Để ngành chè phát triển bền vững, ngày càng nâng cao được hiệu quả sản xuất và giá trị gia tăng.
Đề nghị Bộ Công Thương: Thông qua Đại diện thương mại tại các nước sản xuất, các nước nhập khẩu chè lớn, dự báo quan hệ cung - cầu chè thế giới trong từng thời kỳ để cùng Hiệp hội chè Việt Nam (Hiệp hội) định hướng cho các doanh nghiệp chè Việt Nam.Tổ chức điều tra nhu cầu tiêu thụ chè trong nước để định hướng phát triển thị trường nội địa cho các doanh nghiệp. Tổ chức các chợ nông sản tại biên giới các nước, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp chè xuất khẩu tiểu ngạch, nhưng kiểm soát được việc thanh toán tiền an toàn.
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT: Thông qua các tổ chức thuộc Bộ, xác định được lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái để quy hoạch phát triển chè: Giống chè, công nghệ canh tác, thu hái, chế biến, sản phẩm và định hướng thị trường chủ yếu.
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các sở Nông nghiệp và PTNT và sở Kế hoạch và sở Đầu tư tham mưu cho UBND các tỉnh có trồng chè rà soát để xác định lại một cách chuẩn xác vùng nguyên liệu cho từng cơ sở chế biến chè theo đúng Quy chuẩn kỹ thuật cơ sở chế biến chè theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật mà Quốc hội đã ban hành. Có giải pháp và lộ trình cụ thể triển khai việc thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và có chế tài bảo hộ cho các doanh nghiệp đầu tư cho nông dân trồng chè và bao tiêu sản phẩm khi triển khai thực hiện Quyết định.
Xây dựng và ban hành bổ sung Quy chuẩn cơ sở chế biến chè quy mô nhỏ (hộ gia đình và nhóm hộ) với các điều kiện tiên quyết là có vùng nguyên liệu, kiểm soát được chế độ canh tác, BVTV, thu hái chè tươi đảm bảo ATTP và nằm trong quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (tương tự Quy chuẩn kỹ thuật cơ sở chế biến chè mà Bộ đã ban hành theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật).
Có chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình trồng chè (giống, công nghệ canh tác, cơ giới hóa làm đất, thu hái, tưới tiêu, dạy nghề…) thông qua các doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu sản phẩm. Tạo điều kiện cho Ban chỉ đạo phát triển chè bền vững hoạt động thường xuyên và có nội dụng thiết thực. Chỉ đạo UBND các tỉnh trồng chè thành lập Ban chỉ đạo phát triển chè bền vững. Trong đó lãnh đạo UBND tỉnh làm trưởng ban, thành viên có sở Nông nghiệp & PTNT, sở Kế hoạch & Đầu tư và Sở Công Thương.
Đề nghị Bộ Tài Chính: Miễn thuế VAT cho chè như mặt hàng cà phê (theo văn bản Hiệp hội đã kiến nghị năm 2013). Miễn tiền thuê đất nông nghiệp cho các doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước khi đã chuyển sang cổ phần. Bố trí ngân sách hỗ trợ các doanh nghiệp, các HTX chè tổ chức bảo vệ thực vật tập trung, thay thế việc tự bảo vệ thực vật của các hộ gia đình nhận khoán và các hộ gia đình nông dân trồng chè. Không đánh thuế các lô
chè bị nước ngoài trả lại, khi doanh nghiệp chứng minh và cam kết là không phân phối nội địa. Tạo cơ hội tốt nhất thông quan cho các doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch.