Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 57)

Với bờ biển dài 27 km, vùng bãi triều rộng 13.000ha, có 3 cửa sông lớn

hàng năm đổ ra biển một lượng lớn phù sa,vùng biển Thái Thụycó tiềm năng và

lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái

Bình đã hình thành được các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đem lại hiệu quả

kinh tế cao. Trong đó, vùng nuôi trồng thủy sản nước mặn như nuôi ngao là trên

665 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm ước đạt 9.000 tấn tập trung tại các xã:

Thụy Trường, Thái Đô. Vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ tập trung ở các xã: Thái

Thượng, Thụy Hải, Thụy Xuân, Thụy Trường. (UBND huyện Thái Thụy, 2017)

Huyện Thái Thụy hiện đã quy hoạch xong vùng bãi triều đưa vào nuôi ngao, nâng tổng số diện tích nuôi trồng thủy sản lên gần 4.100 ha. Thái Thụy đang tiếp tục quy hoạch, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, nhất là vùng bãi triều ven biển để nuôi ngao, khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật tăng quy mô diện tích ao nuôi, chuyển mạnh sang hình thức nuôi thâm canh, ứng dụng

công nghệ cao tạo ra sản phẩm có thương hiệu, chứng nhận chất lượng phục vụ

xuất khẩu nâng cao giá trị kinh tế từ biển.Các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản

tập trung ở xã Thụy Trường, Thái Đô và Thụy Xuân, thu hút khoảng 2.000 lao

động với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.

Vì vậy, trong đề tài này, tôi tiến hành nghiên cứu phát triển nuôi trồng

thủy sản trên địa bàn 3 xã Thụy Trường, Thái Đô và Thụy Xuân. Các xã được

chọn là những xã tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ, có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao và đang có xu

hướng phát triển trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

3.2.2. Thu thập thông tin

3.2.2.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin Loại tài liệu Nguồn cung cấp

Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề

tài

- Các loại sách và giáo trình

- Các bài báo từ các tạp chí có liên quan tới đề tài

- Tài liệu từ các website

- Các khóa luận và luận văn tốt nghiệp có liên quan

- Thư viện Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam

- Internet

Số liệu về tình hình chung của huyện Thái Thụy,

tỉnh Thái Bình

- Báo cáo kết quả phát triển kinh tế xã hội huyện Thái Thụy năm 2015,

2016, 2017

- UBND huyện Thái Thụy

- Niên giám thống kê huyện Thái Thụy năm

2016

Hiện trạng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Thái Thụy

- Báo cáo kết quả khai thác và nuôi trồng thủy sản xã Thụy Trường,

Thái Đô, Thụy Xuân qua các năm

2015, 2016, 2017

- Báo cáo kết quả khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy qua

các năm 2015, 2016, 2017

- UBND xã Thụy Trường

- UBND xã Thái Đô

- UBND xã Thụy Xuân

- UBND huyện Thái Thụy

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018)

Nguồn thu thập thông tinthứ cấp được thu thập từ sách báo, tạp chí, khóa

huyện Thái Thụynăm 2016, số liệu chung tại UBND xã Thụy Trường, UBND xã Thụy Xuân, UBND xã Thái Đô, UBND huyện Thái Thụy. Cụ thể:

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

- Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập

- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin

- Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp, …

- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

3.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn các cán

bộ địa phương (xã, huyện) có liên quan tới hoạt động nuôi trồng thủy sản của xã

Thụy Trường, Thái Đô, Thụy Xuân; các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã theo mẫu phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn.

Bảng 3.5. Đối tượng và số mẫuđiều tra ở các nhóm đối tượng

TT Đối tượng phỏng vấn ĐVT Số

lượng/xã

Số

mẫu Phương pháp

1

Cán bộ địa phương liên quan

tới hoạt động nuôi trồng thủy sản

Người 3 9 Phỏng vấn sâu

2 Hộ nuôi trồng thủy sản Người 30 90 Điều tra theo mẫu phiếu

3 Cơ sở cung cấp đầu vào Cơ sở 3 3 Phỏng vấn sâu

4 Cơ sở thu mua Cơ sở 3 3 Phỏng vấn sâu

5 Cán bộ huyện Người 3 3 Phỏng vấn sâu

Tổng cộng 108

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018)

- Đối với cán bộ địa phương: tiến hành phỏng vấn 09 cán bộ xã (là chủ

tịch, phó chủ tịch UBND xã, cán bộ hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, cán bộ

khuyến ngư xã)

Tiêu chí lựa chọn cán bộ là nhữngngười đang công tác, phụ trách quản lý

về ngành thủy sản của địa phương, trực tiếp quản lý địa bàn xã Thụy Trường,

- Đối với người dân: phỏng vấn ngẫu nhiên 90 hộ (mang tính đại diện về độ tuổi, trình độ đào tạo, số năm kinh nghiệm, quy mô và phương thức nuôi trồng thủy sản...)

- Đối với các tác nhân khác:phỏng vấn 03 cơ sở cung ứng đầu vào và 03

cơ sở thu mua thủy sản.

