Cơ sở thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 34)

2.2.1.1. Tại Quảng Ninh

Với 250km bờ biển, Quảng Ninh xác định thủy sản là ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều tiềm năng phát triển.

Năm 2017, Quảng Ninh đã đạt được các mục tiêu chủ yếu được nhà nước

tỉnh nói chung. Góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội của tỉnh. Cụ thể: Tổng sản lượng nuôi đạt 54.245 tấn,đạt 104,3%kế hoạch và bằng109% so với cùng kỳ.Toàn tỉnhđãthả4,7 tỷ con giống trên diện tích nuôi thủy sản là 20.645 ha, trong đódiện tíchmặn lợ 17.459 ha, ngọt 3.186 ha, lồng bè 9.663 ô lồng (diện tích

nuôi thâm canh là 3.605 ha, tăng 328 ha so với cùng kỳ). Trên địa bàn tỉnh có 18

cơ sởsản xuất giống thủy sản, đã sản xuất, cung ứngkhoảng 1,5 tỷ con giống, các đối tượng chủ yếu tập trunggồm tômthẻ chân trắng, cá biển, nhuyễn thể, cá nước ngọt… phục vụ nhu cầu nuôi trong tỉnh (Chu Văn Trí, 2017).

Tại thành phố Móng Cái, trong 30 vùng nuôi trồng thủy sản được quy

hoạch có tới 24 vùng dành cho nuôi tôm, tập trung với tổng diện tích 19.000ha.

Để thúc đẩy kinh tế thủy sản, địa phương này đã chọn con tôm thẻ chân trắng là đối tượng chủ lực trong nuôi trồng. Cùng với những chính sách ưu tiên của tỉnh và thành phố, các hộ dân nuôi trồng thủy sản ở Móng cái đã chủ động đầu tư

khoa học kỹ thuật, quản lý dịch bệnh để nuôi trồng hiệu quả. Từ nuôi tôm 1 vụ

đến nay nhiều hộ đã nuôi tôm 3 vụ, thu nhập từ 5 - 6 tỷ đồng/ha/năm.

Chị Đặng Thị Thanh – Thôn Bắc, xã Vạn Ninh, TP Móng Cái chia sẻ:

"Năm nay, khi triển khai các mô hình sạch của CP 3 sạch và đồng thời bảo vệ

môi trường tốt, giống tốt, chúng tôi đã có 1 vụ nuôi tương đối thành công. Đây cũng là năm sản lượng cao nhất và với 5 hồ tôm này gia đình tôi sẽ thu tối thiểu 20 tấn trở lên, lợi nhuận đem về sẽ có 700-800 triệu cho 1 hồ.

Ông Lê Ngọc Lưu – Phó Chủ tịch UBND TP Móng Cái cho biết: Xác định đây là 1 trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong lĩnh vực nông nghiệp của Móng Cái và phải khẳng định trong những năm vừa qua, trên địa bàn TP Móng Cái, đặc biệt các tổ chức cũng như hộ dân nuôi rất tốt. Năm 2017, tổng sản lượng thủy sản trên địa bàn TP Móng Cái đạt 18.890 tấn, riêng tôm nuôi 9.000 tấn và tăng 23,3% so với năm 2016.

Còn tại Vân Đồn nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, với 3.100ha nuôi trồng thủy sản, địa phương này đã hình thành 2 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung với 2 đối tượng chủ lực gồm nuôi nhuyễn thể và cá lồng bè (thả nuôi cá lồng bè 4.500 ô lồng) đã tạo điều kiện để người dân Vân Đồn yên tâm phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Lĩnh vực này đã và đang tạo việc làm ổn định cho 7.300 lao động địa phương và giúp nhiều hộ làm giàu.

Anh Lương Văn Quang – Thôn 9, xã Hạ Long, Vân Đồn cho biết: Nguồn

ngao này nuôi rất tốt nên những các hộ đều đang tập trung nuôi ngao. Ngao hiện đang là đối tượng làm giàu củangười dân nơi đây.

