Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản
2.1.3. Vai trò của phát triển nuôi trồng thủy sản
Thứ nhất, phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm cung cấp đủ nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng của người dân.
các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, ni trồng thuỷ sản đã góp phần bảo đảm an ninh lương thực thực phẩm,
đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Theo số
liệu của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc FAO, tổng nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản trên thế giới tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 triệu tấn năm 1999 lên đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm.
Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người đã tăng từ 16,1 kg năm 1999 lên 19,1
kg vào năm 2015 (FAO, 2008).
Như vậy, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thủy sản ngày một tăng cao, trong
khi các sản phẩm thủy sản khai thác không đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng của
con người thì việc phát triển ni trồng thủy sản là vô cùng cần thiết.
Thứ hai, phát triển nuôi trồng thuỷ sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thuỷ sản là nguồn chế biến thức ăn giàu đạm dùng để làm thức ăn hoặc chế biến thức ăn phục vụchăn nuôi gia súc,
gia cầm. Nuôi trồng thuỷ sản cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến và một số ngành công nghiệp khác. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến thực phẩm bao gồm các loại thuỷ sản như: tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển… Các nguyên liệu của ngành thuỷ sản còn được sử dụng để làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ… (Vũ Đình Thắng Nguyễn Viết Trung, 2005).
Thứba, đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của tồn ngành nơng, lâm,
ngư nghiệp nói chung và góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp,
nông thôn theo hướng CNH - HĐH
Giá trị tạo ra của ngành thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong khối nông nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân (Tổng cục thủy sản, 2014). Đối với nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một hạn chế lớn, nhưng đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn, nước lợ được nhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạt động ni trồng thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước. Chính phủđã đưa ra
Nghị quyết 09/NQ-CP ngày 15/6/2000 về chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp, đó cũng là yếu tố giúp cho q trình chuyển đổi diện tích ni trồng thủy sản càng diễn ra nhanh và rộng khắp hơn.
nuôi trồng thủy sản là việc phát triển mạnh mẽ các khu ni trồng thủy sản hàng hố tập trung cơng nghiệp cao. Nhiều quốc gia đã gắn các vùng nuôi trồng thuỷ
sản với chế biến thành các khu liên hợp sản xuất thuỷ sản tập trung quy mô lớn tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội vùng nơng thơn ven biển. Đặc biệt tính chất chun mơn hố, tập trung hố trong ni trồng thủy sản cịn thể hiện theo chiều sâu, đó là sự thay đổi phương thức nuôi trồng thủy sản, các phương
thức nuôi trồng lạc hậu quảng canh năng suất thấp ngày càng giảm, nhường chỗ
cho những phương thức nuôi trồng tiến bộ như bán thâm canh, thâm canh, hiệu quảcao có xu hướng tăng nhanh. Mặt khác, phát triển ni trồng thuỷ sản còn là nền tảng để thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển rộng khắp với nhiều hình thức và tính chất khác nhau.
Có thểnói NTTS đã phát triển với tốc độnhanh, thu được hiệu quả kinh tế
- xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nơng thơn, góp phần xố đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân (UBND Thái Thụy, 2014).
Thứ tư, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước, giải quyết việc
làm, tăng thu nhập và xố đói giảm nghèo cho dân cư vùng đầm phá ven biển. Về mặt kinh tế, ở nhiều địa phương trong cả nước, phát triển nuôi trồng thủy sản là con đường làm giàu của các chủ trang trại, các cơ sở và các hộ nuôi trồng. Ở các địa phương khơng có tiềm năng về biển, phát triển nuôi trồng thủy sản làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn cho hiệu quả cao, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập. Việc sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản tại chỗ cịn góp phần cải thiện dinh dưỡng bữa ăn, làm tăng sức khoẻ người dân. Đối với một số vùng biển hay trong đất liền, phát triển ni trồng thủy sản cũng góp phần vào phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hố (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005).
Bên cạnh đó một bộ phận khá lớn dân cư vùng ven biển biết tận dụng lợi thếvùng nước lợ, nước mặn phát triển nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả cao
hơn so với sản xuất nông nghiệp, sản xuất muối và sản xuất khác. Tính chất sản xuất tập trung chun mơn hố ni trồng thủy sản vùng ven biển đã và đang
hình thành, xuất hiện nhiều mơ hình trang trại, doanh nghiệp ni trồng thủy sản có hiệu quả. Đây là xu hướng phổ biến của nhiều nước trong quá trình khai thác tiềm năng vùng đất ngập nước ven biển vào chiến lược phát triển kinh tế quốc gia (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2001).
Đối với nước ta phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thuỷ sản trong những năm
gần đây đã tạo sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng các yếu tố nguồn lực đất đai, tài nguyên, lao động có hiệu quảhơn làm thay đổi cơ cấu kinh tế các vùng ven biển theo hướng sản xuất hàng hoá và xuất khẩu. Nhờ thế đã thu hút được nhiều lao
động và hộ gia đình nơng dân tham gia nuôi trồng thuỷ sản, tạo thêm thu nhập cho họ và góp phần xố đói giảm nghèo và cải thiện bộ mặt nông thôn vùng đầm phá ven biển.
Phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị,
tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Trong những năm gần đây, nuôi trồng thuỷ sản
đang ngày càng giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế thế giới, đặc biệt
là ở các nước nghèo, nơi mà nơng nghiệp đóng vai trị chính trong nền kinh tế
quốc dân.
Như vậy, nuôi trồng thủy sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. NTTS có vai trị quan trọng khơng chỉ đối với việc gia tăng sản
lượng thuỷ sản, mang lại nguồn thu cho quốc gia, cải thiện đời sống mà còn giúp tái tạo và bảo vệ nguồn gen và môi trường sinh thái.