Kết quả và hiệu quả sản xuất Na tại huyện Bảo Thắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 85 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển sản xuất na tại các hộ điều tra

4.2.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất Na tại huyện Bảo Thắng

4.2.5.1. Kết quả sản xuất bình quân 1ha Na trong năm 2015

Từ năm 2013 huyện Bảo Thắng tập trung phát triển trồng Na trên diện tích lớn nhất so với các năm trở về trước, đầu tư kỹ thuật cho vườn cây theo đúng quy trình vì vậy chất lượng và sản lượng của các năm tăng lên rõ rệt. Ngoài chi phí đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu, chi phí mỗi năm trong thời kỳ SXKD không chênh lệch nhiều, nên trong đề tài này tính kết quả sản xuất năm 2016.

Theo bảng 4.14 ta thấy một số chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh Na của các hộ gia đình qua một năm như sau:

Bảng 4.14. Kết quả sản xuất bình quân 1ha Na năm 2016 Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Thái Niên Phong Niên Xuân Quang

Năng suất bình quân kg 5.618 5.456 5.625 5.774

Doanh thu (GO) 1000 đồng 196.642 190.960 196.875 202.090

Chi phí trung gian (IC) 1000 đồng 47.643 47.643 47.643 47.643

Tổng chi phí (TC) 1000 đồng 66.919 66.919 66.919 66.919

Giá trị gia tăng (VA) 1000 đồng 148.999 143.317 149.232 154.447 Khấu hao vườn cây

trong năm 1000 đồng 14.467 14.467 14.467 14.467

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 đồng 134.532 128.850 134.765 139.980 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Doanh thu: Với mức giá bán là 35.000 đồng/kg bình quân 1ha toàn huyện thu được 196.642 nghìn đồng/ha, trong đó xã Xuân Quang là 202.090 nghìn đồng/ha, xã Phong Niên là 196.875 nghìn đồng/ha, xã Thái Niên là 190.960 nghìn đồng/ha. Do những năm đầu tiên nên sản lượng còn thấp, chưa thể bằng những năm thứ 6 - 12. Nếu tiếp tục duy trì mật độ như hiện tại cộng với việc chăm sóc tốt năng suất những năm sau sẽ tăng đồng thời kéo theo doanh thu trên 1ha của các hộ nông dân sẽ cao hơn so với năm đầu.

Chi phí sản xuất: bao gồm chi phí đầu tư cho thời kỳ kinh doanh như chăm sóc, phân bón, thuốc BVTV) và chi phí khấu hao vườn cây. Tổng chi phí đầu tư năm đầu trung bình là 66,92 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên các hộ chủ yếu sử dụng công lao động của gia đình kết hợp một số hộ chăn nuôi gia súc để lấy phân hữu cơ nên mức đầu tư bằng tiền thường thấp, khoảng từ 50 – 55 triệu đồng/ha/năm.

Thu nhập hỗn hợp: Các hô sản xuất thường tận dụng thời gian nhàn rỗi để thực hiện việc chăm sóc vườn cây. Nên họ không hạch toán công lao động gia đình vào tổng chi phí sản xuất. Vì vậy, thu nhập hỗn hợp là một chỉ tiêu thường được sử dụng trong đánh giá kết quả sản xuất. Trung bình các hộ sản xuất thu được mức thu nhập hỗn hợp khoảng 134.532 triệu đồng/ha/năm. Tại 03 xã thực hiện điều tra thì mức thu nhập hỗn hợp sẽ cao hơn do doanh thu của các hộ tại 03 xã này cao hơn với các xã khác trong huyện khoảng từ 128 – 139 triệu đồng/ha/năm.

