Nội dung nghiên cứu về phát triển nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 28 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản

2.1.4. Nội dung nghiên cứu về phát triển nuôi trồng thủy sản

Dựa trên cơ sở lý luận về tăng trưởng và phát triển thì phát triển ni trồng thủy sản được hiểu là q trình tăng về quy mơ và hồn thiện cơ cấu.

Sự phát triển ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ biểu hiện ở sự tăng trưởng về quy mô hay về số lượng mà còn thể hiện ở mặt chất lượng của sản xuất, đó là sản phẩm có chất lượng cao nhằm cải thiện dinh dưỡng cho người

dân. Phát triển nuôi trồng thủy sản nhanh nhưng phải bền vững, mang lại hiệu quả cao trong sự phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển NTTS có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.

2.1.4.1. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo chiều rộng

Phát triển NTTS theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng thuỷ sản ni trồng bằng cách mở rộng diện tích đất đai, mặt nước, tăng quy mô đàn với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ NTTS thấp kém, sử dụng những kỹ thuật sản xuất giản đơn, kết quả NTTS đạt được chủ yếu nhờ vào độ phì nhiêu đất đai, thuỷ vực và sự thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, hiệu quả sản xuất thấp (Nguyễn Việt Thắng, 2013).

Nghiên cứu phát triển NTTS theo chiều rộng tôi tiến hành nghiên cứu diện tích, năng suất, sản lượng thủy sản trên địa bàn nghiên cứu qua 3 năm cũng như diện tích canh tác, năng suất, sản lượng từng loại thủy sản của các hộ điều tra. Nghiên cứu sự biến động về diện tích, năng suất, sản lượng để đánh giá NTTS trên địa phương có sự phát triển khơng

2.1.4.2. Phát nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu

Phát triển NTTS theo chiều sâu là tăng sản lượng thuỷ sản dựa trên cơ sở đầu tư thêm vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng NTTS phù hợp với mỗi hình thức ni (Nguyễn Việt Thắng, 2013).

Như vậy, phát triển NTTS theo chiều sâu là làm tăng sản lượng và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm vốn, kỹ thuật và lao động. Từ đó ta thấy phát triển NTTS bao gồm sự gia tăng về quy mơ diện tích, năng suất và sản lượng ni trồng, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu giá trị sản phẩm và chủng loại thuỷ sản nuôi trồng theo hướng hiệu quả và bền vững.

Vì vậy phát triển NTTS phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác nhau, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu:

a. Thay đổi về chủng loại giống thủy sản

Giống là yếu tố tiền đề cho sự phát triển của chăn ni. Giống có vị trí quan trọng chi phối đến nhiều biện pháp kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Hiện nay các chủng loại giống thủy sản có xu hướng phát triển đa dạng và phong phú.

Con giống thủy sản có chất lượng tốt, được kiểm dịch trước khi đưa vào

thả thì sẽ có khả năng sống cao hơn, thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của thời tiết, có sức chống chịu với bệnh dịch tốt hơn nhiều so với những con giống

không được kiểm dịch, những lơ giống có tồn dư chất tăng trưởng cao, khi thả trong điều kiện tự nhiên sẽ dễ bị nhiễm bệnh dịch hơn các con giống khác và có khả năng dẫn tới tình trạng nhiễm bệnh hàng loạt và chết, gây tổn thất lớn cho nông dân, ảnh hưởng lớn tới sản lượng đầu ra thậm chí dẫn tới mất trắng, khiến cho nơng dân lâm vào tình trạng điêu đứng. Do đó chất lượng, chủng loại giống ảnh hưởng rất lớn tới năng suất nuôi trồng thủy sản và góp phần thúc đẩy phát triển ni trồng thủy sản.

b. Thay đổi quy trình ni trồng thủy sản

Ni trồng thủy sản hiện nay đang chuyển dần từ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh, thâm canh với quy mơ lớn về diện tích, tạo ra sản phẩm thủy sản tập trung, có giá trị kinh tế và xuất khẩu. Chính từ sự phát

triển mạnh của nghề nuôi trồng thủy sản cùng với diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu, mơi trường nước nhiều nơi bị ô nhiễm đã làm xuất hiện nhiều dịch bệnh. Vụ ni trồng thủy sản có thành cơng và thương phẩm có đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm hay khơng chỉ phụ thuộc vào chất lượng của các yếu tố đầu vào (giống, thức ăn chăn ni, thuốc thú y… ) mà cịn phụ thuộc vào việc am hiểu kiến thức chuyên môn và sự quản lý q trình ni tốt của bản thân người nuôi trồng thủy sản.

Nguồn nước sạch, khơng bị ơ nhiễm và lẫn các loại hóa chất nguy hại, các loại rác thải là điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản. Việc thu gom rác thải không chỉ được thực hiện tại các khu dân cư mà còn được thu gom xử lý

ở khu quy hoạch ni. Vì vậy, cơng tác giám sát dịch bệnh và thu mẫu thủy

sản thương phẩm định kỳ để phân tích và đánh giá chất lượng nước cũng như chất lượng nuôi trồng thủy sản thương phẩm trong các vùng nuôi trồng thủy sản được xác định là biện pháp quan trọng, là công cụ để Nhà nước quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản. Thông tin về kết quả sẽ được phản ánh kịp thời đến tận người dân đồng thời khuyến cáo giải pháp khắc phục khó khăn khi mơi trường có biến động bất thường và kiểm sốt tốt chất lượng ni trồng thủy sản trong q trình ni của người dân để đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng.

Trong bối cảnh đó, thay đổi quy trình ni cho phù hợp với điều kiện thực tế sẽ hướng tới sự phát triển của hoạt động nuôi trồng thủy sản.

c. Thay đổi cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản

Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế

của nuôi trồng thủy sản. Thực tế ở những vùng có đường giao thơng, thủy lợi, hệ thống thơng tin hạ tầng thuận lợi thì hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản sẽ được nâng cao hơn và ngược lại.

Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các hộ nuôi trồng thủy sản xác định phương thức và quy mô nuôi để xây dựng kiểu ao ni hợp lý. Bố trí và xây dựng hệ thống điện và cấp thốt nước để sử dụng cho các ao ni trồng thủy sản. Bên cạnh đó đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thơng thuận tiện cho việc đi lại vận chuyển các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm nuôi trồng thủy sản.

Như vậy, đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong cả vùng nuôi và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở từng cơ sở ni sẽ góp phần quan trọng tới phát triển ni trồng thủy sản của địa phương.

d. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản

Đối với nuôi trồng thủy sản liên kết được phân loại chủ yếu thành liên kết dọc và liên kết ngang.

Liên kết dọc: Sự tham gia kết nối, hợp tác giữa các bên như đầu vào – hộ

ni – đầu ra. Hình thức liên kết này đảm bảo cho một q trình thơng suốt từ thuốc thú ý, con giống, tiêu thụ sản phẩm rất hiệu quả. Các bên tham gia có trách nhiệm thực hiện và đảm bảo cho q trình thơng suốt.

Hình thức liên kết dọc giúp các hộ nuôi chắc chắn và yên tâm hơn trong q trình ni trồng cũng như nhận được sự giúp đỡ về giá đầu vào và thu mua sản phẩm.

Liên kết ngang: Là sự tham gia, hợp tác giữa các hộ nuôi trong vùng với nhau. Sự liên kết này góp phần gắn kết các hộ ni một cách bền chặt và mang lại lợi ích cho nhau. Hoạt động của hộ nuôi này lại ảnh hưởng đến hoạt dodọng của các hộ nuôi khác. Đồng thời, mối liên kết này cịn giúp các hộ ni giúp đỡ

nhau trong q trình sản xuất như góp vốn mua – sử dụng các thiết bị đắt tiền, hỗ

trợ con giống, thức ăn, trao đổi kinh nghiệm nuôi trồng.

Như vậy, với sản phẩm thủy sản mang tính tươi sống rất cao. Do đó, liên kết tốt giữa sản xuất và tiêu thụ sẽ góp phần phát triển ni trồng thủy sản

2.1.4.3. Kết quả và hiệu quả nuôi trồng thủy sản

Kết quả nuôi trồng thủy sản là những gì hộ nơng dân thu được sau một thời gian sản xuất kinh doanh. Đó là lượng sản phẩm, thu nhập mà hộ nuôi đạt được khi sử dụng các yếu tố đầu vào như đất đai, vốn, lao động… Ngồi những nhân tố nói trên, kết quả đạt được cịn phụ thuộc vào quy mơ sản xuất, phương thức sản xuất, kinh nghiệm nuôi của chủ hộ. Kết quả sản xuất được biểu hiện qua: Giá trị sản xuất, chi phí, thu nhập hỗn hợp, giá trị gia tăng.

Hiệu quả kinh tế trong ni trồng thủy sản chính là kết quảthu được trong

một chu kỳ sản xuất kinh doanh, so sánh kết quả của các hộ nuôi theo quy mô, phương thức sản xuất sẽ đánh giá được hiệu quả kinh tế mỗi hộ nuôi đạt được khi sử dụng các nguồn lực đầu vào trong quá trình sản xuất.

Như vậy, đánh giá kết quả và hiệu quả nuôi trồng thủy sản là thông số quan trọng để nhìn nhận tính kinh tế trong phát triển ni trồng thủy sản. Đồng thời, dựa trên kết quả và hiệu quả ni trồng thủy sản để có căn cứ đề xuất hướng phát triển trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)