Nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới phát triển sản xuất Na tại Bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 96 - 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất na tại huyện Bảo Thắng

4.3.3. Nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới phát triển sản xuất Na tại Bảo

xây dựng nhãn hiệu. Để có được nhãn hiệu thì trong thời gian tới chính quyền địa phương phải cùng với người dân huyện Bảo Thắng phải xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu của mình trên thị trường.

4.3.3. Nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới phát triển sản xuất Na tại Bảo Thắng Thắng

4.3.3.1. Nguồn lực sản xuất của các hộ nông dân trồng Na

a) Nguồn vốn

Vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh Na của các hộ nông dân. Hiện nay các hộ trồng Na trên địa bàn chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có của gia đình để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên do kinh tế của hộ gia đình còn thấp chỉ có thể sản xuất trên quy mô nhỏ, nếu mở rộng sản xuất thì không đủ vốn để thực hiện. Theo nghị định 55/2015/NĐ – CP ngày 09/06/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bảo Thắng đã tập trung cho vay thực hiện các đề án thâm canh và phát triển vùng chè chất lượng cao, cải tạo phát triển xây dựng thương hiệu vùng cây ăn quả hàng hóa, phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, phát triển kinh tế rừng, đầu tư xây dựng nông thôn mới, năm 2015, tổng doanh số cho vay Nghị định 55 của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bảo Thắng đạt 1.406 tỷ đồng, tăng 43% so với 2014. Tổng dư nợ đến 31/12/2015 đạt 966,5 tỷ đồng với trên 5.600 hộ dư nợ. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu thấp chiếm 0,1% tổng dư nợ. Tuy nhiên, hiện nay các chính sách tín dụng cho người dân tại huyện Bảo Thắng còn hạn chế về số lượng vốn vay, thời gian vay và số hộ vay. Sản xuất nông nghiệp thường xuyên phải đối mặt với rủi ro, thiên tai dịch bệnh nên Agribank chưa có cơ sở để đầu tư lớn theo Nghị định 55. Việc triển khai Nghị định tại vùng cao còn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, dù nguồn tiền dồi dào nhưng các hộ dân ngại phải thế chấp, nên chỉ vay với số tiền dưới 100 triệu đồng/hộ, điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh lớn, mục tiêu của Nghị định chưa đạt hiệu quả cao (Vân Thảo, năm 2016). Việc đầu tư cho cây Na trong thời kỳ KTCB tương đối dài, mức đầu tư những năm đầu trên 1ha lớn nên nhiều hộ không thực hiện vay vốn và mở rộng diện

tích. Đây cũng là một nguyên nhân kìm hãm sự phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng những năm qua.

b) Diện tích sản xuất

Những năm trước các hộ nông dân tại Bảo Thắng chủ yếu sản xuất theo kiểu “mỗi loại một ít” tức là trên diện tích của hộ gia đình trồng nhiều loại cây: cây ăn quả, cây hoa màu, cây lâm nghiệp... Nên diện tích sản xuất các năm trước rất manh mún và nhỏ lẻ. Tới thời điểm dự án “ Cải tạo giống và phát triển vùng sản xuất hàng hóa cây nhãn, Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng giai đoạn 2013 - 2015” có hiệu lực, cùng với sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong công tác quy hoạch và tuyên truyền người dân tập trung trồng cây Na thành vùng sản xuất lớn, có nhiều chính sách hỗ trợ được xây dựng để người nông dân gia tăng sản xuất cây trồng đồng thời các hộ cũng nhận thấy cây Na mang lại giá trị lớn nên đã thực hiện mở rộng diện tích trồng tại nhà. Các vườn cây được quy hoạch liền vùng liền khoảnh thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch.

Hộp ý kiến 2. Diện tích canh tác cây Na

Nhà tôi có khoảng 1,6ha đất rừng nhưng chỉ có 0,7ha đất trồng Na, còn lại tôi sử dụng để trồng quế, quanh nhà tôi trồng một số cây như ngô, sắn để nuôi gà và lợn. Thấy người ta nói cây gì bán được giá thì tôi trồng chứ không trồng chuyên canh một loại cây nào.

