Tình hình tổ chức sản xuất chècủa các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 65 - 71)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Thực trạng phát triển sản xuất chèan toàn của các hộ trên địa bàn huyện Tân

4.2.4. Tình hình tổ chức sản xuất chècủa các hộ điều tra

a. Các hình thức tổ chức sản xuất

Những năm qua, dưới chủ trương của Đảng và nhà nước, của tỉnh Lai Châu.Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới

phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu đã cụ thể hóa thành chương trình hành động và nêu cao tầm quan trọng công tác tuyên truyền nội dung của Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển KTTT và các chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) tới cán bộ, đảng viên và thành viên HTX nông nghiệp.

Huyện Tân Uyên đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương củng cố, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Những năm trở lại đây ở huyện Tân Uyên, mô hình HTX có liên kết với các hộ dân ngày càng phổ biến, nhất là liên kết trong trồng chè. Như hợp xã tác Tân Tiến ở xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên liên kết trồng chè với nông hộ từ sản xuất, thu hái, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. HTX Tân Tiến thành lập từ năm 2006 và bắt đầu sản xuất chè năm 2011. Trong hợp đồng liên kết, HTX ứng phân bón, vật tư cho người dân trồng chè và chịu trách nhiệm tiêu thụ chè búp tươi theo giá thị trường; người dân phải chăm sóc chè, thu hái theo quy trình kỹ thuật HTX quy định. Hiện nay, HTX đã có thể chế biến với công suất đạt 24 tấn chè búp tươi/ngày, trung bình mỗi giờ sản xuất được 1 tấn chè khô. Tổng diện tích chè thuộc vùng liên kết của HTX là 175ha; thực hiện ký kết hợp đồng liên kết với 140 hộ dân. Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sangPakistan.

Đã hình thành HTX ở các lĩnh vực chuyên ngành như: thủy sản, chăn nuôi, lâm nghiệp, nông nghiệp tổng hợp. Đồng thời, thể hiện vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, hướng dẫn ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và được củng cố một bước về tổ chức, nâng cao năng lực nội tại, tích lũy đầu tư phát triển, đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu, lợi ích của thành viên.

Cùng với sự quan tâm của tỉnh, sự nỗ lực của ngành chức năng và các HTX, số lượng HTX liên kết với các thành phần kinh tế khác ngày càng tăng. Năm 2004 chưa có HTX nông nghiệp tham gia liên kết thì đến năm 2018 toàn tỉnh đã có 7 đơn vị thực hiện liên kết. Việc đầu tư, liên kết, liên doanh với các thành phần kinh tế khác, gắn sản xuất với tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm là một trong những mắt xích quan trọng giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp hiện nay. Đây cũng là xu thế tất yếu trong hoạt động của các HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành Nông nghiệp

của tỉnh vẫn phát triển với quy mô nhỏ, manh mún, đa phần sản xuất theo kiểu truyền thống thì sự liên kết lại càng cần thiết, nhất là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa.

Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, tăng cường chức năng quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp trong nông nghiệp, nông thôn, tích cực chuyển đổi mô hình hoạt động của các HTX theo Luật HTX năm 2012.Thực tế tại địa bàn nghiên cứu đang tồn tại các hình thức tố chức như: sản xuất theo nhóm hộ, tổ đội hợp tác, các hộ sản xuất theo quy trình của công ty chè. Các tổ hợp tác hoạt động sản xuất,kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, như: bảo vệ sản xuất, tu bổ giao thông, chuyển giao KHKT, bảo vệ thực vật, môi trường, cung ứng giống, phân bón... Hoạt động của các tổ hợp tác góp phần tạo việc làm cho các hộ, hỗ trợ nông dân làm một số khâu dịch vụ chính, thúc đẩy phát triển sản xuất chècủa địa phương.

Đất đai đã được giao đến từng hộ, các hộ chủ động sản xuất, đầu tư, thâm canh, liên kết, tiêu thụ theo ý của họ. Ngoài ra, những hộ sản xuất chè có quy mô sản xuất lớn có xu hướng tăng lên do quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất.

Bảng 4.10. Các hình thức tổ chức sản xuất của hộ điều tra

Diễn giải

Chè an toàn (n=55) Chè thường (n=65) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Tham gia nhóm sở thích (vay vốn, kỹ

thuật,...) 43/55 78,2 28/65 43,1

Tham ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm

với các doanh nghiệp, HTX 40/55 72,7 24/65 36,9

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019) Trong số liệu khảo sát từ 3 điểm nghiên cứu, có 55 hộ tham gia sản xuất chè an toàn và 65 hộ sản xuất chè thường. Bảng 4.10 cho biết các hình thức tổ chức sản xuất đang tồn tại trên địa bàn nghiên cứu. Đối với nhóm hộ sản xuất chè an toàn,có tới trên 78,2% số hộ tham gia các nhóm sở thích (vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật); 72,7% các hộ tham gia ký kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến chè trên và ngoài địa bàn huyện Tân Uyên.

Đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Có tới trên 43% số hộ tham gia các nhóm sở thích (vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật); 36% các hộ tham gia ký kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ chè trên và ngoài địa bàn huyện Tân Uyên.

Qua phân tích chúng ta thấy, các hình thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ ở địa bàn nghiên cứu là khá đa dạng, và ở cả 2 nhóm loại hình sản xuất chè thì cũng không có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên đối với nhóm hộ sản xuất chè an toàn, tỉ lệ hộ tham gia ký kết hợp đồng chế biến và tiêu thụ sản phẩm là khá cao, 72,7%, trong khi đó nhóm hộ trồng chè thường chỉ có khoảng 36,9% số hộ tham gia.

b. Liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX), KTTT từng bước đi vào cuộc sống, đặc biệt là các hộ gia đình ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Khu vực KTTT của tỉnh Lai Châu có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là các HTX nông nghiệp. Các HTX nông nghiệp theo mô hình cũ về cơ bản đã chuyển đổi; HTX yếu kém, tồn tại hình thức được giải thể. Số HTX nông nghiệp thành lập mới tăng nhanh qua từng năm, hình thức hoạt động có nhiều đổi mới, ngày càng hiệu quả, nội dung hoạt động từ chủ yếu là các dịch vụ kỹ thuật mở rộng sang dịch vụ tổng hợp.

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là một trong những khâu đột phá tái cơ cấu ngành Nông nghiệp hiện nay, nhằm tăng cường liên kết giữa người sản xuất và người tiêu thụ, tăng diện tích, sản lượng, khả năng cạnh tranh và nâng cao thu nhập cho người dân. Mô hình liên kết kinh tế đang được đề cập và quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân là mô hình liên kết kinh tế giữa một bên là doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản với nông dân là những người sản xuất và cung ứng nông sản nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm.

Cùng với phát triển sản xuất, công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch cần được quan tâm hơn. Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Tân Uyên nằm ở vị trí giữa 2 huyện có 2 chuỗi cung ứng sản phẩm chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap (Công ty Cổ phần Trà Than Uyên, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển chè Tam Đường).

Ngoài ra, khu vực còn có 116 hộ chế biến chè. Trên địa bàn khu vực dần dần hình thành liên kết giữa doanh nghiệp và hợp tác xã với người dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các hình thức liên kết dọc là giữa các người sản xuất với nhau hoặc giữa các hộ nông dân với hợp tác xã và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nhằm tạo ra lượng hàng hóa quy mô lớn và đồng đều về chất lượng và

mẫu mã cũng sẽ giúp cho người sản xuất có lượng sản phẩm hàng hóa lớn thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các thị trường tiêu thụ. Các hình thứ liên kết ngang thể hiện ở các mối liện hệ trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, quy trình, tiến bộ kỹ thuật mới, đổi công giữa các hộ sản xuất. Hình thức liên kết này sẽ giúp cho các hộ có nhiều kinh nghiệm sản xuất hơn, hạn chế được các rủi ro trong sản xuất.

Bảng 4.11. Các hình thức liên kết của các hộ sản xuất chè

Diễn giải Chè an toàn (n=55) Chè thường (n=65) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Liên kết dọc (liên kết với cơ sở chế

biến và tiêu thụ) 29/55 52,7 25/65 38,4 Liên kết ngang (giữa các hộ trồng

chè về đổi công thu hoạch) 25/55 45,5 26/65 40,0 Không liên kết (sản xuất độc lập) 14/55 25,4 16/65 25,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Trên địa bàn nghiên cứu, có 2 hình thức liên kết phổ biến đối với hoạt động sản xuất chè. Các hộ trồng chè thường lựa chọn các hình thức liên kết để liên kết với nhau trong sản xuất. Loại liên kết dọc là liên kết với cơ sở chế biến chè, khi các hộ tham gia trồng chè liên kết với các cơ sở chế biến thì sẽ trồng và chăm sóc theo quy trình của họ, vật tư đầu vào họ cung cấp theo đúng mùa vụ; lịch tưới, chăm bón hoàn toàn theo quy trình của họ.

