Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 44)

Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ở nước ta

đang phát triển khá mạnh nên càng có nhiều công trình nghiên cứu đối với lĩnh vực này. Các vấn đề nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những vấn đề phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và điều kiện cơ sở hạ tầng cho sản xuất; những vấn đề

về cơ chế chính sách, sự tác động của chính quyền các cấp hoặc những vấn đề liên quan đến môi trường xã hội... Một sốđề tài nghiên cứu nổi bật có thể kểđến:

+ Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Việt Thắng “Nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau” năm

2012 bàn về thực trạng thực hiện các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên

địa bàn huyện Năm Căn từ đó đưa ra đề xuất một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện.

+ “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xây dựng giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại đầm Thị Nại tỉnh Bình Định”của tiến sĩ Nguyễn Thị

Thanh Thủy thuộc Viện Hải dương học năm 2010.

+ “Nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi tôm tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” của sinh viên Nguyễn Thị Thu Thủy, khoa Kinh tế

và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, năm 2015.

+ “Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Ninh” của sinh viên Đào Minh Thu, khoa KT-PTNT, học viện Nông nghiệp Việt

Nam, năm 2005 đã đánh giá khái quát tình hình nuôi trồng thủy sản của cảnước và cụ thể thực tế về tình hình nuôi trồng cũng như hiệu quả thực hiện các giải

pháp nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh qua đó đưa ra định hướng mới cho ngành nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh.

Đối với tỉnh Thái Bình, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vùng ven biển tỉnh Thái Bình , nghiên cứu về tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản như đề tài “Nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” của sinh viên Chu Thị Hoài; Nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình của sinh viên Vũ Thị Phương Ngọc thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam hay một luận văn thạc sĩ của Nguyễn Minh Thảo “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến

đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và đề

xuất các giải pháp đềứng phó để phát triển”.

Bên cạnh đó còn có các nghiên cứu của cơ quan Trung ương, viện nghiên cứu, cục Thống kê tỉnh Thái Bình nghiên cứu về vùng ven biển tỉnh Thái Bình

trong đó có phân tích đánh giá về thực trạng tiềm năng vùng ven biển, về khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, các nghiên cứu đã có nhiều đóng góp cho

sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Thái Bình

Có thể nói hiện tại rất nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển nuôi trồng thủy sản ở các địa phương và các cấp khác nhau nhưng trong những năm tới NTTS sẽ còn phát triển hơn nữa và có những chuyển biến phức tạp nên cần phải bám sát, nghiên cứu, đánh giá được quá trình phát triển của NTTS, nhất là trong bối cảnh NTTS tự phát và dịch bệnh có nguy cơ bung phát và lan rộng đang diễn ra phổ biến như hiện nay. Do đó, nghiên cứu của tôi sẽ tập trung vào tìm hiểu phát triển nuôi trồng thủy sản theo chiều rộng và chiều sâu để đề xuất giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lí

Huyện Thái Thụy nằm ởphía Đông Bắc tỉnh Thái Bình, cách thành phố

Thái Bình khoảng 40 km, được định vị trong khoảng tọa độ 20026’30’’ - 20038’40’’ vĩ độ Bắc, 106026’05’’ – 106039’ kinh độ Đông. Phía Đông giáp biển

Đông, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Tiền Hải, phía Tây Nam giáp

huyện Kiến Xương, phía Tây giáp huyệnĐông Hưng (Thái Bình), phía Tây

Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ. Về phía Bắc, Thái Thụy giáp với các huyện của thành phố Hải Phòng là: huyệnVĩnh Bảo ở phía chính Bắc (ranh giới là sông

Hóa), huyện Tiên Lãng ở phía Đông Bắc (ranh giới là đoạncửa Thái

Bìnhcủa sông Thái Bình). Phía Nam huyện có sông Trà Lý chảy men theo ranh giới với huyện Tiền Hải, đổ ra cửa Trà Lý. Chính giữa huyện có con sông Diêm

