Các giải pháp phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 107 - 115)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5. Giải pháp phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh lào

4.5.2. Các giải pháp phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh

tỉnh Lào Cai

4.5.2.1. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất

* Căn cứ đề xuất: Hiện nay diện tích và sản lượng Na tại huyện Bảo Thắng ngày càng tăng. Tuy nhiên các hộ còn sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Công tác quy hoạch đã được tiến hành và đạt được thành công bước đầu. Để thúc đẩy việc phát triển sản xuất Na cần tăng cường hơn nữa công tác quy hoạch vùng trồng Na.

* Biện pháp cụ thể:

UBND huyện cần rà soát lại các vùng sản xuất cụ thể về diện tích, về điều kiện tự nhiên của vùng chuyên sản xuất, công bố quỹ đất có khả năng canh tác Na, có thể bằng hình thức giao hoặc cho thuê để đưa vào khai thác, sử dụng. Từ đó hình thàn các vùng sản xuất tập trung với quy mô lớn. Phát triển quy hoạch vùng trồng của Huyện phù hợp với định hướng quy hoạch vùng chuyên canh giai đoạn 2015 - 2025 và định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh Lào Cai.

Với những vùng có điều kiện phát triển nhưng phát triển chậm, diện tích còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng thì cần tiếp tục đầu tư vào sản xuất.

Tuyên truyền cho người dân về lợi ích của dồn điền đổi thửa, chuyển đổi chuyển nhượng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư của các hộ nông dân.

Quy hoạch, xây dựng và phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm Na gồm: Các cơ sở thu mua, các thương lái gắng lề với các vùng sản xuất tập trung, các chợ đầu mối. Duy trì cung cấp hàng hóa cho một số chợ quy mô nhỏ để thuận tiện cho việc phục vụ tiêu thụ Na tại những thị trường nằm xa đường giao thông, các chợ lớn.

4.5.2.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Thị trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tác động mạnh tới việc người dân đưa ra quyết định có tiếp tục mở rộng sản xuất hay không.

* Căn cứ đề xuất: Hiện nay Na Bảo Thắng được tiêu thụ chủ yếu thông qua đối tượng bán buôn, thiếu liên kết, thường xuyên bị ép giá. Mặt khác chính quyền địa phương chưa có bất kỳ một can thiệp nào, người dân thì chưa chủ động trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra.

Phát triển thị trường tiêu thụ Na Bảo Thắng cần gắn với nhu cầu thị trường: Để hàng hóa sản xuất ra được thị trường chấp nhận người sản xuất phải tính toán nhu cầu của thị trường cần loại nào (quy cách, mẫu mã sản phẩm), với số lượng là bao nhiêu và nghiên cứu xem có những đối thủ cạnh tranh nào? Nhóm đối tượng khách hàng tiêu thụ ở đâu?

Sau khi nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường vùng sẽ tiến hành quy hoạch diện tích sản xuất na dai cụ thể, xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu để từ đó có chiến lược kinh doanh sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Phát triển thị trường giải quyết vấn đề hiệu quả kinh tế xã hội của Huyện: Phát triển thị trường không chỉ giúp cho bà con nông dân trồng Na không phải lo lắng về vấn đề đầu ra mà nó còn thu hút nhiều cá nhân, nhiều thành phần kinh tế tham gia vào quá trình tiêu thụ na dai. Từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, tích cực xóa đói giảm nghèo, tăng độ giàu có lên, con em nông dân được học hành, đào tạo nghề, từng bước đô thị hóa nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phát triển thị trường tiêu thụ giúp đẩy nhanh quá trình tiêu thu sản phẩm, khẳng định vị trí, thương hiệu Na Bảo Thắng trên thị trường: Việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ rút ngắn được thời gian sản phẩm nằm trong quá trình lưu thông. Do đó, tăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, góp phần vào việc đấy nhanh chu kỳ tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh vòng quay của vốn. Thị trường được mở rộng giúp nhiều người tiêu dùng biết đến Na Bảo Thắng.