- Đối với cán bộ huyện: tiến hành phỏng vấn 03 cán bộ huyện (chủ tịch

huyện hoặc phó chủ tịch, bí thư, trưởng phòng nông nghiệphuyện).

Như vậy, thông itn sơ cấp được thu thập từ các nhóm đối tượng khảo sát có liên quan nhằm tập trung làm rõ phát triển NTTS theo chiều rộng và chiều sâu của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái BÌnh trên các góc nhìn khác nhau

3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

Nhập số liệu và xử lý bằng excel.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích

a. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa vào các số liệu đã được phân tổ, được chia tách trong bảng biểu cụ

thể để tìm ra nét nổi bật,những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong bảng

biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó cần có những thay đổi cho phù hợp. Trong đó có các phương pháp như:

- Phương pháp số tuyệt đối: được sử dụng phản ánh số lượng của các ý

kiến đánh giá của người dân và cán bộ theo các tiêu chí, phản ánh thực trạng phát

triểnnuôi trồng thủy sản của các năm tại địa phương

- Phương pháp số tương đối: được sử dụng phản ánh sự tương quan số

lượng giữa hai trị số, kết cấu hoạt động của các hiện tượng vấn đề nghiên cứu

qua đó phản ánh cơ cấu trong việc phát triển nuôi thủy sản giữa các hộ nuôi.

- Phương pháp bình quân: số bình quân nói lên mức độ điển hình và sự

tương quan số lượng giữa các chỉ tiêu thống kê, qua đó phản ánh tình hình chung

về việc thực hiện phát triển nuôi thủy sản và các kết quả nuôi trồng thủy sản đã

đạt được.

b. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh tình hình phát triển nuôi trồngthủy sản

giữa các nhóm theo phương thức đã phân tổ, đồng thời giúp so sánh về điều kiện

suất, sản lượng của các đối tượng nuôi trồng, so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các hộ nuôi thủy sản trênđịa bàn nghiên cứu.

c. Phương pháp phân tổ thống kê

Tôi tiến hành phân tổ các hộ điều tra theo quy mô nuôi: - Hộ có quy mô nuôi nhỏ: diện tích ao, đầm <2.520m2

- Hộ có quy mô nuôi trung bình: 2.520m2 ≤diện tích ao đầm<7.200m2

- Hộ có quy mô nuôi lớn: diện tích ao đầm ≥7.200m2

Qua đó, có thể đưa ra những so sánh, đánh giá thực trạng phát triển NTTS và

hiệu quả kinh tế trong NTS đã đem lại giữa các nhóm hộ theo quy mô nuôi

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản theo

chiều rộng

- Chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng NTTS

- Chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về diện tích, năng suất, sản lượng NTTS

3.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu

a. Chỉ tiêu thể hiện sự thay đổi về chủng loại, giống thủy sản

- Tỷ lệ hộ thay đổi về chủng loại thủy sản

- Tỷ lệ hộ thay đổi nơi mua giống thủy sản

- Đánh giá của hộ về chất lượng giống thủy sản sau khi thay đổi

b. Chỉ tiêu thể hiện thay đổi quy trình nuôi trồng thủy sản - Chuẩn bị ao, hồ nuôi

- Tỷ lệ hộ thực hiện các hình thứcthay đổi trong chuẩn bị ao, hồ NTTS

- Đánh giá của hộ về thay đổi trong chuẩn bị ao, hồ NTTS

- Hình thức, phương pháp và mật độ thả giống

- Tỷ lệ hộ thực hiện các hình thức và phương pháp thả giống

- Đánh giá của hộ về hình thứcvà phương phápthả giống

- Mật độ thả giống các loài thủy sản của hộ

- Đánh giá của hộ về mật độ thả giống

- Thức ăn chăn nuôi

- Tỷ lệ hộ mua thức ăn chăn nuôi từ các nguồn cung cấp khác nhau

- Đánh giá của hộ về sự thay đổi nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi

- Tần suất cho ăn của các loài thủy sản

- Xử lý bệnh

- Tỷ lệ hộ áp dụng các hình thức phòng bệnh cho thủy sản

-Tỷ lệ hộ áp dụng các biện pháp xử lý khi thủy sản mắc bệnh

-Tỷ lệ hộ áp dụng các biện pháp xử lýkhi thủy sản chết do bệnh

c. Chỉ tiêu thể hiện sự thay đổi cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS

- Hệ thống thủy lợi

- Tỷ lệ hộ sử dụng các nguồn nước cấp, các loại kênh cấp thoát nước, các

hệ thống hồ lắng

-Đánh gía của hộ về hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS

- Hệ thống giao thông

- Các loại đường giao thông ra khu vực NTTS của hộ

- Tỷ lệ hộng đóng góp tiền và công lao động cho xây dựng đường giao thông - Đánh giá của hộ về hệ thống đường giao thông phục vụ NTTS

