị xiêu vẹo phải dựng lại, trên 20 hộ bị tốc mái hoàn toàn…

Các đợt rét đậm, rét hại cũng xuất hiện ngày một nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình trong năm lại tăng lên. Cường độ mưa lớn và thời gian mưa kéo dài hơn khiến cho các hiện tượng lũ quét, sạt lở đất ngày càng xuất hiện nhiều.Năm 2018, trên địa bàn huyện Tân Uyên đã xảy ra nhiều đợt mưa lớn, kèm theo gió lốc mạnh, gây ra lũ trên các sông, suối và sạt lở đất, gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu và nhà cửa của người dân, làm hư hỏng nghiêm trọng nhiều công trình, hạ tầng của tư nhân và Nhà nước.

Mưa lũ làm ngập úng; 12,54 ha chè trồng mới; 13,22 ha chè kinh doanh. Các suối Nậm Chăng, Nậm Cưởm, Suối Lĩnh, Phiêng Bay... cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thay đổi dòng chảy, phá vỡ bờ kè, sói mòn ảnh hưởng trực tiếp tới các khu dân cư và sản xuất.

Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, huyện đã triển khai thực hiện việc tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với BĐKH, đặc điểm sinh thái của vùng và địa phương; hướng dẫn người dân thay đổi khung thời vụ gieo trồng để tránh những đợt rét đậm, rét hại khi gieo cấy và mưa lũ khi thu hoạch; áp dụng quy trình sản xuất phù hợp, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại; thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh cây trồng và vật nuôi, hướng dẫn người dân chủ động phòng chống rét cho gia súc, gia cầm, hạn chế chăn thả, chủ động dự trữ thức ăn cho gia súc…

Bên cạnh đó, huyện Tân Uyên cũng tăng cường thực hiện việc thanh thải các lòng suối trên địa bàn huyện, đầu tư xây dựng kè suối nhằm bảo vệ khu dân cư và diện tích sản xuất của người dân 2 bên các dòng suối. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Quản lý, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn chi cho bảo vệ tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó sâu bệnh cũng là yếu tố rất quan trọng, thiên tai thường kéo theo là sâu bênh xuất hiện rất nhiều. Hơn nữa chè là cây lâu năm nên mầm bệnh ủ cũng rất lớn nhưng chè an toàn lại không được phép sử dụng thuốc BVTVhóa

học nên năng suất bị ảnh hưởng lớn. Cần có những biệp pháp sinh học, tập trung, định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng chè an toàn.

Hơn nữa, thổ nhưỡng địa hình là yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu. Để cây sinh trưởng tốt, có năng suất thì phải đạt yêu cầu: Đất tốt, nhiều mùn, có độ sâu và thoát nước. Địa hình ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và chất lượng chè. Chè trồng trên vùng đất cao sẽ có hương vị thơm và mùi vị tốt hơn vùng đất thấp, nhưng lại sinh trưởng kém hơn vùng đất thấp.

Bảng 4.15. Các yếu tố tự nhiên tác động đến sản xuất chè của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Chè an toàn (n=55) Cơ cấu (%) Chè thường (n=65) Cơ cấu (%) Tổng số (n=120) cấu (%)

Thời tiết khô hạn, rét

đậm, rét hại 15 38,5 21 41,2 36 40,0 Thổ nhưỡng, địa hình khó khăn (dốc, cằn, sỏi, đá) 14 35,9 19 37,2 33 36,7 Dịch bệnh nhiều, khó kiểm soát 10 25,6 11 21,6 21 23,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Qua bảng 4.15 cho thấy, khó khăn mà các hộ sản xuất chè thường gặp phải là khá tương đồng ở 2 loại nhóm hộ sản xuất chè thường và sản xuất chè an toàn. Đặc thù của huyện Tân Uyên, với diện tích đồi, núi dốc chiếm (80%), tuy nhiên khi khảo sát số liệu, kết quả cho thấy có tới 36,7% số hộ sản xuất chè đều có khó khăn là địa hình đồi dốc và thổ nhưỡng kém. Có khoảng 40% số hộ đánh giá là thời tiết, khí hậu cực đoan là điều kiện bất lợi đối với sản xuất chè ở cả 2 nhóm hộ sản xuất chè an toàn và chè thường.

