Kiến của hộ điều tra về tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 77 - 79)

Chỉ tiêu QMN (n1=27) QMV (n2=45) QML (n3=18) Chung (N=90) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Nguồn cung cấp thức ăn

Tự chế biến 3 11,11 3 6,67 - - 6 6,67

Đại lý thức ăn 9 33,33 24 53,33 9 50,00 42 46,67

Chợ 15 55,56 21 46,67 12 66,67 48 53,33

Cảng cá 6 22,22 21 46,67 12 66,67 39 43,33

2. Mức độ thay đổi nguồn cung cấp thức ăn

Thường xuyên 6 22,22 3 6,67 3 16,67 12 13,33

Thỉnh thoảng 3 11,11 3 6,67 - - 6 6,67

Không thay đổi 18 66,67 39 86,67 15 83,33 72 80,00

3. Lý do thay đổi

Giá cả hợp lý 6 66,67 - - 3 100,00 9 50,00

Thuận tiện hơn 6 66,67 3 50,00 - - 9 50,00

Thức ăn tươi sống 3 33,33 3 50,00 3 100,00 9 50,00

4. Việc thay đổi ảnh hưởng đến NTTS của hộ

Tốt 12 44,44 3 6,67 6 33,33 21 23,33

Bình thường 15 55,56 42 93,33 12 66,67 69 76,67 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Tìm hiểu về tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi cho thấy, chủ yếu hộ

NTTS mua thức ăn chăn nuôi từ chợ (53,33%) và từ cảng cá (43,33%). Tại địa bàn nghiên cứu, thức ăn cho cá song, cá vược và cá hồng mỹ là cá nhỏ, do đó,

các hộ chủ yếu mua thức ăn từ chợ trên địa bàn hoặc từ các thuyền cá tại cảng

Diêm Điền. Đối vơi tôm, các hộ NTTS sử dụng ron và thức ăn công nghiệp, vì

vậy chỉ những hộ có nuôi tôm mới mua thức ăn từđại lý, tỷ lệ này là 46,67% số

hộđiều tra. Có 6/90 hộ (6,67%) có chế biến thức ăn cho thủy sản. Hoạt động chế

biến chủ yếu chỉ dừng lại ở việc băm nhỏ cả mồi trước khi cho ăn.

Trong vòng 3 năm trở lại đây, 80% hộđiều tra không thay đổi nguồn cung cấp thức ăn. Đa phần họ chọn mua từ những thuyền cá hoặc từ người bán quen biết hoặc có uy tín. Chí có 13,33% hộ thường xuyên thay đổi, 6,67% hộ thỉnh thoảng thay đổi nguồn cung cấp thức ăn cho thủy sản. Khi được hỏi lý do, những hộ này cho biết, thức ăn cho cá và tôm đòi hỏi cần tươi sống, do đó hằng ngày họ đều phải đi mua thức ăn chứ không thể tích trữ thức ăn qua ngày được. Do đó,

việc thay đổi nơi mua thức ăn tùy theo tình hình từng ngày nhằm mục đích đảm

bảo tính thuận tiện cũng như chọn được thức ăn tươi với giá cá hợp lý.

Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi được đánh giá là ảnh hưởng tốt tới NTTS của 23,33% số hộđiều tra. Trong khi đó 76,67% số hộđiều tra đánh giá ở

mức bình thường.

Như vậy, thức ăn cho NTTS tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu là thức ăn tươi được mua từ cảng cá hoặc chợ. Một số hộ nuôi tôm sẽ mua thức ăn công nghiệp từ đại lý. Thức ăn cho NTTS cần đảm bảo độ tươi sống do vậy được mua và sử

dụng trong ngày, hầu hết các hộ không thay đổi nơi mua thức ăn. Do đó, tuy

không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động NTTS nhưng ảnh hưởng tích cực của việc sử dụng thức ăn chăn nuôi đến hoạt động NTTS còn chưa rõ rệt

Từ số liệu trong bảng 4.14 có thể thấy các hộ NTTS trên địa bàn nghiên cứu cho ăn từ BQ từ 1 – 2 lần/ngày. Tôm thẻ chân trắng và tôm sú có tần suất

cho ăn BQ lần lượt là 2 lần/ngày và 1,65 lần/ngày; cao hơn so với các loài thủy sản khác. Cá vược, cá song, cá hồng mỹ chủ yếu được cho ăn 1 lần/ngày khi còn bé và 2 lần/ngày khi lớn. Tuy nhiên do thời gian nuôi kéo dài từ 12 – 18 tháng

nên vào mùa đồng, cá sẽkhông ăn trong vòng từ 2 – 3 tháng. Do đó, tính BQ tần suất cho ăn của các loài cá là thấp hơn so với tôm.

Đối với các nhóm quy mô, tần suất cho ăn cũng có sự khác biệt, hộ QMN có tần suất cho ăn nhiều hơn so với 2 nhóm còn lại; chủ yếu là do diện tích nuôi nhỏ, mật độ thảdày hơn, vì vậy hộ phải cho ăn nhiều lần hơn.

Khi so sánh với 3 năm trước, 90% số hộ cho rằng không thay đổi tần suất

cho ăn. Trong đó 100% hộ QML giữ nguyên tần suất cho ăn; hộ QMV có xu

hướng tăng tần suất cho ăn khi có 13,33% hộ áp dụng. Ngược lại, do tần suất cho

ăn hiện tại đang cao hơn 2 nhóm quy mô còn lại, 11,11% hộ QMN chọn giảm tần suất cho ăn.

Đánh giá về ảnh hưởng đến phát triển NTTS của hộ có 30/90 hộ tương

ứng với 33,33% đánh giá tần suất cho ăn mang lại ảnh hưởng tốt đến NTTS, đây

chủ yếu là những hộQMN, QMV có thay đổi trong tần suất cho ăn. Bên cạnh đó,

66,67% cho rằng ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến phát triển NTTS của hộ là

bình thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)