Tình hình phát triển sản xuất Na tại huyện Bảo Thắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 63 - 68)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện Bảo Thắng

4.1.2. Tình hình phát triển sản xuất Na tại huyện Bảo Thắng

4.1.2.1. Quy mô diện tích trồng Na qua 05 năm tại huyện Bảo Thắng

Qua biểu đô 4.1 ta thấy diện tích na được trồng ở huyện Bảo Thắng còn rất ít so với tổng diện tích trồng cây ăn quả của toàn Huyện, chỉ chiếm 2,88% năm 2012 và tới năm 2015 là 7,20%. Theo thống kê của huyện Bảo Thắng thì diện tích trồng na chỉ đứng thứ năm trong cơ cấu diện tích trồng cây ăn quả của huyện Bảo Thắng, sau cây nhãn, vải, chuối, dứa. Diện tích trồng na tại Bảo Thắng những năm gần đây có xu hướng tăng, bình quân mỗi năm tăng khoảng 21,04%, trong năm 2015 diện tích na được trồng tại huyện tăng 53,33% so với năm 2014 đạt diện tích 161ha.

7% 43% 19% 7% 5% 19% Dứa Nhãn, vải Chuối Na Xoài

Cây ăn quả khác

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu một số cây căn quả chính năm 2015 ở huyện Bảo Thắng

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bảo Thắng (2015)

Qua bảng 4.3 cho thấy, diện tích sản xuất Na trong những năm qua của huyện Bảo Thắng có nhiều biến động. Tổng diện tích trồng na của huyện năm 2011 là 75ha nhưng đến năm 2012 diện tích còn 64ha giảm 14,67% do một số hộ đã chuyển đổi sang trồng quế và các cây ăn quả khác. Tới năm 2013 tới nay diện tích trồng Na của huyện có xu hướng tăng, năm 2015 diện tích Na tăng 97ha so với năm 2012. Diện tích tăng lên chủ yếu do dự án “ Cải tạo và phát triển vùng sản xuất hàng hóa các loại cây nhãn, Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng giai đoạn 2013 – 2015” được UBND huyện Bảo Thắng triển khai nên các hộ tiến hành trồng mới vườn Na, năm 2015 diện tích KTCB tăng 84ha so với năm 2012. Điều

này xuất phát từ thực tế do giá Na những năm gần đây luôn cao và ổn định, cây na mang lại giá trị kinh tế cao so với các cây trồng khác trên địa bàn. Vì vậy, cùng với sự hình thành dự án của huyện một số hộ gia đình đã chuyển các cây trồng kém hiệu quả hơn sang phát triển sản xuất cây Na. Đây là một dấu hiệu tốt nhưng cũng đặt ra cho chính quyền địa phương và hộ sản xuất vấn đề cần quan tâm trong việc quy hoạch vùng sản xuất. Tránh tình trạng phát triển quá nhanh dẫn đến phát triển sản xuất mất cân đối, hoặc việc đầu tư không đúng theo quy trình kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của vườn Na sau này mà cụ thể ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như có thể tạo điều kiện cho dịch bệnh dễ dàng lây lan trên diện rộng.

Diện tích cây trồng Na tập trung nhiều và tăng mạnh tại các xã Phong Niên và Xuân Quang. Trong 05 năm trở lại đây diện tích trồng cây Na của xã Phong Niên tăng bình quân 147,12%, xã Xuân Quang tăng 50,50%. Nguyên nhân là do năm 2013 UBND huyện Bảo Thắng đã triển khai: “Dự án cải tạo và phát triển vùng sản xuất hàng hóa các loại cây nhãn, Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng giai đoạn 2013 - 2015” tại hai xã trên, vì vậy thúc đẩy việc phát triển sản xuất Na trên địa bàn hai xã. Tuy nhiên, mặc dù được coi là vùng truyền thống trồng Na ở huyện Bảo Thắng nhưng diện tích trồng cây Na tại xã Thái Niên lại giảm 5,31% do một số hộ dân đã chuyển đổi mục đích cây trồng.

