Chỉ tiêu QMN (n1=27) QMV (n2=45) QML (n3=18) Chung (N=90) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%)
1. Cùng làm đường giao thông 21 77,78 24 53,33 9 50,00 54 60,00
2. Cùng đầu tư xây dựng hệ
thống điện 18 66,67 21 46,67 6 33,33 45 50,00 3. Cùng mua giống - - 9 20,00 12 66,67 21 23,33
4. Cùng mua thức ăn chăn nuôi - - - - 6 33,33 6 6,67
5. Cùng mua thuốc, hóa chất
thú y - - - - 6 33,33 6 6,67
6. Cùng bán sản phẩm 3 11,11 3 6,67 6 33,33 12 13,33
7. Chia sẻ kinh nghiệm nuôi 18 66,67 30 66,67 18 100,00 66 73,33
6. Chia sẻ thông tin thị trường 9 33,33 24 53,33 3 16,67 36 40,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Tại địa phương có tồn tại các hình thức liên kết ngang giữa các hộ nuôi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên liên kết này còn lỏng lẻo. Để phục
vụ nhu cầu đi lại, đa số các hộ nuôi đều liên kết với nhau để làm đường giao thơng (60%). Có 50% số hộ liên kết đểcùng đầu tư hệ thống điện cao áp phục vụ
NTTS. Do hệ thống máy móc hoạt động phục vụ cho các ao ni địi hỏi lượng
điện năng lớn và ổn định, trong khi đó, hệ thống điện lưới dùng chung với khu
dân cư lại có cơng suất thấp và hay bị quá tải nên hay bị mất điện, những lúc như
vậy máy móc (máy sục khí, dàn quạt...) có giá trị lớn rất dễ bị cháy, hỏng. Do đó
các hộ phải liên kết đểđầu tư hệ thống điện cao áp với công suất lớn đểđảm bảo
điện năng tiêu thụ.
Ngồi ra, các hộ ni còn liên kết với nhau để chia sẻ kinh nghiệm nuôi (73,33%) và chia sẻ thơng tin thị trường (40%). Những năm gần đây, tình hình
dịch bệnh diễn biến bất thường,có nhiều loại bệnh lây lan nhanh và gây thiệt hại
nặng nề, do đó, khi thấy có dấu hiệu bất thường trong ao ni hay khi có kinh nghiệm ni mới, các hộ đều ngồi lại bàn bạc và chia sẻ cho nhau. Bên cạnh đó, trước khi bán hộ cũng tham khảo thông tin thị trường từ những hộ vừa bán sản phẩm để so sánh đối chiếu giá và lựa chọn người mua
Việc liên kết giữa các hộ để mua nguyên liệu đầu vào còn hạn chế, 23,33% số hộ điều tra cùng liên kết mua con giống, 6,67% số hộ liên kết mua thức ăn chăn
nuôi và thuốc thú y,22,5% số hộ liên kết cùng mua thuốc và hóa chất thú y. Chỉ có
13,33% số hộ cùng liên kết để bán sản phẩm, do việc thu hoạch giữa các ao nuôi khơng đồng loạt nên rất khó để liên kết cùng bán
Nhìn chung, việc liên kết ngang trong sản xuất-tiêu thụ thủy sản ở địa phương còn rất hạn chế. Việc liên kết chỉ đơn thuần giữa các hộ nuôi để cùng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản và chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về dịch bệnh. Có liên kết giữa các hộ để cùng mua nguyên liệu đầu vào, tuy nhiên liên kết này còn hạn chế và chưa chặt chẽ. Do đó, để phát triển ni trồng thủy sản, địi hỏi địa phương cần hình thành và mở rộng các hình thức liên kết, ngồi ra cần thực hiện những cam kết ràng buộc và hợp đồng trong liên kết để đảm bảo công bằng và đem lại lợi ích cho các bên liên quan.
b. Liên kết dọc
Tìm hiểu về liên kết dọc trong NTTS trên địa bàn nghiên cứu cho thấy,
có đến 70% hộ điều tra không liên kết dọc với cơ sở cung ứng đầu vào. Tỷ lệ
tham gia liên kết chỉ có 30%, chủ yếu tập trung ở nhóm hộ QML. Hình thức liên kết mới chỉ dừng lại ở việc đặt mua giống và trả chậm đối với một số đầu vào cho NTTS.