(tính bình quân trên 1 ha)
Chỉ tiêu Chè an toàn VA (trđ) Chè thường VA (trđ)
Thời tiết khô hạn, rét đậm, rét hại 15 67,6 21 66,2 Thổ nhưỡng, địa hình khó khăn (dốc,
cằn, sỏi, đá) 14 70,2 19 67,3
Dịch bệnh nhiều, khó kiểm soát 10 69,5 11 67,5 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)
Khi xem xét đến các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới giá trị gia tăng (VA) của hoạt động sản xuất chè, phương pháp phân tổ thống kê giúp so sánh giá trị gia tăng bình quân giữa các nhóm hộ. Đối với yếu tốthời tiết cực đoan khô hạn, rét đậm, rét hại thì giá trị gia tăng (VA) bình quân đạt được khoảng 67 triệu đồng đối với nhóm sản xuất chè an toàn và 66 triệu đồng đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Đối với yếu tố thổ nhưỡng, địa hình thì VA bình quân của họ đạt khoảng 70 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 67 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường. Trong khi đó, với yếu tố dịch bệnh thì VA bình quân của họ đạt 69 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 67 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường (Bảng 4.16a).
Đối với nhóm hộ gặp phải thời tiết cực đoan khô hạn, rét đậm, rét hại thì giá trị sản xuất (GO) bình quân đạt được khoảng 89 triệu đồng đối với nhóm sản xuất chè an toàn và 86 triệu đồng đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Đối với yếu tố thổ nhưỡng, địa hình thì GO bình quân của họ đạt khoảng 90 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 89 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường. Trong khi đó, với yếu tố dịch bệnh thì VA bình quân của họ đạt 91 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 89 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường (Bảng 4.16b).
Bảng 4.16b. Các yếu tố tự nhiên tác động đến hiệu quả của sản xuất chè
(tính bình quân trên 1 ha)
Chỉ tiêu Chè an toàn GO (trđ) Chè thường GO (trđ)
Thời tiết khô hạn, rét đậm, rét hại 15 89,5 21 86,2 Thổ nhưỡng, địa hình khó khăn (dốc,
cằn, sỏi, đá) 14 90,1 19 89,1
Dịch bệnh nhiều, khó kiểm soát 10 91,3 11 89,7 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)
Đối với nhóm hộ gặp phải thời tiết cực đoan khô hạn, rét đậm, rét hại thì thu nhập hỗn hợp (MI) bình quân đạt được khoảng 45 triệu đồng đối với nhóm sản xuất chè an toàn và 50 triệu đồng đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Đối với yếu tố thổ nhưỡng, địa hình thì MI bình quân của họ đạt khoảng 49 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 52 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường. Trong khi đó, với yếu tố dịch bệnh thì MI bình quân của họ đạt 49 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè an toàn và 51 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường (Bảng 4.16c).
Bảng 4.16c. Các yếu tố tự nhiên tác động đến hiệu quả của sản xuất chè (tính
bình quân trên 1 ha)
Chỉ tiêu Chè an toàn MI (trđ) Chè thường MI (trđ)
Thời tiết khô hạn, rét đậm, rét hại 15 45,1 21 50,3 Thổ nhưỡng, địa hình khó khăn (dốc,
cằn, sỏi, đá) 14 49,6 19 52,3
Dịch bệnh nhiều, khó kiểm soát 10 49,8 11 51,9 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)
Qua đó ta thấy, trong các yếu tố tự nhiên tác động đến sản xuất chè của hộ thì các yếu tố địa hình, sự khô hạn là yếu tố khó khăn nhất bởi đây là yếu tố thuộc về điều kiện thiên nhiên khó khắc phục. Các yếu tố khác như sâu bệnh hoặc đất đai kém mầu mỡ thì có thể khắc phục được nếu dùng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm cải tạo đất và phòng ngừa dịch bệnh trong quá trình sản xuất.
4.3.2. Các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội
Chất lượng lao động là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chè. Do đặc điểm sản xuất chè chủ yếu là đơn vị kinh tế hộ nên lao động rất đa dạng và thường gắn với nông nghiệp, nông thôn. Với tập quán lâu đời của người dân huyện Tân Uyên là trồng trọt nên người dân có thể nói nông dân ở địa bàn nghiên cứu có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó là tính bảo thủ của họ với sản xuất chè theo truyền thống, nhận thức về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thấp, cho nên một số hộ năng suất chất lượng của chè an toàn hiện nay không phù hợp với nhu cầu thị trường.