Nguồn: Phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Lộc-Người dân thôn Nậm Dù xã Xuân Quang

c) Tập quán sản xuất

Những năm trước đây các hộ nông dân thường canh tác chủ yếu theo kinh nghiệm, tập quán sản xuất lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún nên chưa tạp được sự phát triển cân đối với tiềm năng của hộ. Trong tình hình mới hiện nay vấn đề đặt ra là cần có sự thay đổi về tư duy, tập quán canh tác của các hộ trồng Na nhằm thúc đẩy sử phát triển sản xuất của toàn huyện. Vì vậy, sau năm 2013 tập quán sản xuất của người dân có sự thay đổi lớn, tăng mức độ đầu tư thâm canh bằng việc tăng đầu tư công lao động, phân bón, áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc vào sản xuất đem lại năng suất cao và sản phẩm Na cũng được tăng lên về chất. d) Năng lực tổ chức quản lý sản xuất của các hộ

Nhìn chung việc phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng thực hiện theo hình thức tổ chức sản xuất tại các hộ gia đình nông dân với kỹ

thuật sản xuất truyền thống, lạc hậu. Vì vậy việc quản lý trong quá trình sản xuất còn nhiều hạn chế. Để phát triển sản xuất Na tốt hơn trên địa bàn huyện Bảo Thắng ổn định và bền vững thì giải pháp về tổ chức sản xuất là một trong hững giải pháp đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được . Củng cố và hoàn thiện việc tổ chức sản xuất của tưng hộ gia đình để dần dần hình thành các hộ, trang trại sản xuất kinh doanh, tổ sản xuất, hợp tác xã.... sản xuất Na.

0 5 10 15 20 25 30 35

Thái Niên Phong Niên Xuân Quang

Số hộ tham gia tập huấn số hộ không tham gia tập huấn

ĐVT: Hộ

Hình 4.4. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật canh tác sản xuất Na tại các xã điều tra

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Những năm gần đây, năng lực tổ chức quản lý sản xuất của các hộ tại huyện Bảo Thắng có sự thay đổi theo chiều hướng tốt. Tỷ lệ số hộ tham gia tập huấn kỹ thuật của các xã tăng lên, tuy nhiên tổng số hộ tham gia tập huấn chưa cao, năm 2015 chỉ có 43/90 hộ tham gia, số hộ còn lại vẫn sản xuất theo lối truyền thống hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những nguồn khác nhau. Mặt khác sau khi tập huấn số hộ áp dụng kỹ thuật vào sản xuất thực tế chưa nhiều. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân làm sản lượng Na của Bảo Thắng không cao so với một số tỉnh khác.

e) Thông tin đối với người dân

Thông tin thị trường có vai trò rất quan trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn. Thông tin giúp cho người nông dân và người tiêu dùng không bị thiệt hại do tư thương ép giá. Tuy nhiên thực tế hiện nay việc tiếp cận nguồn thông tin thị

trường của người dân còn hạn chế. Chưa chủ động được công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ, còn phụ thuộc rất nhiều vào các tác nhân trung gian, dẫn tới chênh lệch giá bán tại vườn và giá bán tại chợ tương đối cao.

4.3.3.2.Khoa học kỹ thuật ảnh hưởng tới việc phát triển sản xuất Na tại Bảo Thắng

a) Kỹ thuật chọn giống

Việc chọn giống và nhân giống cho các năm tiếp theo rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của cây Na sau này. Cây giống tốt sẽ cho quả sai, to và chất lượng tốt. Cây giống xấu thì cây sẽ còi cọc, xoăn lá, không cho năng suất cao, tăng chi phí chăm sóc.

Từ trước năm 2013 nguồn giống chủ yếu của các hộ là do tự ươm bằng hạt. Sau mỗi vụ thu hoạch ăn quả xong các hộ để lại hạt để ươm làm giống. Các loại hạt giống được chọn không đảm bảo và không được kiểm định nên có nhiều nguy cơ bị thoái hóa giống. Năm 2013 nhờ có dự án “ Cải tạo giống và phát triển vùng sản xuất hàng hóa cây nhãn, Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng giai đoạn 2013 - 2015” nên cơ cấu giống của các hộ đã có sự thay đổi. Số giống được cấp sử dụng phương pháp ghép cành và được kiểm định chất lượng của phòng Nông nghiệp và PTNT, trạm khuyến nông huyện Bảo Thắng trước khi đưa tới tay người nông dân. Hiện nay theo báo cáo của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thì số lượng cây trồng từ loại giống này đang phát triển tốt, những cây trồng từ năm 2013 đã bắt đầu cho trái sớm, hơn so với giống cây cũ của người dân.

b) Bón phân

Phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của cây nông nghiệp nói chung và cây Na nói riêng. Bón phân là biện pháp bổ sung dinh dưỡng vào đất, môi trường trồng cây theo nhu cầu của cây. Bón phân hợp lý là việc sử dụng lượng phân bón cân đối, không thừa, không thiếu nhằm đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng thuận lợi..