* Biện pháp cụ thể:

UBND huyện Bảo Thắng, người dân sản xuất Na và những cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm Na cần phải nghiên cứu thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Công tác nghiên cứu thị trường rất phức tạp và khó khăn đòi hỏi phải nghiên cứu phải am hiểu sâu sắc, nhìn nhận đúng đắn về thị trường tiêu thụ. Chính quyền địa phương cần xúc tiến đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường và điều tra thị trường hỗ trợ nông dân và lái buôn tăng

cường công tác tiêu thụ sản phẩm bằng cách thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường bao gồm những thành viên có chuyên môn, kỹ năng kinh nghiệm và có sự hiểu biết sâu về Na Bảo Thắng. Bộ phận này cần hoạt động thường xuyên và nắm chắc mức sống của dân cư, thói quen, sở thích và thị hiếu của người dân từng vùng để đáp ứng nhu cầu và giá cả phù hợp với từng điều kiện cụ thể.

Tăng cường liên kết để tạo mối liên hệ bền vững, hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm, mạng lưới tiêu thụ. Mối liên hệ bền vững sẽ tạo điều kiện cho khâu tiêu thụ được phát triển, lợi ích kinh tế của các bên tham gia vào quá trình tiêu thụ được đảm bảo.

Xây dựng nhãn hiệu tập thể Na Bảo Thắng, tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại. Nhãn hiệu tập thể sẽ là điều kiện khẳng định thương hiệu, căn cứ nhận dạng sản phẩm cho người tiêu dùng, xây dựng và củng cố niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm Na Bảo Thắng. Tổ chức các buổi tham quan vùng sản xuất, trưng bày hàng hóa sản phẩm Na Bảo Thăng tại các hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh để giới thiệu sản phẩm Na. Chính quyền địa phương cần cung cấp thông tin giúp người dân có cái nhìn đơn giản, linh hoạt về hoạt động quảng bá để người dân có thể áp dụng trực tiếp.

4.5.2.3. Giải pháp về nguồn lực

a) Giải pháp về nguồn vốn

* Căn cứ đề xuất

Những hộ gia đình tham gia sản xuất Na dai trên địa bàn huyện Bảo Thắng hầu hết đều là hộ đồng bào vùng cao, kinh tế khó khăn, thiếu vốn sản xuất nói chung, trong đó có vốn phát triển sản xuất Na. Trong điều kiện thiếu vốn nên nhiều hộ gia đình không có khả năng mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh còn hạn chế nên năng suất, chất lượng Na chưa cao và chưa ổn định. Vốn của người dân là một vấn đề khó khăn nên cần phải có những giải pháp về vốn hợp lý.

* Biện pháp thực hiện

Hỗ trợ vốn để trồng mới, nâng cấp cải tạo những vườn đã có. Huy động nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách của tỉnh theo chính sách như hỗ trợ người dân về giống, phân bón hoặc cho ứng vật tư nông nghiệp, bán theo hình thức trả chậm. Người trồng Na tùy theo nhu cầu vay vốn để có thể được vay vốn với lãi suất ưu đãi và kỳ hạn phù hợp.

Khuyến khích hộ nông dân phát triển sản xuất Na để nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, nhân dân làm và nhà nước hỗ trợ theo quy hoạch. Khuyến khích người dân sử dụng nguồn vốn tích lũy, cho người dân vay vốn với lãi suất thấp.

Huy động vốn bằng việc tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế để tạo vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh phát triển sản xuất Na.

b) Giải pháp về các yếu tố đầu vào

* Căn cứ đề xuất

Năng suất và chất lượng Na của Bảo Thắng tuy có tăng nhưng so với các vùng trồng Na lớn của cả nước thì năng suất và chất lượng Na của Bảo Thắng vẫn còn rất thấp, nguyên nhân là do việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của các hộ dân còn hạn chế, việc đầu tư các yếu tố đầu vào chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện. Để đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất, tăng thu nhập cho người sản xuất trong thời gian tới cần phải đầu tư thêm các yếu tố đầu vào như phân bón, kỹ thuật, lao động trên cơ sở quy trình kỹ thuật tiên tiến.