Nhìn chung diện tích na trong thời kỳ KTCB tăng qua các năm. Năm 2015 tổng diện tích KTCB của toàn huyện là 92,10ha. Theo các năm thì năm 2012 giảm 57,89% do một số diện tích đã chuyển sang thời kỳ SXKD nhưng không trồng mới. Từ năm 2013 trở đi diện tích KTCB tăng mạnh do huyện tập trung công tác chỉ đạo mở rộng diện tích trồng mới. Năm 2013 tăng 250% so với năm 2012, năm 2014 tăng 64,29% so với năm 2013, năm 2015 tăng 100,22% so với năm 2014. Xu hướng 05 năm diện tích cây trong thời kỳ KTCB bình quân tăng 48,38%. Với biến động diện tích KTCB như vậy cho thấy cây na sinh trưởng tốt trên địa bàn Huyện.

Diện tích thời kỳ SXKD năm 2011 là 56ha đến năm 2015 tăng lên 68ha. Xu hướng 05 năm trở lại đây thì mỗi năm diện tích cây thời kỳ KTCB của huyện Bảo Thắng tăng khoảng 5,32%. Tỷ lệ tăng diện tích cây thời kỳ KTCB bình quân của huyện không cao nhưng trong năm 2015 diện tích cây đã vào thời kỳ SXKD chiếm tỷ lệ 42,80% trên tổng số diện tích cây đã trồng. Đây là yếu tố góp phần tăng sản lượng của Huyện.

Bảng 4.3. Diện tích trồng cây Na trong cơ cấu đất trồng cây ăn quả của huyện Bảo Thắng 2011 – 2015

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 12/11 13/12 14/13 15/14 BQ I. Tổng DT cây ăn

quả toàn huyện 2.211,20 100,00 2.224,60 100,00 2.192,20 100,00 2.278,80 100,00 2.235,00 100,00 100,61 98,54 103,95 98,08 100,27

1.1 DT gieo trồng Na 75,00 3,39 64,00 2,88 88,00 4,01 105,00 4,61 161,00 7,20 85,33 137,50 119,32 153,33 121,04 1.2 DT Na SXKD 56,00 74,67 56,00 87,50 60,00 68,18 59,00 56,19 68,90 42,80 100,00 107,14 98,33 116,78 105,32 1.3 Diện tích Na

KTCB 19,00 25,33 8,00 12,50 28,00 31,82 46,00 43,81 92,10 57,20 42,11 350,00 164,29 200,22 148,38

2. DT gieo trồng Na phân theo đơn vị hành chính 75,00 100,00 64,00 100,00 88,00 100,00 105,00 100,00 161,00 100,00 85,33 137,50 119,32 153,33 121,04 - Xã Thái Niên 10,20 13,60 10,20 15,94 8,20 9,32 8,20 7,81 8,20 5,09 100,00 80,39 100,00 100,00 94,69 - Xã Phong Niên 1,70 2,27 1,70 2,66 1,70 1,93 13,00 12,38 63,40 39,38 100,00 100,00 764,71 487,69 247,12 - Xã Xuân Quang 10,00 13,33 10,00 15,63 25,00 28,41 45,00 42,86 51,30 31,86 100,00 250,00 180,00 114,00 150,50 - Các xã và thị trấn khác 53,10 70,80 42,10 65,78 53,10 60,34 38,80 36,95 38,10 23,66 79,28 126,13 73,07 98,20 92,04 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bảo Thắng, năm 2015

4.1.2.2. Năng suất, sản lượng Na qua 05 năm tại huyện Bảo Thắng

Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy sản lượng Na của huyện Bảo Thắng có xu hướng tăng theo từng năm. Năm 2015 toàn huyện thu được 359,52 tấn Na, là năm có sản lượng cao nhất, tăng 92,51 tấn so với năm 2011. Năng suất đạt từ 47,68 tạ/ha – 52,73 tạ/ha. Năm 2015 năng suất bình quân của huyện có giảm so với năm 2014 do một số vườn cây trồng từ những năm 2002 đã suy thoái năng suất không còn cao như những năm đầu. Diện tích Na của huyện có xu hướng tăng qua các năm nhưng năng suất và sản lượng không cao so với những vùng trồng của các tỉnh khác như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, các tỉnh này đều áp dụng các biện pháp kỹ thuật, khoa học công nghệ vào sản xuất trồng Na nên năng suất đạt khoảng từ 90 - 98 tạ/ha tức là gấp hai lần so với huyện Bảo Thắng.

