Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện Bảo Thắng
4.1.3. Hệ thống tổ chức sản xuất và tiêu thụ Na tại huyện Bảo Thắng
4.1.3.1. Hệ thống tổ chức sản xuất và tiêu thụ Na tại huyện Bảo Thắng
Cây Na đã bắt đầu được trồng tại huyện Bảo Thắng từ những năm 1970, khi những người dân gốc Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên lên Tây Bắc phát triển kinh tế mang theo các giống: Nhãn lồng, bưởi, Na dai. Lúc đầu, chỉ có một số hộ dân trồng thử cây Na chỉ với suy nghĩ là tận dụng đất trên đồi núi đá, không có khả năng canh tác xung quanh nhà để phục vụ nhu cầu trong gia đình. Tuy nhiên, cây Na tỏ ra đặc biệt thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng đồi núi đá và khí hậu tại huyện Bảo Thắng, cây lớn nhanh và cho sai quả, mang lại thêm thu nhập cho các hộ gia đình. Vì vậy, nhiều hộ gia đình đã nhân giống Na và trồng thêm diện tích. Nhưng do thời điểm đó người trồng thiếu kiến thức chăm sóc, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật; cây đã trồng nhiều năm trở nên già cỗi, bị sâu bệnh, dẫn đến năng suất, chất lượng thấp, khiến người dân không còn mặn mà đầu tư chăm sóc, dẫn đến nhiều diện tích bỏ hoang hoặc chỉ trồng với mục đích đáp ứng nhu cầu gia đình.
Nhận thấy tiềm năng trồng Na tại huyện Bảo Thắng, năm 2013 UBND huyện Bảo Thắng đã ban hành Quyết định số 4509 về phê duyệt Dự án “Cải tạo
và phát triển vùng sản xuất hàng hóa các cây nhãn, Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng giai đoạn 2013 - 2015”, được triển khai ở 2 xã Xuân Quang và Phong Niên. Mục tiêu của dự án là cải tạo và trồng mới cây Na, nhãn trong hệ thống vườn tạp trên địa bàn huyện trở thành vùng cây ăn quả nhiệt đới tập trung, có giá trị hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Dự án nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao từ phía nhân dân đã có 327 hộ/17 thôn tại 2 xã tham gia dự án. Trong 3 năm qua, 327 hộ tham gia dự án đã trồng mới gần 75.000 cây Na nâng tổng số diện tích Na trên địa bàn huyện là 161ha. Dự án nhằm cụ thể hóa chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của huyện và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào cải tạo, trồng mới, tập trung phát triển vùng cây ăn quả tập trung dọc Quốc lộ 70 và các xã ven sông Hồng, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, đồng thời bảo vệ, duy trì và phát triển vùng cây ăn quả trên địa bàn huyện bền vững.
Hình 4.1. Hệ thống tổ chức sản xuất và tiêu thụ Na tại huyện Bảo Thắng
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Hộ nông dân sản xuất Na
Người tiêu dùng
Người bán buôn Người bán lẻ
UBND huyện Bảo Thắng Phòng Nông nghiệp & PTNT
UBND các xã Trạm khuyến nông
Qua điều tra tìm hiểu tình hình sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng cho thấy hình thức tổ chức sản xuất Na chủ yếu là quy mô hộ gia đình. Các hộ gia đình trồng Na chủ yếu tận dụng lao động gia đình với quy mô khác nhau. Tuy nhiên vẫn có hộ thuê thêm lao động ngoài vào chính vụ.
4.1.3.2. Hình thức tổ chức sản xuất quy mô hộ gia đình
a) Đặc điểm của hộ gia đình trồng Na
Đặc điểm cơ bản của hộ gia đình trồng Na được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.5. Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình
TT Nội dung Đặc điểm
1 Hình thức tổ chức sản xuất
Trước năm 2013 hộ gia đình căn cứ vào nguồn vốn tư có, nhu cầu của hộ và của thị trường mà các hộ tự quyết định việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ Na (Mang tính chất tự phát)
Sau năm 2013 UBND huyện Bảo Thắng đã quy hoạch vùng trồng Na, hỗ trợ cây giống và kỹ thuật trồng cây Na cho các hộ. Hình thành vùng trồng Na tập trung cho các xã trong vùng dự án.
2 Quy mô sản xuất Na
Trước năm 2013: Diện tích trung bình mỗi hộ từ 0,3 - 1,1 ha
Sau năm 2013: Diện tích trung bình mỗi hộ từ 0,5 - 1,8ha
3 Giống Hiện Na y huyện Bảo Thắng trồng chủ yếu là giống Na dai
4 Các yếu tố đầu vào
- Đất sản xuất: Sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình.
- Lao động: Sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, một số hộ thuê thêm lao động vào thời điểm chính vụ.
- Vốn: Nguồn vốn tự có và vốn đi vay - Cây giống:
+ Trước năm 2013 hầu hết là giống hộ gia đình tự ươm hoặc mua tại các nguồn khác nhau trong và ngoài tỉnh
+ Sau năm 2013 được dự án cấp giống trồng. - Phân bón, vật tư nông nghiệp, thuốc BVTV: Các hộ mua tại các đại lý trong và ngoài huyện.
b) Tình hình đất đai, lao động, vốn của các hộ điều tra
Đối với các hộ gia đình tham gia vào sản xuất kinh doanh sản phẩm Na tại huyện Bảo Thắng họ thường tận dụng triệt để các nguyên liệu giống, phân hữu cơ, tận dụng lao động gia đình. Hộ nông dân sản xuất với mục đích tự tiêu thụ sản phẩm. Giống Na ban đầu được mua hạt về tự ươm giống và trồng, sau khi có quả thu hoạch sẽ tận dụng một số hạt Na để làm giống cho vụ tiếp theo. Nhưng từ năm 2013 các hộ trồng Na theo dự án của UBND huyện sẽ được cấp giống cây con để trồng trên diện tích đất của hộ gia đình. Ngoài phân bón vô cơ mua tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trong và ngoài xã hộ gia đình còn tận dụng các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh để bón cho cây trồng. Lao động trong gia đình được sử dụng tối đa, hộ chỉ thuê lao động trong trường hợp Na vào chính vụ cần thu hoạch ngay hoặc các công việc như phun thuốc, bón phân đối với những hộ có diện tích trồng tương đối lớn.