* Biện pháp thực hiện

Thông qua việc đầu tư thêm về vốn, người dân phải tăng cường mạnh dạn mở rộng diện tích, quan tâm đến công tác chăm sóc, áp dụng khoa học tiến bộ mới, sử dụng tiết kiệm các yếu tố đầu vào để tăng thêm thu nhập, hiệu quả sản xuất cao. Đồng thời cũng thay đổi cơ cấu quản lý sản xuất từ sản xuất nhỏ lẻ manh mún thành những vùng chuyên canh sản xuất Na trên diện tích lớn, tập trung thuận lợi cho việc chăm sóc và quản lý vườn cây, tập quán sản xuất cũ lạc hậu được thay thế bằng những công nghệ sản xuất tiên tiến. Thông tin về thị trường giá bán sản phẩm Na, giá thành các yếu tố đầu vào thường xuyên được cập nhật để người dân có tính toán cụ thể về mức độ đầu tư vào vườn cây đảm bảo tối đa hóa lợi ích của hộ.

4.5.2.4. Giải pháp về chính sách

* Căn cứ đề xuất

Cùng với việc thực hiện dự án “ Dự án cải tạo và phát triển vùng sản xuất hàng hóa các loại cây nhãn, Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng giai đoạn 2013 -

2015”. Trong những năm qua cây Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã có nhiều điều kiện phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy nhiều hộ sản xuất còn gặp khó khăn về vốn, quy trình kỹ thuật.

Để cây Na ngày càng phát triển tốt hơn, ổn định hơn trên mảnh đất Bảo Thắng, đòi hỏi cần có sự hỗ trợ của các cấp các ngành cũng như sự cố gắng vươn lên từ chính người sản xuất. Do đó cần có nhiều hơn những chương trình, dự án hỗ trợ thiết thực hơn cho các hộ sản xuất Na trong thời gian tới.

* Biện pháp thực hiện

Các cấp ngành, các tổ chức có liên quan cần có định hướng đúng đắn về cách quản lý, các chính sách để thúc đẩy phát triển sản xuất Na dai có hiệu quả và bền vững.

Tăng cường công tác quản lý hiệu quả, các cơ chế chính sách, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển Na trên địa bàn. Đưa ra những giải pháp thiết thực phù hợp với nhận thức của người dân.

Cần có kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm tạo điều kiện cho hộ sản xuất tiến hành vay vốn phục vụ sản xuất.

Cung cấp thông tin về các nguồn vốn vay, vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án đến từng hộ sản xuất để họ chủ động trong hoạt động vay vốn cũng như trong sản xuất.

Tích cực nghiên cứu cải tiến thủ tục cho vay để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Mở rộng áp dựng cho vay tín chấp thông qua các tổ, hội hoặc chính quyền địa phương để giảm bớt các thủ tục hành chính.

Phát triển sản xuất Na ở những xã có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp, các vùng có nhiều đất trồng trọt, các hộ giàu kinh nghiệm sản xuất và đảm bảo các điều kiện về vốn, kỹ thuật.

Nhà nước cần xây dựng cách chính sách, chủ trương, chỉ thị nhằm đẩy mạnh tốc độ quy hoạch sử dụng đất,. Định hướng phát triển cho các cấp chính quyền địa phương chỉ nên trồng và phát triển cây Na trên khu vực có điều kiện phù hợp với cây Na.

Nhà nước cần đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ, trong nông nghiệp cần tập trung vào nghiên cứu giống mới, có năng suất, chất lượng cao để nhân

rộng, thay thế giống kém hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng, trong đó có Na nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả cao.