Theo ông Nguyễn Văn Thìn – Chủ tịch Hiệp hội và kinh doanh tu hài Vân Đồn, ở Vân Đồn, rất nhiều hộ từ hộ nghèo chuyển thành hộ khá và có thể là hộ rất giàu. Đặc biệt có những hộ thu nhập hàng năm lên tới vài tỷ đồng. Trong Hiệp hội hiện còn 387 hộ đang nuôi, huyện lên tới 7- 800 hộ.

Ông Tô Văn Hải – PCT UBND huyện Vân Đồn cho biết:Năm 2017 phải

nói rằng kinh tế biển nói chung, kinh tế thủy hải sản Vân Đồn nói riêng tương đối phát triển. Nhân dân tích cực trong việc nuôi trồng. Đặc biệt, huyện tích cực tháo gỡ khó khăn nguồn nguyên liệu cát xốp phục vụ cho nhân dân nuôi trồng. Huyện cũng đã đề xuất với tỉnh quy hoạch chi tiết vùng nuôi thủy sản trên địa bàn. Năm 2017, sản lượng thủy sản trên địa bàn huyện Vân Đồn đạt 23.602 tấn, trong đó khai thác 14.100 tấn, còn lại là nuôi trồng.

Năm 2017, cũng là năm ngành nông nghiệp Quảng Ninh tập trung thực hiện nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về “phát triển kinh tế thủy

sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” theo hướng chú trọng nuôitrồng các

đối tượng chủ lực cho hiệu quả kinh tế cao như tôm thẻ chân trắng, nhuyễn thể, cá biển, chuyển dịch cơ cấu giữa khai thác với nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm phát triển bền vững. Điều này cũng lý giải vì sao trong năm 2017, lĩnh vực thủy sản của Quảng Ninh có sự bứt phá mạnh đến thế với tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt trên 117 nghìn tấn.

Theo ông Nguyễn Hữu Giang – Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ninh,

thủy sản là 1 trong những lĩnh vực năm 2017 gặt hái được nhiều thành công nhất,

chiếmkhoảng 50% trong tổng ngành và lĩnh vực thủy sản đã tăng 7,5%, đặc biệt

nhất là nuôi trồng thủy sản. Năm 2017, vụ tôm của Quảng Ninh thắng lợi, nâng cao giá trị gia tăng và sản lượng trong nuôi thủy sản. Trong năm 2018, chúng tôi tập trung xây dựng các chuỗi gắn với tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo hàng hóa chất lượng, số lượng gắn với tiêu thụ, xuất khẩu tại chỗ phục vụ khách du lịch trong năm 2018 (Hải Hà, 2018).

Theo báo cáo của huyện Đầm Hà, tổng sản lượng thủy sản năm 2017 toàn huyện đạt 8.503 tấn, tăng 15,8% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 5.144 tấn, tăng 7,52% so với cùng kỳ. Riêng sản lượng tôm nuôi đạt 2.670 tấn, tăng 32,7% so với cùng kỳ.

Ông Trần Văn Huấn, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đầm Hà cho

biết: trong thời gian qua,huyện đã tập trung cho phát triển nghề nuôi trồng thủy

đầu tư nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó huyện đã triển khai thực hiện các quy hoạch

liên quan như: Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản huyện Đầm Hà đến năm

2020, định hướng 2030; quy hoạch chi tiết khu nuôi trồng thuỷ sản bãi triều xã Tân Bình; quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản an toàn; quy hoạch chi tiết phát triển vùng nuôi tôm tập trung tại xã Tân Lập và Tân Bình.

Từ những quy hoạch, huyện xây dựng hai vùng nuôi trồng thuỷ sản với quy mô lớn: Vùng nuôi tôm hàng hoá tập trung tại 4 xã Đại Bình, Tân Bình, Đầm Hà, Tân Lập với diện tích trên 300 ha; vùng nuôi nhuyễn thể hàng hoá tập trung xã Đại Bình, Tân Bình, Đầm Hà, Tân Lập với diện tích khoảng 500 ha. Năm 2017, huyện Đầm Hà thả nuôi 843,6 ha thủy sản các loại, trong đó diện tích nuôi tôm 405 ha, nhuyễn thể 246 ha; nuôi trong ao đầm, rào chắn 32,2 ha; nuôi cá nước ngọt 94,4 ha; nuôi cá biển 66 ha…

Để hạn chế tình hình dịch bệnhtrong nuôi trồng thủy sản, huyện Đầm Hà

đã phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan chuyên môn về thủy sản kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh và tập huấn khoa học kỹ thuật, khuyến cáo người nuôi các biện pháp kỹ thuật cần thiết để phòng chống dịch bệnh. Trong năm, qua kiểm tra, giám sát tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đã phát hiện 12 hộ nuôi có hiện tượng tôm chết với diện tích 4,34 ha và đã kịp thời cấp 1.600kg hóa chất để xử lý dịch bệnh.