Hộ chảy qua theo hướng Tây - Đông, đổ racửa Diêm Hộ, chia huyện thành hai

nửa gần tương đương về diện tích.Huyện thành lập từ ngày 17 tháng 6 năm 1969

do hợp nhất 2 huyện Thái Ninh với Thụy Anh.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Huyện Thái Thụynằm trong vùng đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù

sa của hai con sông lớn Thái Bình và Trà Lý, địa hình có xu thế cao dần về phía

biển, có 27km bờ biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt với các sông chính là sông

Hoá, Sông Diêm Hộ và sông Trà Lý. Sông Hoá chảy qua phía Bắc của huyện, là

ranh giới tự nhiên giữa huyện Thái Thụyvà huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng đổ ra biển

ở cửa Thái Bình. Sông Diêm Hộ chảy từ Tây sang Đông chia huyện thành 2 khu:

Khu bắc và khu Nam, đổ ra biển ở cửa Diêm Điền. Sông Trà Lý là chi lưucủa sông

Hồng, chạy qua phần phía Nam huyện, phân định ranh giới giữa huyện Thái Thụy với huyện Tiền Hải và Kiến Xương, đổ ra biển ở cửa Trà Lý.

Vùng ven biển huyện Thái Thụy có diện tích khoảng 4.404 ha, bao gồm

toàn bộ vùng đất ngập nước tính từ chân đêQuốc gia ở cửa sông Thái Bình đến

sông Trà Lý, nằm trên địa bàn của 5 xã và 1 thị trấn là xã Thụy Trường, Thụy

lớn hàng năm đổ ra biển một lượng lớn phù sa, vùng biển Thái Thụy có một tiềm năng hải sản phong phú. Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu Hải sản 1, trong vừng biển Thái Thụycó ít nhất 46 loài cá có giá trị kinh tế cao, 10 loài tôm, 5 loài mực, v.v...

Về giao thông qua huyện có Quốc lộ 39, Quốc lộ 37; Quốc lộ 37B (trước

đây là TL458, tỉnh lộ 39B), 47, 216, 460... chạy qua; đường thủy trên sông Trà

Lý, Diêm Hộ, Sông Hóa. Huyện có hai bến xe lớn là Chợ Lục (xã Thái Xuyên)

và Diêm Điền. Đây là địa phương có dự ánĐường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Huyện Thái Thụy thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới ven biển Bắc bộ, chịu

ảnh hưởng của gió mùa, mang đặc trưng vùng khí hậu duyên hải được điều hoà

với biển cả (mùa đông thường ấm hơn, mùa hè thường mát hơn so với khu vực nằm sâu trong lục địa) và được chia làm 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân

và mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp, mùa hạ và mùa đông có khí hậu trái ngược nhau. Mùa hạ thời tiết nóng, mưa nhiều, mùa đông thường lạnh, khô và mưa ít.

Cụ thể:

- Nhiệt độ Trung bình trong năm từ 23 – 240c; nhiệt độ nóng nhất 38-39c

vào các tháng 6, 8, nhiệt độ lạnh nhất 7-90c, vào tháng 1, 2.

- Độ ẩm trung bình năm 82-94%, các tháng có độ ẩm không khí cao là

tháng 7 và tháng 8 (95%), thấp nhất vào các ngày có gió Tây Nam, có khi xuống dưới 30%.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối lớn khoảng

1.788mm/năm, lượng mưa cao nhất là 1.860mm vào tháng 4,5 và tháng 7,8,

lượng mưa thấp nhất là 1.716mm vào tháng 11 và 12. Số ngày mưa khoảng 150

ngày/năm phân bốkhông đều trong năm và được chia làm 2 mùa rõ rệt.

+ Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với đặc trưng là

nóng ẩm và mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là Đông Nam, lượng mưa từ 1.100- 1.500mm chiếm 80% lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Ngày

có lượng mưa cao nhất 200-300mm/ngày.

