Xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 107 - 112)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Thá

4.3.3. xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa

4.3.3.1. Giải pháp về giống thủy sản

Để cung cấp giống tốt, đảm bảo chất lượng và nguồn cung đủ phục vụ

nuôi tôm thẻ chân trắng cần phải thực hiên các giải pháp như sau:

Ký kết hợp đồng đối với các đơn vị có uy tín cung cấp giống đảm bảo chất

lượng phục vụ các vùng nuôi. Nên thành lập một cơ sở cung ứng giống chất

lượng và có thương hiệu cung cấp cho tồn bộ các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện, cơ sở này sẽ chịu sự giám sát và quản lý của nhà nước. Con giống khi nhập về sẽ phải qua kiểm định rồi mới giao đến tay người dân.

Bên cạnh đó, cần phát triển các cơ sở ươm giống ngay tại địa phương.

Những cơ sở này cần thực hiện đúng quy định quản lý giống của Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chịu sự giám sát thường xuyên của

Ngoài ra, cần nghiên cứu, tìm nguồn cung ứng uy tín và nhập về địa

phương một số loại thủy sản mới, có khả năng sức đề kháng và khảnăng chống chịu dịch bệnh tốt để giới thiệu đến các hộ nuôi. Giải pháp này nhằm mục đích đa dạng hóa lồi thủy sản nhằm giảm thiểu rủi ro cho hộ NTTS.

4.3.3.2. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng

Đối với giao thông: Hiện nay chất lượng hệ thống giao thông của vùng

ni trồng thủy sản cịn hạn chế, khơng đảm bảo cho giao thông đi lại và vận chuyển hàng hóa đặc biệt khi các hộ thu hoạch. Cần nâng cấp và bê tơng hóa các tuyến đường, mở rộng đường để xe tải loại nhỏ có thể vào khu ni thủy sản để thu mua dễ dàng, thuận tiện hơn.

Đối với hệ thống thủy lợi: Nghiên cứu thiết kế các đường dẫn nước xương cá để cấp nước đầy đủ tới từng hộ nuôi, chủ động bơm cấp và tiêu nước theo nhu cầu của vùng nuôi. Cần khuyến cáo các hộ nuôi xây dựng ao chứa lắng dùng để

trữ nước và xử lý nước trước khi cấp cho ao ni, diện tích ao chứa - lắng thường

chiếm khoảng 20-25% diện tích mặt nước cơ sở vùng ni. Ngồi ra, địa phương

cũng nên xem xét tu bổ và đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải từ nuôi trước khi thải ra mơi trường. Vùng ni phải có khu chứa bùn thải đảm bảo xử lý hết lượng bùn thải sau mỗi đợt nuôi.

4.3.3.3. Giải pháp khuyến ngư

Về công tác khuyến ngư cần tập trung nâng cao nhận thức và trình độ kỹ

thuật của chủ hộ thông qua tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và bồi dưỡng kiến thức quản lý; đồng thời tăng cường cung cấp truyền thông cho hộ dân về các tin tức cập nhật về NTTS.

Nâng cao nhận thức và trình độ kỹ thuật của chủ hộ:

Cần có chính sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho người thực hiện

nuôi một cách bài bản, xác định mơ hình ni hợp lý. Phải có chính sách rõ ràng

và được kiểm tra giám sát chặt chẽ để bảo đảm chất lượng người học. Nhưng để không hạn chế người học và cũng nhằm bảo đảm chất lượng đầu ra cho người học, các ngành chức năng chun mơn liên quan khi chiêu sinh có thể phân người học thành hai nhóm: nhóm đủ trình độ tiếp thu cả lý thuyết lẫn thực hành và nhóm trình độ có hạn, chỉ chú trọng đến thực hành ni, cịn lý thuyết chỉ là phụ.

Nội dung tập huấn cần phong phú và đa dạng hơn. Bên cạnh các kỹ thuật chung như: cải tạo ao trước mùa mưa lũ, chuẩn bị cho vụ nuôi năm sau; chất

lượng con giống phải qua kiểm dịch; mùa vụ thả nuôi; mật độ thả nuôi; chất lượng nước; quản lý đáy ao; quản lý mơi trường; phịng chống dịch bệnh; quản lý

cộng đồng; cần có các nội dung tập huấn kỹ thuật cho từng loại thủy sản tùy

thuộc vào nhu cầu và thực tế địa phương.

Người nuôi thủy sản cần nắm bắt được nguyên nhân, nguồn phát sinh dịch

bệnh, đồng thời chuyển giao các kỹ năng, chẩn đốn và cách phịng chống có

hiệu quả các loại dịch bệnh phổ biến trên thủy sản nuôi hiện nay. Nhất là cần phải giúp người dân hiểu rõ ý nghĩa của việc nuôi thủy sane “ba không”: không giấu bệnh, không xả nước thải khi chưa được xử lý và không thải xác con chết do

nhiễm bệnh ra ngồi mơi trường.

Địa phương cần xem xét thành lập các nhóm cộng đồng tự quản trong nuôi trồng thủy sản để người dân có thể tự quản lý lẫn nhau về mơi trường cũng như các hoạt động sản xuất khác trong q trình ni. Đồng thời khuyến cáo các hộ giảm mật độ thả trong các ao nuôi thâm canh để tạo mơi trường thơng thống cho cả tôm và cá, hạn chế lây lan dịch bệnh.

Phát huy và nhân rộng các kinh nghiệm, kỹ thuật chống dịch bệnh truyền

thống của người dân trong NTTS.