Ngoài ra, dịch bệnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn, tuy nhiên ở các hộ trồng an toàn thì sẽ bị áp lực hơn bởi yếu tố nguồn lao động vì các hộ này phải tuân thủ theo những yêu cầu chặt chẽ của tiêu chuẩn, vì vậy không được phun thuốc BVTV quá nhiều điều này đồng nghĩa với việc người dân phải ở ngoài đồng nhiều hơn để chăm sóc chè, làm cỏ và phải làm thủ công để phòng tránh sâu bệnh mà không được sử dụng nhiều thuốc BVTV nên việc thiếu lao động là việc không thể tránh khỏi.

Bảng 4.16a. Các yếu tố tự nhiên tác động đến hiệu quả của sản xuất chè

(tính bình quân trên 1 ha)

Chỉ tiêu Chè an toàn VA (trđ) Chè thường VA (trđ)

Thời tiết khô hạn, rét đậm, rét hại 15 67,6 21 66,2 Thổ nhưỡng, địa hình khó khăn (dốc,

cằn, sỏi, đá) 14 70,2 19 67,3

Dịch bệnh nhiều, khó kiểm soát 10 69,5 11 67,5 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Khi xem xét đến các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới giá trị gia tăng (VA) của hoạt động sản xuất chè, phương pháp phân tổ thống kê giúp so sánh giá trị gia tăng bình quân giữa các nhóm hộ. Đối với yếu tốthời tiết cực đoan khô hạn, rét đậm, rét hại thì giá trị gia tăng (VA) bình quân đạt được khoảng 67 triệu đồng đối với nhóm sản xuất chè an toàn và 66 triệu đồng đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Đối với yếu tố thổ nhưỡng, địa hình thì VA bình quân của họ đạt khoảng 70 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 67 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường. Trong khi đó, với yếu tố dịch bệnh thì VA bình quân của họ đạt 69 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 67 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường (Bảng 4.16a).

Đối với nhóm hộ gặp phải thời tiết cực đoan khô hạn, rét đậm, rét hại thì giá trị sản xuất (GO) bình quân đạt được khoảng 89 triệu đồng đối với nhóm sản xuất chè an toàn và 86 triệu đồng đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Đối với yếu tố thổ nhưỡng, địa hình thì GO bình quân của họ đạt khoảng 90 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 89 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường. Trong khi đó, với yếu tố dịch bệnh thì VA bình quân của họ đạt 91 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 89 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường (Bảng 4.16b).

Bảng 4.16b. Các yếu tố tự nhiên tác động đến hiệu quả của sản xuất chè

(tính bình quân trên 1 ha)

Chỉ tiêu Chè an toàn GO (trđ) Chè thường GO (trđ)

Thời tiết khô hạn, rét đậm, rét hại 15 89,5 21 86,2 Thổ nhưỡng, địa hình khó khăn (dốc,

cằn, sỏi, đá) 14 90,1 19 89,1

Dịch bệnh nhiều, khó kiểm soát 10 91,3 11 89,7 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Đối với nhóm hộ gặp phải thời tiết cực đoan khô hạn, rét đậm, rét hại thì thu nhập hỗn hợp (MI) bình quân đạt được khoảng 45 triệu đồng đối với nhóm sản xuất chè an toàn và 50 triệu đồng đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Đối với yếu tố thổ nhưỡng, địa hình thì MI bình quân của họ đạt khoảng 49 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 52 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường. Trong khi đó, với yếu tố dịch bệnh thì MI bình quân của họ đạt 49 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 51 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường (Bảng 4.16c).

Bảng 4.16c. Các yếu tố tự nhiên tác động đến hiệu quả của sản xuất chè (tính

bình quân trên 1 ha)

Chỉ tiêu Chè an toàn MI (trđ) Chè thường MI (trđ)

Thời tiết khô hạn, rét đậm, rét hại 15 45,1 21 50,3 Thổ nhưỡng, địa hình khó khăn (dốc,

cằn, sỏi, đá) 14 49,6 19 52,3

Dịch bệnh nhiều, khó kiểm soát 10 49,8 11 51,9 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Qua đó ta thấy, trong các yếu tố tự nhiên tác động đến sản xuất chè của hộ thì các yếu tố địa hình, sự khô hạn là yếu tố khó khăn nhất bởi đây là yếu tố thuộc về điều kiện thiên nhiên khó khắc phục. Các yếu tố khác như sâu bệnh hoặc đất đai kém mầu mỡ thì có thể khắc phục được nếu dùng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm cải tạo đất và phòng ngừa dịch bệnh trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)