+ Mùa khô: Từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau, có đặc trưng

lạnh, ít mưa. Hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc, thường lạnh đột ngột, mưa

+ Bão: Trung bình mỗi năm có khoảng từ 2-4 cơn bão đổ bộ vào, kèm

theo mưa và gió to, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. - Nắng: Số giờ nắng trong năm 1600-1800 giờ, với tổng lượng nhiệt Q=8.5000C, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụtrong năm.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu đã mang lại nhiều lợi ích cũng như rủi ro cho ngành nuôi trồng thủy sản của huyện Thái Thụy. Do đó, các hộ nuôi cũng

cần phải tìm hiểu và nắm bắt thông tin thời tiết kịp thời để chủđộng có kế hoạch và biện pháp phòng chống, ứng phó nhằm hạn chế các rủi ro do thời tiết, khí hậu gây ra trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

3.1.1.4. Chế độ thủy văn

Nằm sát biển thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, huyện Thái Thụy có hệ thống ao hồ tương đối lớn, sông ngòi kênh mương tương đối hoàn thiện, có sông Diêm Hộ dài khoảng 3km và hàng chục km kênh mương có khả năng tưới tiêu tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống sông, kênh mương của huyện có nguồn nước dồi dào thuận tiện cho việc thau chua, rửa mặn, phát triển nhiều loại hình nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, chếđộ thủy văn chịu ảnh hưởng của sông Hồng và chếđộ thủy triều. Các sông trong đồng đều chảy theo hướng nghiêng của địa hình là Tây Bắc - Đông Nam và đều bắt nguồn từ các công trình ởcác đê sông, dòng chảy các con

sông này đều do con người tác động theo yêu cầu sản xuất.

Chế độ thủy văn của huyện Thái Thụy diễn biến rất phức tạp, gây khó

khăn và trở ngại lớn cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, chính quyền địa

phương cần phải theo dõi sát sao để thông báo kịp thời lịch thời vụ, con nước cho

người nuôi.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thái Thụy

Theo bảng 3.1 có thể thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thái

Thụy là 26.844,1 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 18.477,85 ha, chiếm 68,83%

tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2017. Diện tích đất phi nông nghiệp là

8.212,06 ha tương ứng với 30,59% và đấ chưa sửa dụng là 154,19ha chiếm

nghiệp đều có xu hướng tăng không đáng kể, tốc độ tăng trưởng BQ lần lượt là

0,01% và 0,05%. Trong khi đó, đất chưa sử dụng có dấu hiệu giảm, BQ

3,97%/năm. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng là do quá trình phát triển dân số

và sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, công nghiệp và các công trình xây dựng khác. Diện tích đất chưa sử dụng giảm là do cải tạo đểđưa vào sản xuất nông nghiệp; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện.

Đối với đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp và đất NTTS chiếm diện tích lớn lần lượt là 15.219,92 ha và 2.736,68 ha năm 2017, tương ứng với 82,37% và 14,81%. Nguyên nhân là do huyện Thái Thụy hiện nay vẫn là một huyện thuần nông, ngoài các xã Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Đô và thị trấn Diêm Điền thuộc vùng ven biển, có hoạt động sản xuất chủ yếu là nuôi trồng và khai thác thủy sản; những xã còn lại, hoạt động sản xuất chính vẫn là sản xuất nông nghiệp. Đất lâm nghiệp có rừng, đất sản xuất muối có diện tích nhỏ chỉ chiếm lần lượt là 2% và 0,26%. Qua 3 năm, diện tích

đất sản xuất nông nghiệp tăng không đáng kể(0,01%); đất lâm nghiệp có rừng và

đất sản xuất muối có xu hướng giảm BQ là 1,78%/năm và 1,53%/năm. Ngược

lại, đất NTTS qua 3 năm đều tăng với tốc độBQ đạt 0,31%/năm. Nguyên nhân là

do đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản được hộ chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản đểđạt hiệu quảcao hơn.

Năm 2017, bình quân diện tích đất nông nghiệp/khẩu là 1.279,76 m2; bình quân diện tích đất nông nghiệp/hộ là 2.459,86 m2. Do dân số trung bình đồng thời diện tích đất được coi là rộng lớn vì thế mà bình quân diện tích đất cũng cao,

mật độdân thưa hơn ở các huyện trong tỉnh.