- Hệ thống điện

- Đối tượng đầu tư hệ thống điện phục vụ NTTS của các hộ

-Đánh giá về hệ thống điện phục vụ NTTS

d. Chỉ tiêu thể hiện phát triển thị trường tiêu thụ và liên kết trong sản xuất và

tiêu thụ thủy sản

- Phát triển thị trường tiêu thụ

- Khối lượng tiêu thụ các loại thủy sản của hộ

- Giá bán thủy sản của hộ

- Doanh thu từ NTTS của hộ

- Tỷ lệ hộ bán thủy sản cho các đối tượng - Tỷ lệ hộ áp dụng các hình thức thanh toán - Lý do bán sản phẩm của các hộ

- Liên kết ngang

- Tỷ lệ hộ liên kết cùng làm đường giao thông

- Tỷ lệ hộ liên kết cùng đầu tư xây dựng hệ thống điện - Tỷ lệ hộ liên kết cùng mua giống

- Tỷ lệ hộ liên kết cùng mua thức ăn chăn nuôi

- Tỷ lệ hộ liên kết cùng mua thuốc, hóa chất thú y - Tỷ lệ hộ liên kết cùng bán sản phẩm

- Tỷ lệ hộ liên kết chia sẻ kinh nghiệm nuôi - Tỷ lệ hộ liên kết chia sẻ thông tin thịtrường

* Liên kết dọc

- Tỷ lệ hộthay đổi liên kết với người cung ứng đầu vào - Tỷ lệ hộthay đổi liên kết với người thu mua

- Tỷ lệ hộ áp dụng các hình thức, nội dung thỏa thuận

3.2.4.3. Chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản

a. Chỉ tiêu đánh giá kết quả

Giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị sản phẩm sản xuất ra trong một kỳ

sử dụng đất (thường là 2-3 vụ nuôi trong 1 năm). GO phản ánh mục đích của sản

xuất và thể hiện chính xác nhất quá trình đầu tư thâm canh như là hình thức tái

sản xuất mở rộng trong nông nghiệp.

Giá trị sản xuất: GO = ∑ Qi*Pi

Trong đó :

Qi là khối lượng sản phẩm loại i

Pi là giá bán sản phẩm loại i

Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các chi phí thường xuyên về vật chất

như giống, thức ăn, thuốc phòng và chữa bệnh và các khoản chi phí vật chất khác

không kể khấu hao TSCĐ. Chỉ tiêu này phảnánh toàn bộ chi phí vật chất (trừ chi

phí khấu hao TSCĐ) và dịch vụ sử dụng trong quá trình nuôi.

Chi phí trung gian IC = ∑Cj*Pj

Trong đó: Cj là số lượng đầu vào thứ j đã sử dụng trong chu kỳ sản xuất

Pj là đơn giá đầu vào thứ j đã sử dụng vào chu kỳ sản xuất

Các vật tư là dịch vụ xác định khối lượng tiêu hao nhân vớigiá trên thị trường vào từng thời điểm

Giá trị tăng thêm (VA): là giá trị mới tạo thêm của mỗi tác nhân do hoạt động kinh tế và sử dụng vốn đầu tư lao động , dưới ảnh hưởng của chính sách thuế của nhà nước giá trị gia tăng tính bởi giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian. VA

phản ánh hiệu quả đầu tư của các yếu tố chi phí trong nền kinh tế thị trường,

người sản xuất luôn quan tâm đên giá trị gia tăng, đặc biệt trong các quyết định

ngắn hạn. Nó là yếu tố quyết định sự thành bại của sản phẩm, phản ánh khả năng

quản lý của chủ sản xuất.

Giá trị gia tăng VA = GO - IC

Thu thập hỗn hợp (MI): Là một phần thu thập thuần túy của người sản xuất (bao

trung gian, khấu hao TSCĐ, thuế, lao động thuê ngoài.MI phản ánh khả năng đảm bảo đời sống và tích lũy cho sản xuất, chỉ tiêu này quan trọng đối với nông dân.

MI = VA – (A + T + L)

Trong đó: VA là giá trị gia tăng

A : là phần giá trị khấu hao TSCĐ trong quá trình sản xuất

T : thuế sản xuất và các khoản đóng góp

L : là tiền thuê lao động bên ngoài trong hoạt động sản xuất

b. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí trung gian

+ Giá trị sản xuất tạo ra trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC)

+ Giá trị tăng thêm cho một đồng chi phí trung gian (VA/IC) + Thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí trung gian (MI/IC)

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

+ Giá trị sản xuất trên một công cụ lao động (GO/LC)

+ Giá trị sản xuất tăng thêm bởi một công lao động (VA/LC)

+ Thu nhập hỗn hợp tính trên một công lao động (MI /LC)

3.2.4.4. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển NTTS

- Chỉ tiêugiới tính, tuổi, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế của chủ hộ

- Chỉ tiêu nhân khẩu BQ/hộ, lao động tham gia NTTS BQ/hộ

- Số năm kinh nghiệm NTTS của hộ

- Cơ cấu nguồn vốn cho NTTS của hộ

- Đánh giá của hộ về tình trạng vốn cho NTTS

- Tỷ lệ hộ tham gia tập huấn NTTS

- Đánh giá của hộ về nội dung tập huấn NTTS

- Đánh giá của hộ về trình độ cán bộ khuyến ngư

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)