Kỹ thuật chăm sóc Na trong thời kỳ SXKD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 82 - 84)

Chỉ tiêu

Năm Tốc độ phát triển

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

14/13 15/14 BQ SL hộ CC % SL hộ CC % SL hộ CC % 1. Kỹ thuật chăm sóc - Đốn tỉa cành, tạo tán 65 72,22 78 86,67 84 93,33 120,00 107,69 113,68 - Tỉa cành kích thích ra hoa 21 23,33 54 60,00 63 70,00 257,14 116,67 173,21 2. Bón phân

+ Bón phân hữu cơ 1 lần/năm 76 84,44 88 97,78 89 98,89 115,79 101,14 108,22

+ Bón phân NPK <2 lần/năm 59 65,56 36 40,00 31 34,44 61,02 86,11 72,49

+ Bón phân NPK 2 -3 lần/ năm 31 34,44 54 60,00 59 65,56 174,19 109,26 137,96

3. Số lần phun thuốc BVTV

< 2 lần/năm 34 37,78 29 32,22 21 23,33 85,29 72,41 78,59

≥ 2 lần/năm 56 62,22 61 67,78 69 76,67 108,93 113,11 111,00

4. Chăm sóc sau thu hoạch

- Làm quang gốc 56 62,22 62 68,89 64 71,11 110,71 103,23 106,90

Tổng số hộ 90 100,00 90 100,00 90 100,00 100,00

Đến giai đoạn này cây Na đã phát triển thành cây trưởng thành, khoảng thời gian giữa tháng 11 năm trước sẽ đốn toàn bộ cành cao của cây, chỉ để cây cao khoảng từ 1,5-1,8m. Nhờ đó cây sẽ chống chịu được gió, không bị gãy đổ. Đến khi có quả thì sẽ không bị dập nát do va chạm ở trên cao. Quả ra tập trung ở cành cấp 1 và theo thực tế thì những quả ở vị trí gần thân sẽ ra đều và đẹp hơn so với các quả trên cao, mặt khác cây cũng sẽ dễ thụ phấn hơn. Đốn tỉa cành nhánh làm quang cây giúp nâng cao tỷ lệ nhiễm bệnh và sâu bệnh có hại. Theo bảng trên có 84 hộ thực hiện theo kỹ thuật này chiếm tỷ lệ khá cao 93,33%, bình quân trong 3 năm số hộ tăng khoảng 13,68%.

Tỉa cành để kích thích cây ra hoa sớm cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay thường thích sử dụng sản phẩm đầu vụ. Dùng kéo cắt sạch đầu cành tư 15-20 cm, phải cắt hết lá đầu cành và đốt để diệt trừ sâu bệnh. Hiện nay có vì đã có chuyển giao quy trình kỹ thuật của dự án nên các hộ có xu hướng sử dụng phương pháp này, hiện nay đã có 63 hộ chiếm tỷ lệ 70% tăng hơn nhiều so với trước đây. Bình quân trong 3 năm số hộ áp dụng phương pháp này tăng 73,21%.

Năm 2013 có 76 hộ bón phân hữu cơ 01 lần/năm chiếm tỷ lệ 84,44% tới năm 2015 đã có 89 hộ thực hiện chiếm tỷ lệ 98,89%, tốc độ phát triển bình quân khoảng 8,22%. Những hộ bón phân 01 lần/năm chỉ bón vào thời điểm cây đã ra trái chiếm tỷ lệ 34,44%. Đa số các hộ bón phân ≥02 lần/ năm chiếm tỷ lệ 65,56%, tuy nhiên chủ yếu các hộ bón phân 02 lần/năm vào thời điểm tháng 3 và tháng 6 hàng năm, rất ít các hộ bón phân cho cây sau khi thu hoạch xong (khoảng từ tháng 9 đến tháng 11).

Số lần phun thuốc trên năm của các hộ nhìn chung tăng qua các năm. Số hộ phun thuốc <2 lần/năm bình quân 3 năm có xu hướng giảm 22,41%. Trong khi đó số hộ phun thuốc ≥2 lần/năm bình quân 3 năm tăng 11%.

Kỹ thuật chăm sóc sau thu hoạch ngày càng được chú trọng, năm 2015 đã có 64 hộ chiếm tỷ lệ 71,11%, bình quân 3 năm số hộ thực hiện tăng 6,9%.

Áp dụng kỹ thuật này làm tăng tỷ lệ đậu quả, trọng lượng mỗi quả thu được từ 250 - 300gram. Quả Na to và đẹp hơn, khi bóc vỏ không bị vỡ và chảy nước, dóc hạt, chất lượng ngon hơn.

4.2.4. Phát triển nhãn hiệu để thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ cho cây Na tại huyện Bảo Thắng Na tại huyện Bảo Thắng

4.2.4.1. Phát triển nhãn hiệu Na của huyện Bảo Thắng

* Nhận thức của người sản xuất và người quản lý về nhãn hiệu tập thể Na huyện Bảo Thắng

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản trong nước hiện đang là mối quan tâm của rất nhiều địa phương. Tuy nhiên, hiện nay do chưa thấy được tầm quan trọng và giá trị thương hiệu của sản phẩm nên cả người dân người quản lý tại huyện Bảo Thắng vẫn chưa mặn mà với việc xây dựng thương hiệu sản xuất Na. Bên cạnh đó, việc sản xuất Na tại Bảo Thắng các năm trước đây chủ yếu theo hình thức đơn lẻ, manh mún và tự phát cho nên để người nông dân tiếp cận công tác đăng ký, quản lý và khai thác thương hiệu là rất khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)