Diện tích trồng Na tại 03 xã chênh lệch đáng kể nhưng năng suất của 03 xã gần như nhau, vượt hẳn năng suất trung bình toàn huyện, phần lớn là do khí hậu và đất đai ở đây ủng hộ cho việc trồng Na. Chính vì vậy mà sản lượng của 03 xã khá lớn. Năm 2011 tổng sản lượng của cả 03 xã bằng 58,66% so với tổng sản lượng Na toàn huyện và có xu hướng tăng dần theo từng năm, cụ thể năm 2012 chiếm 60.59%; năm 2013 chiếm 65,74%, năm 2014 chiếm 65,45% và tới năm 2015 chiếm 68,84%. Dự kiến là trong những năm tới tổng sản lượng Na của 03 xã sẽ tiếp tục tăng do hầu hết diện tích mới trồng năm 2014 sẽ đưa vào khai thác trong năm 2017.

Xã có năng suất cao nhất là Xuân Quang với 50,67 tạ/ha năm 2011 và đến năm 2015 năng suất đạt 57,74 tạ/ha, tăng bình quân mỗi năm 3,32%. Năng suất thấp nhất là xã Thái Niên với 50,12 tạ/ha năm 2011 và đến năm 2015 năng suất đạt 54,56 tạ/ha, tăng bình quân mỗi năm 3,61%. Tuy năng suất có tăng theo từng năm nhưng sản lượng thu được không lớn do diện tích thu hoạch tới thời điểm 2015 không nhiều, đặc biệt là xã Phong Niên diện tích thu hoạch được chỉ là 1,70ha. Mặt khác, sản lượng của xã Thái Niên có xu hướng giảm do diện tích gieo trồng giảm nguyên nhân là một số hộ gia đình chuyển đổi sang trồng cây khác.

Biểu 4.4. Năng suất, sản lượng Na của huyện Bảo Thắng trong 05 năm 2011 - 2015

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

Năng suất Sản lượng

NS (Tạ/ha) SL (Tấn) NS (Tạ/ha) SL (Tấn) NS (Tạ/ha) SL (Tấn) NS (Tạ/ha) SL (Tấn) NS (Tạ/ha) SL (Tấn) 12/11 13/12 14/13 15/14 BQ 12/11 13/12 14/13 15/14 BQ BQ toàn huyện 47,68 267,01 51,06 285,94 50,81 304,86 52,73 311,11 52,18 359,52 107,09 99,51 103,78 98,96 102,28 107,09 106,62 102,05 115,56 107,72 Thái Niên 50,12 51,12 51,00 52,02 51,08 41,89 52,66 43,18 54,56 44,74 101,76 100,16 103,09 103,61 102,14 101,76 80,52 103,09 103,61 96,72 Phong Niên 50,48 8,58 51,25 8,71 53,13 9,03 53,75 9,14 56,25 9,56 101,53 103,67 101,17 104,65 102,74 101,53 103,67 101,17 104,65 102,74 Xuân Quang 50,67 50,67 51,95 51,95 53,52 53,52 55,18 55,18 57,74 57,74 102,53 103,02 103,10 104,64 103,32 102,53 103,02 103,10 104,64 103,32 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bảo Thắng năm 2015 và báo cáo của UBND xã Thái Niên, Phong Niên, Xuân Quang năm 2011-2015

Hiện nay, diện tích Na của Bảo Thắng tiếp tục được chính quyền địa phương và nhân dân quan tâm, mở rộng đặc biệt là xã Xuân Quang và Phong Niên đang trong vùng dự án. Bên cạnh mở rộng diện tích trồng, Huyện còn chú trọng đầu tư về chất lượng, xây dựng quy trình kỹ thuật trồng Na tại huyện Bảo Thắng để cây Na đạt năng suất cao, chất lượng tốt, mang lại giá trị kinh tế cao.

Na là cây trồng mà năng suất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, thổ nhưỡng. Tình hình sinh trưởng phát triển của cây, tập quán canh tác và các biện pháp kỹ thuật tác động cũng làm ảnh hưởng tới năng suất của cây Na. Biên pháp kỹ thuật và áp dụng khoa học công nghệ đúng cách sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng, phát huy được tiềm năng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm thu hoạch.

Ngoài những lý do ảnh hưởng tới năng suất Na như trên, năng suất và sản lượng thấp một phần là do một số diện tích Na mới cho thu hoạch những năm đầu năng suất không được cao, dinh dưỡng thiếu, chăm sóc và quản lý vườn Na của các hộ gia đình chưa đúng yêu cầu kỹ thuật làm ảnh hưởng tới năng suất của cây Na.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)