Như vậy các cơ sở chế biến sẽ cam kết bao tiêu toàn bộ chè búp tươi của người dân với giá thị trường. Với hình thức liên kết này, người nông dân yên tâm sản xuất mà không lo bán chè búp tươi và vật tư đầu vào. Bảng 4.11 chỉ ra rằng, đối với nhóm hộ sản xuất chè an toàn thì có 52,7% số hộ tham gia hình thức liên kết dọc và 38,4% số hộ sản xuất chè thường tham hình thức liên kết này. Trong khi đó, có 45,5% số hộ sản xuất chè an toàn tham gia hình thức liên kết ngang và 40% số hộ sản xuất chè thường tham gia hình thức này. Bên cạnh đó, có 25,4% hộ sản xuất chè an toàn và 25% hộ sản xuất chè thường không tham gia hình thức liên kết nào.

Để phát triển chè bền vững, cần quan tâm nhiều hơn đến khoa học, công nghệ. Các cơ sở chế biến chè phải tạo được vùng nguyên liệu ổn định. Đặc biệt là doanh nghiệp, hợp tác xã phải tự tổ chức dịch vụ BVTV tập trung thay thế việc

sử dụng thuốc BVTV của các hộ nhận khoán và hộ nông dân trồng chè để kiểm soát được việc sử dụng liều lượng thuốc BVTV, tồn dư của các hoạt chất độc hại trong thuốc trên sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao năng suất, chất lượng chè. Kinh nghiệm ở Thái Nguyên cho thấy, các doanh nghiệp không áp dụng hình thức giảm phẩm cấp sản phẩm mà trả về các lô sản phẩm vi phạm quy định về cách ly và tồn dư thuốc BVTV trên sản phẩm.

Hiện nay hình thức tổ chức sản xuất theo hướng liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lại với nhau như tổ hợp tác, hợp tác xã, đồng thời liên kết với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ tạo thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Bảng 4.12 cho thấy được lợi ích của các hình thức liên kết dọc trong sản xuất của các hộ trồng chè ở địa bàn nghiên cứu.

Bảng 4.12. Lợi ích của các hình thức liên kết sản xuất của các hộ trồng chè

Chỉ tiêu ĐVT

Liên kết với cơ sở chế biến, HTX

(n=54)

Không liên kết (n=66)

Giá bán bình quân Trđ/tấn 8,5 7,7

Giá trị sản xuất (GO) Trđ/ha 96,05 89,32 Chi phí trung gian (IC) Trđ/ha 24,15 25,10 Giá trị gia tăng (VA) Trđ/ha 71,90 64,22 Lao động đi thuê (C) Trđ/ha 17,50 17,50 Thu nhập hỗn hợp (MI) Trđ/ha 54,40 46,72

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Đối với nhóm hộ có liên kết dọc thì giá chè búp tươi bình quân luôn ổn định và ở mức cao hơn đối với nhóm hộ không tham gia liên kết (8,5 triệu đồng/tấn), mặc dù giá chè búp tươi của nhóm hộ không liên kết có những thời điểm cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ có liên kết, tuy nhiên giá không ổn định và giá trùng bình chỉ đạt 7,7 triệu đồng/tấn.

Do có liên kết dọc với các cơ sở chế biến và các HTX nên hộ được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bón phân đúng quy trình nên năng suất khá cao hơn, tuy nhiên nhóm hộ không liên kếtcũng đạt được năng suất cao bởi họ sử dụng nhiều phân bón vô cơ nhằm kích thích sự tăng trưởng của chồi, búp.

Mặc dù vậy giá trị sản xuất (GO) bình quân trên 1 ha của các hộ liên kết (96,05 triệu đồng) là cao hơn giá trị sản xuất (GO) của nhóm hộ không liên kết (89,32 triệu đồng), do giá chè búp tươi bình quân cao hơn nhóm hộ không liên kết.

Hơn nữa khi tham gia liên kết thì người sản xuất còn giảm thiểu các chi phí từ quá trình tái đầu tư cho sản xuất chè nên IC của nhóm hộ này thấp hơn so với nhóm hộ không tham gia liên kết. Do vậy, giá trị gia tăng (VA) của nhóm hộ liên kết (71,9 triệu đồng) cao hơn nhóm hộ không liên kết (khoảng 64,22 triệu đồng).Thu nhập hỗn hợp (MI) của nhóm hộ tham gia liên kết cao hơn nhóm hộ không tham gia liên kết.Nếu tham gia liên kết, họ có thể có thêm được gần 8 triệu đồng mỗi hecta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)