Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 96 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn

4.2.2. Cơ chế chính sách

Các chủ trương, chính sách vĩ mơ của Chính phủ dành cho ngành nuôi

trồng thủy sản đã tính đến việc hài hịa các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi

trường nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên việc triển

khai các chủ trương chính sách Nhà nước đã bộc lộ nhiều bất cập. Chính quyền

địa phương các cấp và người dân “tiếp thu” các chủ trương chính sách của Nhà

nước một cách “có chọn lọc”. Các mục tiêu chính sách đem lại lợi nhuận trước

mắt thường được bành trướng lên và các mục tiêu về mơi trường và duy trì tính bền vững thì bị mai một, thể hiện ở quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản cơng nghiệp ở địa phương, khơng có phần dành cho việc xử lý môi trường như

hồ chứa lắng, bãi chứa thải. Ngồi ra, việc ban hành chính sách của Nhà nước

cịn tồn tại những bất cập.

Khơng chỉ vậy, cơng tác hoạch định chính sách phát triển ngành cũng có

sự vụ. Việc này ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả đầu tư. Hệ thống văn bản quy

phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản chưa

đầy đủ và đồng bộ, đôi khi chưa phản ánh đúng thực tế. Việc thực thi pháp luật và chế tài xử phạt còn thiếu và yếu.

Hộp 4.1. Hạn chế của việc ban hành cơ chế, chính sách

“Các chính sách của Chính phủ cịn thiếu tính nhất quán, dễ bị thay đổi trong mộtthời gian ngắn. Chẳng hạn các mục tiêu chính sách đặt ra trong quyết định 224/1999/QĐ-Ttg

phê duyệt chương trình phát triển thủy sản thời kì 1999-2010 phải điều chỉnh khi Chính phủ ban hành nghị quyết 09 về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (2000), Việc điều chỉnh các mục tiêu chính sách q gấp dẫn đến mơi trường chính sách khơng ổn định, làm cho người dân và các nhà doanh nghiệp không an tâm đầu tư”

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Trần Nguyên Khơi, xã Thái Đơ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái

Bình ngày ngày 02/02/2018

Hiện nay, quản lý nhà nước ngành thủy sản chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của ngành NTTS, còn lúng túng, đối phó chậm trước sự chuyển dịch nhanh chóng trong những năm gần đây. Mặc dù đã từng bước hình thành khung pháp lý về quản lý Nhà nước nhưng việc thực thi và cải tiến, xây dựng mới các văn bản, qui định về quản lý cho ngành NTTS còn chưa kịp thời và việc triển khai đến người ni trồng cịn gặp nhiều khó khăn. Khả năng quản lý ao ni, quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm trong ni trồng và chế biến thủy sản, quản lý chất lượng con giống và dịch bệnh cịn yếu. Đặc biệt, cơng tác quản lý chất lượng con giống còn nhiều hạn chế, các đơn vị chức năng chưa quản lý được số lượng, chất lượng giống. Vai trò của cơ quan nhà nước trong quản lý chất lượng con giống chưa đáp ứng yêu cầu so với quy mô sản xuất. Cơng tác kiểm sốt chất lượng hóa chất, thuốc thú y thủy sản cịn hạn chế.

Không chỉ thế, nhân sự quản lý chuyên ngành thiếu hụt, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Sự phối hợp quản lý hệ thống giữa các cơ quan liên quan tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và PTNT, kế hoạch và đầu tư... chưa được thể hiện rõ trong chuỗi hoạt động của ngành nuôi trồng thủy sản. Năng lực cung cấp thông tin kỹ thuật và thông tin thị trường của cơ quan quản lý Nhà nước cho các tác nhân tham gia

trong ngành hàng cịn yếu, đặc biệt là thơng tin thị trường. Trong khi đó, thành phần tư nhân, đặc biệt là thương lái thu gom lại đóng vai trị quantrọng trong thơng tin thị trường. Chính vì vậy, có tình trạng thông tin chồng chéo, không thống nhất, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động đầu tư của người sản xuất.

Về mặt công nghệ sản xuất, hiện nay chưa có quy trình kỹ thuật, cơng nghệ mới hỗ trợ cho người sản xuất, bảo đảm năng suất, phòng trị được bệnh ở

thủy sản, bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm và và có hiệu quả kinh tế cao. Chất

lượng con giống chưa bảo đảm, khả năng nhiễm bệnh từ con giống lớn cũng với những hạn chế về kiến thức kỹ thuật và chuyên môn trong nuôi trồng thủy sản đã khiến những người ni của xã Thái Thượng nói riêng cũng như tồn bộ những người nuôi thủy sản trên cả nước ta đang đối mặt với nhiều nguy cơ cao về dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

Như vậy, các cơ chế chính sách mà Nhà nước đưa ra vẫn cịn nhiều bất

cập, ngoài ra, việc thực hiện cơ chế, chính sách của các cơ quan ban ngành chức

năng và chính quyền địa phương cịn nhiều hạn chế và khơng thực hiện đồng bộ.

Do đó, trong thời gian tới, Nhà nước cần liên kết với các cơ quan chức năng để rà soát và kiểm tra lại các cơ chế, chính sách đối với hoạt động ni trồng thủy sản, cần nghiên cứu và ban hành có chính sách, quy định đồng bộ và chặt chẽđể phát triển ni trồng thủy sản có hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)