Được biết, trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến

ngư tỉnh đã triển khai một số mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP tại Đầm Hà làm cơ sở để bà con nông dân học tập kinh nghiệm, mở rộng diện tích nuôi theo

hướng này. Để triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã

phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cho người

dân đang tham gia nuôi tôm chân trắng tại một số xã ven biển; đánh giá các mối nguy về an toàn dịch bệnh, ATVSTP; phương pháp ghi chép hồ sơ, nhật ký ao nuôi; đồng thời cung cấp các thông tin về hiện trạng, định hướng phát triển nuôi tôm chân trắng.

Các mô hình đã hướng người dân đến một phương thức nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuân thủ các quy trình kỹ thuật chặt chẽ từ khâu cải tạo ao, đến lựa chọn con giống, thức ăn và quy trình chăm sóc nhằm mục tiêu nuôi an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh, hạn chế sử dụng thuốc hoá chất (Hữu Việt, 2017).

Phát triển nuôi trồng thủy sản tình Quảng Ninh các năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và của tỉnh nói chung, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian tới, ngành thủy sản Quảng Ninh cần tiếp tục

chỉ đạo các địa phương xây dựng quy hoạch chi tiết; trong đó, ưu tiên các vùng

đã định hướng nuôi trồng thủy sản tập trung và mặt biển nuôi trồng thủy sản; nhân rộng mô hình hỗ trợ áp dụng các quy phạm thực hành sản xuất tốt VietGAP, quy định cơ sở sản xuất an toàn thực phẩm; ban hành các chính sách

tiếp cận cụ thể đến từng vùng NTTS, từng đối tượng nuôi chủ lực để tập trung

nguồn lực, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cũng như nâng cao chất lượng nhân lực ngành NTTS; tăng cường hợp tác trong và ngoài nước, nhất là hợp tác nghề cá với các tỉnh, thành phố trong nước có nghề cá phát triển; hợp tác các viện nghiên cứu để hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao các đối tượng nuôi và công nghệ nuôi phù hợp.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và siết chặt quản lý các cơ sở sản xuất giống thủy sản, tránh tình trạng giống kém chất lượng, không rõ nguồn gốc lưu hành trên thị trường; phối hợp với các cơ quan chức năng hoàn thiện khung pháp lý về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, cơ sở vật chất các phòng khảo nghiệm, kiểm nghiệm để giám sát, kiểm soát tốt vật tư trong NTTS, nhất là các chế phẩm sinh học để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người NTTS và người sản xuất chân chính.

2.2.1.2. Tại Nam Định

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả

kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp

nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.

Huyện Nghĩa Hưng nằm giữa 2 con sông lớn là sông Ninh Cơ và sông Đáy, vì vậy rất thuận lợi cho việc phát triển cả nuôi thủy sản nước ngọt và mặn lợ. UBND huyện đã tích cực tạo điều kiện, khuyến khích người dân tham gia phát triển kinh tế thủy sản, thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ thâm canh của từng vùng, từng địa phương.

Đã có một số địa phương, đơn vị chủ động lập dự án chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản, góp phần chuyển dịch cơ

cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người lao động. Toàn huyện hiện có gần 3.000ha nuôi thủy sản với tổng sản lượng nuôi trung bình hằng năm đạt hơn 17 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng thủy sản nước ngọt đạt khoảng 6.000 tấn; sản lượng nuôi mặn lợ là hơn 11 nghìn tấn. Các đối tượng nuôi chủ yếu vẫn là ngao, tôm, cá bống bớp, là những đối tượng chủ lực cho sản lượng hằng năm cũng như hiệu quả nuôi ổn định và phát triển bền vững, cần được duy trì, phát huy trong những năm tới. Các vùng nuôi như Cồn Xanh, vùng nông trường Rạng Đông, vùng ven sông Ninh Cơ là những vùng nuôi tập trung đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần đáng kể trong cơ cấu kinh tế của huyện Nghĩa Hưng. Tại vùng nuôi nông trường Rạng Đông, trung bình hằng năm tổng sản lượng thủy sản thu được ước đạt 1.000 tấn. Hộ ông Nguyễn Lương Bằng có diện tích 2,5ha nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng nuôi nông trường Rạng Đông. Mỗi năm ông thu hoạch được trung bình 30 tấn tôm. Ông Bằng cho biết: “Để có

được những kết quả trên tôi luôn chú trọng thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật từ

công tác cải tạo ao đầm đến lịch thời vụ xuống giống, chăm sóc và đặc biệt luôn theo dõi tình hình dịch bệnh cũng như diễn biến môi trường nước từng giai đoạn sinh trưởng của con nuôi để có những biện pháp xử lý kịp thời”. Một số vùng chuyển đổi từ diện tích trồng lúa và làm muối kém hiệu quả sang nuôi thủy sản thuộc địa bàn các xã Nghĩa Bình, Nghĩa Lợi, Nghĩa Châu… cũng cho kết quả nuôi thủy sản cao. Hộ ông Nguyễn Văn Phúc, xã Nghĩa Bình là hộ nuôi cá diêu hồng điển hình. Theo ông Phúc đây là giống cá có khả năng thích ứng tốt với thay đổi thời tiết, chịu nóng, chịu lạnh tốt, ít nhiễm bệnh và tốc độ sinh trưởng nhanh. Do được địa phương thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn trao đổi

kinh nghiệm kỹ thuật nuôi giúp việc nuôi cá của người dân rất suôn sẻ và thuận

lợi. Đồng chí Khương Duy Thám, Phó trưởng Phòng NN và PTNT huyện Nghĩa Hưng đánh giá: “Hiện nay, tất cả các đối tượng thủy sản nuôi của huyện đều phát triển rất tốt. Chúng tôi thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh để kiểm tra tình hình vùng nuôi, nhất là tình hình dịch bệnh và diễn biến môi trường nước trong các thời điểm khác nhau để khuyến cáo kịp thời cho các hộ nuôi nắm bắt rõ vấn đề cũng như những phương hướng giải quyết khi xảy ra sự cố. Các chủ hộ nuôi đã chú trọng tìm hiểu và nắm bắt những tiến bộ kỹ thuật để vận dụng vào sản xuất, mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới phương thức, biện pháp canh tác con nuôi”. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, vẫn có tình trạng sử dụng thuốc phòng trị dịch bệnh thủy

sản của nhiều hộ dân còn tùy tiện, dùng thuốc không đúng chủng loại theo hướng dẫn chuyên môn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thuỷ sản cũng như môi trường nuôi… Để khắc phục tình trạng này nhằm bảo vệ uy tín chất lượng sản phẩm thủy sản của địa phương, khi phát hiện tình hình huyện đã có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn, tuyên truyền đến các hộ nuôi sử dụng các loại thuốc, chế phẩm sinh học nằm trong danh mục cho phép của Bộ NN và PTNT; thường

xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Với sự chỉ đạo, định hướng của tỉnh, huyện Nghĩa Hưng tiếp tục thực hiện khai thác tốt tiềm năng đất đai, phát triển toàn diện kinh tế thủy sản trên mọi lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác và chế biến dịch vụ. Tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, tăng cường phối hợp đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, ngư dân; hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng quy hoạch… Khuyến khích vận động xây dựng các tổ, đội tự quản vùng nuôi, hộ nuôi trồng thủy sản… nhằm mục đích tuyên truyền có hiệu quả hướng dẫn, chỉ đạo của Sở NN và PTNT cũng như của Phòng NN và PTNT huyện, giúp người nuôi có nhiều điều kiện trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau; tìm kiếm thị

trường tiêu thụ sảnphẩm…

Huyện Giao Thủy có 32 km bờ biển, 12.000 ha diện tích đất mặt nước ven biển đã khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương; tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)