Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sản xuất Na

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 42 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.3. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sản xuất Na

xuất Na

* Phát triển cây ăn quả theo quan điểm của Đảng và nhà nước.

Ngày 3/3/1999 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 82/QĐ/TTg phê duyệt đề án phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999 – 2010.

Quyết định số 52/2007/QĐ – BNN ngày 5/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, phê duyệt quy hoạch phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh đến năm 2010 tầm nhìn 2020 với các phương hướng phát triển: Tiếp tục phát triển chương trình rau quả và cây cảnh trên cơ sở phát huy lợi thế và tiềm năng của từng vùng sinh thái gắn với thị trường tiêu thụ, chương trình bảo quản chế biến sản phẩm đến hệ thống chính sách nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đưa các sản phẩm hoa quả và rau cây cảnh trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Các chỉ tiêu phát triển: cây ăn quả diện tích 1,0 triệu ha, sản lượng 10 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu quả 430 ngàn tấn tương đương 295 triệu USD.

Nghị quyết 09/NQ – CP ngày 15/6/2000 của chính phủ về miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trên khâu lưu thông để khuyến khích tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Quyết định số 80/2002/QĐ – TTg ngày 24/6/2002 của thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng như một chính sách chủ yếu khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất: về đất đai, về đầu tư, về tín dụng, về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, về thị trường và xúc tiến thương mại đều được nhà nước hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện thuận lợi.

Theo nghị định số:129/2003/NĐ – CP ngày 3/11/2003 của chính phủ đã quy định về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trên toàn bộ diện tích sản xuất đất nông nghiệp; người dân được Nhà nước giao đất sản xuất nông nghiệp.

Theo Đào Thị Mỹ Dung (2013) thì Nghị quyết số 824/QĐ – BNN – TT Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020 có định hướng cho nhóm cây ăn quả như sau:

Diện tích bố trí năm 2015 là 850 ngàn ha, năm 2020 khoảng 910 ngàn ha, trong đó 810 ngàn ha các cây ăn quả chủ lực như vải, nhãn, chuối, xoài, cam, quýt, dưa. Các vùng trồng chủ yếu là Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

Sản xuất các loại cây ăn quả phải hướng tới mở rộng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chế biến quả: nâng cao công suất và hiệu quả của các nhà máy chế biến hiện có (hiện mới đạt khoảng 30% thiết kế toàn ngành). Sản phẩm chế biến chính gồm các loại quả đông lạnh, đóng hộp, chiên sấy, nước quả tự nhiên, nước quả cô đặc, đông lạnh; chú trọng các loại sản phẩm đông lạnh, nước quả cô đặc (dứa, vải, lạc tiên, xoài cô đặc). Tăng cường năng lực bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng từ 25% như hiện nay xuống dưới 15% trong vòng 10 năm tới. Áp dụng khoa học công nghệ kéo dài thời vụ của các loại cây trái, các biện pháp bảo quản tiên tiến, các phương pháp chiếu xạ, khử trùng bằng nước nóng để xuất khẩu tươi các loại trái cây chủ lực (thanh long, vải, xoài, nhãn, chôm chôm, bưởi…).

Một số giải pháp chủ yếu được đề ra nhằm thực hiện các mục tiêu trên như: Cục Trồng trọt cùng các đơn vị liên quan, các địa phương rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển từng cây trồng chủ yếu trên phạm vi cả nước, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa hoặc vùng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến nông nghiệp. Trong tổ chức sản xuất trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT khuyến khích phát triển các hình thức liên kết nông hộ để hình thành các tổ chức sản xuất – tiêu thụ, các hợp tác xã chuyên ngành. Mở rộng phương thức sản xuất theo “cánh đồng mẫu lớn” và đối tác công tư (PPP), trong đó tập trung vào cây lúa và cây trồng có thị trường, sản xuất theo hướng hàng hóa.

Song song với việc quy hoạch thì phát triển thị trường và xúc tiến thương mại cũng là những lình vực được ưu tiên. Trong đó tập trung giữ vững các thị trường lớn, truyền thống như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin… và mở rộng các thị trường ở Đông Âu, Trung Đông nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản.

Đối với cơ sở hạ tầng, Bộ Nông nghiệp và PTNT chú trọng tới phát triển thủy lợi và giao thông nông thôn. Hệ thống thủy lợi sã tiếp tục được đầu tư nâng cấp, đảm bảo đủ nguồn nước để khai thác có hiệu quả 4,5 triệu ha đất canh tác hàng năm. Hệ thống giao thông nông thôn ưu tiên làm đường ở các vùng cao, miền

núi, nhất là các huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% để tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển cây trồng chủ yếu trên phạm vi địa phương đến năm 2020, tầm nhìn 2030 phù hợp với quy hoạch chung của cả nước và quy hoạch cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu tại địa phương.

* Một số chính sách liên quan khác:

Văn kiện Đại hộ XI của Đảng đã quyết định về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2010 - 2015 nhấn mạnh: Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại; bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ, trang trại tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hóa, khu công nghiệp công nghệ cao, các tổ sản xuất lớn. Thực hiện tốt việc liên kết chặt chẽ giữa bốn nhà và phát triển công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp. Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn với sản xuất và chế biến với thị trường, mở rộng xuất khẩu. Giữ vững diện tích trồng lúa theo quy hoạch, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và gia tăng giá trị xuất khẩu gạo. Mở rộng diện tích áp dụng công nghệ cao đê tăng năng suất, chất lượng các loại rau, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp lợi thế.

Nghị quyết số 15/ 2003/ QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức theo quy định của pháp luật cho từng vùng đối với hộ nông dân…, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất của hộ nghèo, hộ sản xuất nông nghiệp ở xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ; giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đối với diện tích sản xuất đất nông nghiệp vượt quá hạn mức theo quy định của pháp luật đối với hộ nông dân…Nghị quyết này được thực hiện năm thuế 2003 đến năm 2010. Nghị định số 129/2003/NĐ-CP ngày 03/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thông tư số 112/2003/TT- BTC ngày 19/11/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn miễn, giảm thuế theo Nghị định 129/2003/ NĐ-CP.

Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng như một chính sách chủ yếu khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ

nông sản với người sản xuất: về đất đai, về đầu tư, về tín dụng, về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, về thị trường và xúc tiến thương mại đều được Nhà nươc hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện thuận lợi. Thông tư số 05/2002/TT- NHNN ngày 17/9/2002 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc cho vay vốn đối với người sản xuất, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa và Thông tư số 04/2003/TT-BTC ngày 10/01/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề tài chính thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ- TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.

Nhiều chính sách khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất, kinh doanh đã được ban hành. Nghị quyết số 09/2000/ NQ của Chính phủ, ban hành ngày 15/6/2000 về Một số chủ trương chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm đã nhấn mạnh: cần huy động sức dân và tăng vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp. Các nguồn vốn từ Ngân sách và các thành phần kinh tế được dành để đầu tư cho công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho các cây trồng có hiệu quả xuất khẩu cao; khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại và khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất, gắn kết sản xuất – chế biến với tiêu thụ nông sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)