Thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 47 - 48)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Thu thập thông tin

3.2.2.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp

Nguồn thu thập thông tin thứ cấp được thu thập từ sách báo, tạp chí, khóa luận tốt nghiệp qua các năm. Các báo cáo tổng kết, thống kê của các xã và niên giám thống kê huyện Tân Uyên. Đặc biệt nguồn số liệu thứ cấp được tham khảo từ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội qua giai đoạn (2016-2018).

3.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ địa phương (xã, huyện) có liên quan tới hoạt động sản xuất chè của xã; đặc biệt là phỏng vấn sâu đối với các hộ sản xuất chè trên địa bàn các đơn vị hành chính theo mẫu phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn. Như vậy, thông tin sơ cấp được thu thập từ các nhóm đối tượng khảo sát có liên quan nhằm tập trung làm rõ thực trạng và xu hướng phát triển sản xuất chè theo chiều rộng và chiều sâu của huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu qua các năm.

* Đối tượng điều tra: khảo sát ngẫu nhiên 120 hộ sản xuất chè ở các điểm nghiên cứu. Số liệu được thu thập thông qua các phương pháp như: Điều tra trực tiếp hoặc gián tiếp các hộ nông dân trồng chè, cán bộ đi thực tế ở địa phương.

* Thu thập số liệu: Điều tra bằng bảng hỏi, hệ thống các câu hỏi phỏng vấn được soạn thảo và điều tra thử để kiểm tra mức độ thu thập thông tin có thể và kiểm tra tính chính xác của thông tin thu thập. Các câu hỏi in sẵn tập trung vào việc thu thập các tư liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài.

Chọn hộ điều tra theo cách ngẫu nhiên, phân bố ở các xã tiêu biểu của huyện. Hiện tại trên địa bàn huyện có tổng số hộ là hơn 12.300 hộ trong đó khoảng 60% là các hộ sản xuất chè, do đó dung lượng mẫu tổng là 7.380 hộ. Với đề tài này, tác giả dự kiến mức sai số cho phép lớn nhất là 10%. Vậy số mẫu điều tra dự kiến là:

=

× = 98,66

Trong đó: n: số mẫu cần khảo sát; N: Số mẫu của tổng thể; e: Sai số lớn nhất cho phép.

Theo công thức tính số mẫu trên, với mức sai số cho phép là 10%, tác giả cần khảo sát 99 hộ dân trồng chè trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, với mục đích tăng mức ý nghĩa thống kê và giảm mức sai số đến mức tối đa, tác giả khảo sát khoảng 120 hộ dân trồng chè trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)