Theo số liệu điều tra, việc sử dụng phân bón cho cây Na của các hộ nông dân được thực hiện thường kỳ theo từng năm, tuy nhiên lượng phân bón được sử dụng không theo quy chuẩn, chủ yếu là theo kinh nghiệm của người dân. Tuy nhiên lượng bón thực tế của người dân thường thấp hơn nhiều định mức bón phân được khuyến cáo trong quy trình kỹ thuật.

Bảng 4.17. Lượng phân bón của các hộ nông dân điều tra so với định mức được khuyến cáo

ĐVT: kg/cây

Nội dung

Từ năm 1 - 3 Từ năm 4 - 8 Từ năm thứ 8 trở đi Các hộ SD (1) Định mức (2) Tỷ lệ (%) 3=2/1 Các hộ SD (4) Định mức (5) Tỷ lệ (%) 6=5/4 Các hộ SD (7) Định mức (8) Tỷ lệ (%) 9=8/7 Phân hữu cơ 5-7 15-20 33-35 8-10 20-25 40,00 10-15 30-40 33-37 Phân NPK 0,5 2,5 20 2 3 66,67 2,5 4 62,50

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Phân hữu cơ giúp nâng cao tính tơi xốp cho đất, tạo điều kiện cho vi sinh vật có ích phát triển giúp đất màu mỡ hơn, cây dễ hấp thu các chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, lượng phân hữu cơ các hộ sử dụng qua từng chu kỳ tương đối thấp, chỉ khoảng từ 33-40% so với định mức đã khuyến cáo.

Phân hóa học là thành phần bắt buộc trong sản xuất Na, nhất là thời điểm sinh trưởng và cây ra quả. Theo bảng 4.17 ta thấy lượng phân bón hóa học cho cây đều thấp hơn nhiều so với định mức đặc biệt là thời kỳ KTCB chỉ khoảng 20%, trong thời kỳ kinh doanh lượng phân bón cũng chỉ bón từ 62,5-66,67%. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây (thời kỳ KTCB) làm tăng thời gian ra quả và năng suất chất lượng của quả (Thời kỳ SXKD).

Hiện nay, việc sử dụng phân đơn vào sản xuất Na của Bảo Thắng tương đối ít, chủ yếu sử dụng phân bón NPK 5.10.3.8 cho tất cả các thời kỳ. Chỉ bón thêm phân đạm vào thời kỳ KTCB là 0,5kg/cây/năm so với định mức khuyến cáo là từ 0,6 - 0,8kg/cây/năm đạt tỷ lệ 62,5-83,3% so với định mức. Việc chỉ sử dụng NPK một công thức cho tất cả các thời kỳ sản xuất cũng xảy ra rất nhiều bất cập trong từng chu kỳ phát triển của cây.

Tóm lại, kỹ thuật bón phân của các hộ chưa đạt so với tiêu chuẩn kỹ thuật chăm sóc. Trong thời gian tới các hộ cần bón phân hợp lý hơn để cây Na phát triển tốt hơn.

c) Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bệnh có hại là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới năng suất sản lượng của cây Na. Các bệnh thường gặp trên vườn cây là bệnh rệp sáp phấn và sâu đục quả.

