Hiện trạng sử dụng đất huyện Bảo Thắng năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 48 - 49)

Chỉ tiêu Năm 2015

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) A. Tổng diện tích đất tự nhiên 68.506,73 100,00 I. Đất nông nghiệp 61.629,18 89,96

1. Đất sản xuất nông nghiệp 22.592,85 32,98

- Trong đó: Đất trồng lúa 2.766,21 4,04

2. Đất lâm nghiệp 39.036,33 56,98

II. Đất phi nông nghiệp 6.877,55 10,04

1. Đất ở 819,93 1,20

2. Đất chuyên dùng 3.097,08 4,52

3. Đất khác 2.472,74 3,61

III. Đất chưa sử dụng 487,80 0,71

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bảo Thắng năm 2015

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tuy chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong cơ cấu sử dụng đất của huyện Bảo Thắng nhưng đất trồng lúa tương đối nhỏ chỉ chiếm tỷ lệ 4,04%, còn lại chủ yếu là đất trồng các cây hoa màu ngắn ngày và cây ăn quả. Tuy nhiên, từ năm 2014 đất trồng lúa của huyện Bảo Thắng đã có xu hướng tăng mạnh tăng 212,92ha so với năm 2013 do đã chuyển một phần từ đất chưa sử dụng sang mục đích nông nghiệp.

Đối với đất lâm nghiệp: Với tổng diện tích đất lâm nghiệp là rất lớn 39.036,33ha. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp không đồng đều giữa các xã gần đường quốc lộ và các xã xa đường quốc lộ: Xã Phố Lu là xã có diện tích đất lâm nghiệp nhỏ nhất với 437,38ha. Đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở thị trấn Phong Hải (6.388,6ha), xã Phú Nhuận (5.588,36ha), xã Thái Niên (5.045,8ha)…

Tài nguyên đất dồi dào tạo điều kiện cho việc phát triển cây na, diện tích chưa sử dụng còn tương đối lớn có tiềm năng cho việc mở rộng diện tích trồng na tại địa phương.

3.1.3.2. Tài nguyên nước

Bảo Thắng có hệ thống sông suối được phân bố khá đều, có 2 sông lớn (sông Hồng khoảng 45 km chảy qua giữa huyện và sông Tông Gia) và nhiều suối. Sông Hồng không những có vai trò quan trọng trong phát triển giao thương bằng đường thuỷ giữa Lào Cai - đầu mối của Việt Nam với Vân Nam - đầu mối quan trọng của miền Tây (TQ), mà nó còn tạo ra tiềm năng phát triển du lịch đường sông (Bảo Thắng, 2015).

Hệ thống sông, suối với địa hình dốc tạo ra lợi thế cho huyện trong phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp, đến năm 2020 Lào Cai có trên 110 điểm có thể xây dựng thuỷ điện với tổng công suất 1.100 MW trong đó huyện Bảo Thắng có 2 dự án (thủy điện Suối Trát ở Tằng Loỏng và thủy điện Tả Thảy ở Gia Phú). Nguồn nước ngầm của huyện cũng khá dồi dào với chất lượng tốt (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).

Hệ thống nước ngầm, sông, suối của huyện Bảo Thắng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo nguồn nước tưới cho cây na trong suốt quá trình sản xuất.

3.1.4. Tình hình dân số và lao động 3.1.4.1. Dân số 3.1.4.1. Dân số

Qua số liệu thống kê năm 2015, tổng dân số của huyện Bảo Thắng là 108.039 người tăng 0,42% so với năm 2014, mật độ dân số là 157,71 người/km2. Dân số của huyện tăng đều theo từng năm, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của huyện có xu hướng giảm từ 1,27% năm 2012 xuống còn 1,03% năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)