4.5.2.5. Giải pháp về kỹ thuật

Kỹ thuật công nghệ là nhân tố quyết định đến việc nâng cao năng suất cây trồng. Sự đóng góp của tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh, đến nay năng suất Na toàn huyện đã tăng đáng kể, tạo được bước nhảy vọt trong kinh tế huyện. Việc sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào đã tạo nên mức tăng về năng suất sản lượng. Mặc dù vậy, tiềm năng để tiếp tục phát triển Na dai còn rất lớn. Chính vì vậy các yếu tố về kỹ thuật quan trọng, cần được áp dụng.

* Căn cứ đề xuất: Hiện nay giống na dai đem trồng đều do các hộ tự để giống, trong tương lai có nguy cơ thoái hóa giống. Chính vì vậy trong thời gian tới chính quyền và người dân cần quan tâm hơn về vấn đề giống. Vẫn còn nhiều hộ nông dân còn sản xuất na dai theo lối truyền thống, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Việc tỉa cành kích thích ra sớm, thụ phấn cho na sẽ giúp na chín sớm hơn, chất lượng quả đồng đều, mẫu mã đẹp hơn, giá bán cao hơn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng tốt hơn. Tuy nhiên trên địa bàn xã Xuân Quang biện pháp kỹ thuật này chưa được áp dụng nhiều.

Việc bón phân của các hộ còn chưa hợp lý. Các hộ vẫn còn bón theo cảm tính, chưa đúng thời điểm, lượng phân còn thấp hơn nhiều so với định mức. Các hộ vẫn còn sử dụng phân bón tổng hợp trong khi lại rất mập mờ về tác dụng phân này mang lại.

Kỹ thuật thu hái, bảo quản dường như còn rất xa lạ với các hộ nông dân. Sau khi thu hoạch các hộ lấy giấy báo bọc quanh quả để tránh dập, nát. Chính vì vậy các hộ cần trú trọng hơn trong khâu thu hái, bảo quản.

a) Giải pháp về giống

Có thể nói giống là yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất, chất lượng của cây Na. Cây giống tốt là yếu tố khởi đầu cho việc đầu tư một vườn cây ăn quả có chất lượng và hiệu quả. Để có những sản phẩm Na có chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, người sản xuất cần chú ý tới khâu chọn lọc giống. Đặc biệt là giống phải được chọn theo một tiêu chuẩn nhất định về năng suất, sản lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh và có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng.

Chính quyền địa phương ngoài việc tiếp tục hỗ trợ cấp phát giống có chất lượng cho người dân cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền kỹ thuật chọn giống cho người nông dân. Đảm bảo cây trước khi trồng cây giống phải to khỏe và không bị bệnh.

b) Giải pháp về kỹ thuật bón phân

Việc bón phân hợp lý, đúng công thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất Na dai. Hầu hết diện tích trồng Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng đều là đất thiếu dinh dưỡng, đất sỏi, núi đá, đồi. Mặc dù cây trồng chịu được cằn cỗi nhưng nếu thiếu chất dinh dưỡng trong đất mà chúng ta không đốc thúc bón phân thì sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế. Mặt khác, Na dai được trồng chủ yếu đất đồi, núi đá nên chất dinh dưỡng sẽ bị rửa trôi, làm nghèo chất dinh dưỡng. Vì vậy, người sản xuất cần nắm vững về liều lượng, quy trình, thời điểm bón để cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong từng thời kỳ khác nhau thì yêu cầu về lượng phân của cây cũng khác nhau. Kết hợp với việc bón phân hóa học các hộ cần bổ sung thêm nguồn phân hữu cơ cho đất. Sau khi bón phân hữu cơ vào đất, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, giải phóng chất dinh dưỡng dễ tiêu, và hòa tan chất dinh dưỡng khó tiêu trong đất. Ngoài ra còn ngăn ngừa sự rửa trôi chất dinh dưỡng, đặc biệt đối với đất có thành phần cơ giới nhẹ. Chính vì vậy các hộ cần đẩy mạnh công tác chăn nuôi hoặc liên kết với các hộ chăn nuôi quy mô lớn để có nguồn phân hữu cơ ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 107 - 115)