Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 95 - 96)

4.2.1. Điều kiện tự nhiên

Trong 3 năm trở lại đây, sự xuất hiện của thiên tai cũng như các hiện

tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng không nhỏđến phát triển NTTS trên địa bàn huyện Thái Thuy. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thời gian thả giống, thời gian nuôi mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản và kết quả sản xuất của hộ

Điều kiện thời tiết thất thường ảnh hưởng đến thời điểm thả giống của hộ

nuôi. Hộ thường thả giống vào cuối tháng 4 – đầu tháng 5 khi thời tiết ổn định, nhiệt độ trên 200C để bắt đầu vụ nuôi mới. Tuy nhiên, việc thời tiết thất thường

kèm theo mưa phùn khiến nhiệt độ, độ mặn và độpH thay đổi sẽ dễ dẫn đến chết hàng loạt khi thả giống.

Hộp 4.1. Ảnh hưởng của thời tiết đến thả giống thủy sản

Thông thường cứ sau thanh minh là nhà tôi bắt đầu thả giống. Vậy mà mấy năm trởlại đây thời tiết thất thường, lúc mưa lúc nắng, nên thả tôm, cá giống thả xuống cũng sốc nhiệt mà chết”.

Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Nguyễn Thị Thủy, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh

Thái Bình ngày 03/02/2018

Bên cạnh đó, rét đậm, rét hại cũng xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng tới

chống rét như che bạt, phủ nilon chắn gió, đảm bảo bờ chắc ít rò rỉ nước, nhưng

do nhiệt độ xuống thấp dưới 100C nên nhiều diện tích NTTS của hộ bị chết rải rác, một số hộ còn bị chết hàng loạt. Cá chết gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ nuôi do không bán được, nếu bán thì cũng phải chịu mức giá rất thấp so với

giá cá thương phẩm.

Hộp 4.2. Ảnh hưởng của thời tiết đến năng suất thủy sản

“Mùa đông năm ngoái và năm kia thời tiết khắc nghiệt quá, nhiệt độ hạ thấp nhanh nên cá vược và cá song không thích nghi kịp, bị chết rất nhiều. Như năm 2016 nhà tôi phải chết đến nửa ao. Lắm hôm nhiệt độ chỉ còn 70C mà tôi vẫn phải xuống ao vớt cá chết. ”

Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Nguyễn Quang Hạ, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh

Thái Bình ngày 02/02/2018

Mặt khác, sựđổ bộ dồn dập của các cơn bão cũng gây thiệt hại cho các hộ điều tra khi toàn bộ diện tích nuôi thủy sản của hộ bị ngập. Nguyên nhân là do một sốđoạn đê kè bị sạt lở, vì vậy dưới sựtác động của bão và triều cường, nước biển dâng cao đã gây ngập cho diện tích NTTS ở ngoài đê và một số hộ gần khu vực sạt lở gây thất thoát về thủy sản và tổn thất vềcơ sở vật chất.

Như vậy có thể thấy, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến phát triển NTTS tại huyện Thái Thụy. Địa phương cần có kế hoạch phòng tránh, ứng phó với sự biến động của khí hậu trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)