Thường xuyên trao đổi, hội thảo, phổ biến thông tin, xây dựng các mơ hình trình diễn. Kết hợp với chương trình tập huấn là cho người dân đi thăm quan

các mơ hình. Tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm các mơ hình tiên tiến.

Đối với thông tin truyền thông cho hộ dân:

Cần xây dựng mạng lưới khuyến ngư để cập nhật và trao đổi thông tin về kỹ thuật, công nghệ, quản lý, dịch bệnh đặc biệt trong nuôi xen ghép thủy sản.

Hỗ trợ phát hành các tờ tin nuôi trồng thủy sản, tạp chí thủy sản, các thơng tin chính thống và khoa học để đảm bảo người ni trồng thủy sản có thể nắm bắt kịp thời và đồng loạt.

Địa phương cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, cảnh báo người tham gia nuôi trong việc thực hiện các khuyến cáo của các nhà nghiên cứu. Phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm sốt và khắc phục hậu quả

thiên tai, sự cố môi trường biển; nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên,

nhân dân góp phần đem lại hiệu quả ngày càng cao đối với phát triển nuôi

Mặt khác, để thực hiện tốt các giải pháp khuyến ngư ở trên, cần nâng cao

năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến ngư địa phương thông qua:

Tăng cường bồi dưỡng để nâng cao khả năng truyền đạt, phổ biến kiến

thức, bồi dưỡng kỹ năng viết báo cáo cho cán bộ.

Tổ chức khóa học nâng cao kiến thức chun mơn cho cán bộ khuyến ngư Bên cạnh bồi dưỡng về lý thuyết cần tăng khả năng thực hành trong các khố học thơng quantham quan các mơ hình sản xuất tốt, giúp cán bộ có đủ khả

năng hướng dẫn sản xuất cho bà con nông dân.

Để nâng cao khả năng kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình sản xuất và

khả năng đề xuất phương án giải quyết.

Cán bộ khuyến ngư xã tăng cường thời gian xuống cơ sở nắm bắt tình

hình sản xuất để có đánh giá và đề xuất sát với diễn biến trong NTTS.

4.3.3.4. Giải pháp về thị trường và liên kết trong sản xuất và tiêu thụ

Tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để có thểđem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho NTTS tại địa phương.

Đối với liên kết ngang:

Giữa các hộ nên hình thành các tổ hợp tác, nhóm sở thích đối với các hộ

NTTS có điểm chung vềphương thức nuôi, con nuôi… nhằm giúp đỡ nhau cùng

phát triển. Việc tham gia vào các tổ nhóm này tạo điều kiện nhất định cho các hộ giao lưu học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau về mặt kinh nghiệm, phương thức, kỹ thuật

chăn ni, phát hiện và phịng trừ dịch bệnh nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất có thể, và bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất.

Đối vi liên kết dc:

Địa phương tìm cách liên kết chặt chẽ với các cửa hàng thu mua và chế

biến thủy sản, chợ đầu mối. Đặc biệt, các hộ cần tập trung mở rộng ký kết hợp

đồng cung cấp và tiêu thụ sản phẩm giữa những người nuôi và nhà tiêu thụ lớn

như siêu thụ, nhà máy.

Ngoài ra cần tạo mối liên kết giữa người nuôi, nhà quản lý, khoa học và doanh nghiệp, để bình ổn giá trao đổi thơng tin, từ đó giúp cho người ni nắm rõ thơng tin thị trường, giá, chủ động cung cấp hàng theo yêu cầu của thị trường.

Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất giống, thức ăn, để được hỗ trờ, tư vấn kỹ thuật, tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt.

Bên cạnh những giải pháp về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, để ổn định giá và thị trường đầu ra cho sản phẩm thủy sản, địa phương cần có một số biện pháp:

Khuyến khích các đơn vị, cá nhân thành lập các cơ sở chế biến dịch vụ với nhiều cấp độ và hình thức đa dạng để kinh doanh dịch vụ, cung ứng thu mua, chế biến sản phẩm thủy sản

Chú trọng công tác quảng bá sản phẩm, xây dựng các thương hiệu sản phẩm an toàn dịch bệnh, nhằm giảm thiểu, loại bỏ tâm lý e ngại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.Tạo sự uy tín về chất lượng sản phẩm trên thị trường. biến sự lo lắng, nghi ngại và những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng thành

cơ hội để phát triển.

Tăng cường công tác dự báo thị trường và cung cấp kịp thời thông tin thị trường cho các hộ NTTS bằng nhiều hình thức.

4.3.3.5. Giải pháp hỗ trợ vốn

Để giải quyết vấn đề thiếu vốn cho NTTS, địa phương cần có những biện

pháp đa dạng hóa các nguồn cung cấp tín dụng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ ni thông qua:

Địa phương cần nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách hỗ trợ vốn của Nhà nước và tổ chức phổ biến, triển khai tới người dân

Ưu tiên vốn tín dụng lãi suất thấp từ các quỹ xố đói giảm nghèo, từ ngân hàng chính sách cho các hộ tham gia phát triển nuôi trồng thủy sản

Lập quỹ hỗ trợ các hộ có điều kiện kinh tế khó khăn, đã bị thiệt hại nặng

Thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân như một kênh huy động vốn cho NTTS

ở địa phương.

Xây dựng các đề án cụ thể về NTTS để huy động vốn Ngân sách cũng như vốn từ khu vực tư nhân.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ5.1. KT LUN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)