Nhìn chung, tình hình sử dụng đất của huyện cho thấy quỹ đất của huyện

sử dụng khá hợp lý. Hàng năm, diện tích đất nông nghiệp vẫn được sử dụng và

đang được chuyển đổi sang các hình thức nuôi trồng thủy sản hiệu quả cao. Đặc biệt diện tích đất nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng tăng lên, đây là một dấu

hiệu tốt cho ngành nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Tuy nhiên, địa phương

vẫn cần có biện pháp quản lý, không để đất nông nghiệp trên khẩu đã thấp nay lại

càng thấp hơn. Từ đó đòi hỏi người dân phải bố trí cơ cấu cây trồng cho phù hợp,

đầu tư hợp lý để tăng được hệ số sử dụng đất, từ đótăng giá trị sản xuất trên một

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình qua 3 năm (2015 – 2017)

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%)

SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 16/15 17/16 BQ A. Tổng diện tích đất tự nhiên 26844,10 100,00 26844,10 100,00 26844,10 100,00 100,00 100,00 100,00 I. Diện tích đất nông nghiệp 18473,25 68,82 18472,40 68,81 18477,85 68,83 100,00 100,03 100,01

1. Đất sản xuất nông nghiệp 15217,20 82,37 15217,20 82,38 15219,92 82,37 100,00 100,02 100,01

2. Đất lâm nghiệp có rừng 383,60 2,08 374,10 2,03 370,04 2,00 97,52 98,91 98,22

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 2719,80 14,72 2729,90 14,78 2736,68 14,81 100,37 100,25 100,31

4. Đất sản xuất muối 49,55 0,27 48,90 0,26 48,05 0,26 98,69 98,26 98,47

5. Đất nông nghiệp khác 103,10 0,56 102,30 0,55 103,16 0,56 99,22 100,84 100,03

II. Diện tích đất phi nông nghiệp 8203,64 30,56 8210,40 30,59 8212,06 30,59 100,08 100,02 100,05

1. Đất ở 2034,10 7,58 2040,90 7,60 2041,45 7,60 100,33 100,03 100,18

2. Đất chuyên dùng 5259,84 19,59 5266,60 19,62 5269,36 19,63 100,13 100,05 100,09

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 81,30 0,30 81,30 0,30 81,30 0,30 100,00 100,00 100,00

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 336,80 1,25 336,80 1,25 337,43 1,26 100,00 100,19 100,09

5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 485,52 1,81 478,60 1,78 476,23 1,77 98,57 99,50 99,04

6. Đất phi nông nghiệp khác 6,08 0,02 6,20 0,02 6,29 0,02 101,97 101,45 101,71

III. Đất chưa sử dụng 167,21 0,62 161,30 0,60 154,19 0,57 96,47 95,59 96,03

B. Các chỉ tiêu tính toán

1. BQDT đất nông nghiệp/hộ (m2/hộ) 2483,00 - 2450,00 - 2459,86 - 98,67 100,40 99,53

2. BQDT đất nông nghiệp/khẩu (m2/khẩu) 1277,31 - 1273,00 - 1279,76 - 99,66 100,53 100,10 Nguồn:Chi cục thống kê huyện Thái Thụy (2017)

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Thái Thụy

Tính đến năm 2017 huyện Thái Thụy có 75.646 hộ với 249.695 nhân

khẩu. Qua 3 năm (2015 – 2017) có thể thấy tổng số hộ và tổng số nhân khẩu trên

địa bàn huyện Thái Thụy có xu hướng tăng nhẹ, tốc độtăng trưởng BQ lần lượt là 0,67% và 0,17%.

Các hộ chủ yếu là hộ nông nghiệp (52,53%) tương ứng 75.646 hộ, do địa bàn huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản mang lại lợi nhuận cao. Tuy vậy, hộ nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần, BQ giảm 1,65%/năm. Trong khi đó, hộ phi nông nghiệp lại có xu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)