Bảng 4.18. Thành phần sâu bệnh hại Na tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Loại sâu bệnh hại

Thời điểm xuất hiện Bộ phận bị hại Mức độ gây hại Mức độ phổ biến Mức độ quan tâm của người dân I. Bệnh hại chính

Bệnh thán thư Mùa mưa Lá, thân, hoa 3 3 3

Bệnh thối rễ Mùa mưa Rễ 2 1 1

II. Sâu hại chính

Sâu hại hoa (sâu vòi voi)

Mùa mưa

Hoa 3 3 3

Rệp sáp Quanh

năm Lá, quả 3 3 3

Sâu đục quả Mùa khô Quả 3 3 3

Mối Mùa khô Thân, rễ 1 1 1

Nhện đỏ Mùa khô Lá 1 1 1

Bọ xít Mùa mưa Quả 1 2 1

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Ghi chú: 3: Mức độ gây hại nghiêm trọng, rất phổ biến và người dân rất quan tâm 2: Mức độ gây hại trung bình, phổ biến và người dân quan tâm

1: Mức độ gây hại nhẹ, ít phổ biến và người dân quan tâm vừa phải

Qua bảng 4.18 cho thấy thành phần sâu bệnh hại Na tại Bảo Thắng khá đa dạng và phong phú. Có 8 đối tượng chính bao gồm 2 loại bệnh hại và 6 loại sâu hại. Các loại bệnh gây hại trên toàn bộ cây nhưng lá, hoa và quả là các bộ phận thường bị gây hại nhất. Theo đánh giá của các hộ sản xuất Na thì vườn Na ở thời kỳ sản xuất kinh doanh thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Về mức độ gây hại: Bệnh thán thư được đánh giá là bệnh gây hại nghiêm trọng cho các vườn sản xuất Na. Bệnh là nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái các vườn Na, tỷ lệ cây chết thường rất cao.

* Biểu hiện của bệnh thán thư:

Trên lá: Lá na non dễ mẫn cảm với bệnh hơn lá già. Vết bệnh đầu tiên là các đốm đen nhỏ, sau đó vết bệnh mở rộng và liên kết thành mảng không định hình màu vàng nâu tối. Nếu gặp điều kiện ẩm ướt chúng liên kết thành các vết bệnh lớn. Các vết bệnh điển hình có tâm màu nâu vàng nhạt bao quanh là một viền màu nâu đen hoặc nâu sẫm, ngoài cùng có quầng màu xanh vàng nhạt. Trong điều kiện ẩm ướt vết bệnh hình thành những khối màu hồng gạch theo vòng đồng tâm, ở phần bị hại có màu nâu. Khi ẩm độ không khí thấp vết bệnh khô, màu nâu, rạn nứt và thủng.

Trên hoa và quả: Vết bệnh là những đốm nhỏ, không đều, màu đen ở trên cả trục và nhánh hoa. Quả sau khi thu hoạch có thể hình thành các vết đốm đen nhỏ sau lan rộng thành các vết bệnh lớn, hình dạng không đều, màu nâu đậm tới màu đen, mô bệnh không có ranh giới rõ rệt với mô khỏe. Trong điều kiện ẩm ướt thấy khối bào tử màu hồng gạch xuất hiện theo vòng đồng tâm trên mô bị bệnh. Quả non bị bệnh bị khô đen và rụng, quả lớn bị khô đen một phần.

Trên thân cành: Bệnh hại chủ yếu trên các cành non mới ra. Ban đầu các vết đốm vàng nâu, nỏ sau đó liên kết lại với nhau tạo thành vết bệnh có màu nâu tối gặp điều kiện ẩm ướt, các vết bệnh mở rộng, khi gặp trời khô vết bệnh bao bọc quanh thân cành làm cành khô héo.

Biểu hiện của rệp sáp: Cơ thể rệp phủ đầy chất sáp trắng như phấn. Rệp sáp tập trung chích hút trên lá và quả làm cho lá bị quăn, quả bị chai không lớn được. Nếu rệp sáp tấn công vào giai đoạn quả non thì quả thường bị rụng. Nếu tấn công vào giai đoạn quả đã phát triển, quả sẽ mất giá trị thương phẩm. Khi chích hút quả Na, rệp sáp tiết ra chất mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm cây sinh trưởng kém. Rệp sáp phấn xuất hiện quanh năm trên các vườn Na, gây hại nặng vào mùa nắng.

Biểu hiện của sâu đục quả: Thành trùng là loài bướm có màu nâu xám, cánh trước có màu xanh ánh kim. Sâu non có màu đen, khi phát triển đầy đủ, sâu non dài khoảng 20-22mm. Sâu non mới nở ra bắt đầu cắn đục vào bên trong thịt quả. Triệu chứng để thấy là bên ngoài vỏ quả có phân sâu đùn ra ngoài. Thường một quả có nhiều sâu phá hại.

Mức độ gây hại và mức độ phổ biến của các loại sâu bệnh không giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)