4.2.5.2 .Hiệu quả sản xuất bình quân 1ha Na trong năm 2015 của huyện Bảo Thắng

Qua bảng 4.15 ta thấy một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh Na của các hộ gia đình trong một năm như sau:

Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế phát triển sản xuất bình quân của 1ha Na trong năm 2015 của 1ha Na trong năm 2015

Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Thái Niên Phong Niên Xuân Quang Hiệu quả sử dụng IC GO/IC lần 4,13 4,01 4,13 4,24 VA/IC lần 3,13 3,01 3,13 3,24 MI/IC lần 2,82 2,70 2,83 2,94 Hiệu quả sử dụng TC GO/TC lần 2,94 2,85 2,94 3,02 VA/ TC lần 2,23 2,14 2,23 2,31 MI/ TC lần 2,01 1,93 2,01 2,09 Hiệu quả sử dụng LĐ

GO/1 công lao động 1000 đồng 746,13 724,57 747,01 766,80 VA/1 công lao động 1000 đồng 565,35 543,79 566,24 586,03 MI/1 công lao động 1000 đồng 510,46 488,90 511,35 531,13 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bình quân toàn huyện là 4,13 đồng giá trị sản xuất. Trong đó tại xã Xuân Quang là 4,24 đồng, Thái Niên là 4,01 đồng, Phong Niên là 4,13 đồng. Giá trị gia tăng (VA) thu được trên 1 đồng chi phí trung gian bình quân toàn huyện là 3,13 đồng. Thu nhập hỗn hợp (MI) đạt được trên 1 đồng chi phí trung gian là 2,82 đồng.

Giá trị sản xuất thu được trên 1 đơn vị tổng chi phí (GO/TC): cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được bình quân toàn huyện là 2,94 đồng giá trị sản xuất. Trong đó xã Xuân Quang là 3,02 đồng, xã Phong Niên là 2,94 đồng, xã Thái Niên là 2,85 đồng. Giá trị gia tăng (VA) thu được khi bỏ ra 1 đồng tổng chi phí bình quân toàn huyện là 2,23 đồng. Thu nhập hỗn hợp thu được trên 1 đồng tổng chi phí bình quân toàn huyện là 2,01 đồng.

Hiệu quả sử dụng lao động: 1 ngày công lao động trung bình toàn huyện sẽ tạo ra 746,13 nghìn đồng giá trị sản xuất (GO/ công LĐ) và 565,35 nghìn đồng giá trị trung gian (VA/công LĐ). Giá trị MI/công lao động trung bình toàn huyện là 510,46 nghìn đồng.

Tuy các hộ sản xuất Na tại huyện Bảo Thắng còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất nhưng nhìn hung thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận đem lại từ hoạt động này không nhỏ. Hiệu quả sử dụng lao động bình quân khá. Cây Na thực sự đã góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân và được xác định là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.

4.2.5.3. Hiệu quả xã hội mang lại từ việc trồng Na tại huyện Bảo Thắng

Trong những năm vừa qua việc sản xuất Na tại Bảo Thắng không những tạo hiệu quả về kinh tế, ngoài ra còn tạo ra các hiệu quả về xã hội như tạo công ăn việc làm, trung bình mỗi năm 1ha na cần đầu tư khoảng 62 công lao động. Toàn Huyện có 161ha diện tích trồng na vì vậy mỗi năm đã giải quyết được gần 10.000 công lao động, tạo nguồn thu nhập cho các hộ trồng na mặt khác góp phần giảm thiểu số lượng lao động di dân ra thành thị và các tệ nạn xã hội. Tạo sự đa dạng hóa về các sản phẩm nông nghiệp tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Phát triển sản xuất Na góp phần phát triển kinh tế địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng lao động việc làm, tăng thu nhập cho người trồng Na và góp phần xóa đói giảm nghèo.

4.2.5.4 .Hiệu quả môi trường mang lại từ việc trồng Na tại huyện Bảo Thắng

Bên cạnh những hiệu quả về kinh tế và xã hội, việc phát triển sản xuất Na còn gắn liền với hiệu quả môi trường. Do Bảo Thắng là huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, việc sản xuất Na được trồng trên những đồi núi đá của huyện. Do đặc tính của cây na có thể chịu được tại những nơi có đất xấu, tầng đất không quá dầy nên đã tận dụng được những diện tích không thể trồng các loại cây khác góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc của huyện Bảo Thắng. Việc phát triển 161ha sản xuất Na tạo nên đa dạng sinh học, góp phần giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính.

4.2.6. Tình hình tiêu thụ và phát triển thị trường tiêu thụ Na tại huyện Bảo Thắng

Na là sản phẩm đã được huyện Bảo Thắng trồng cách đây nhiều năm, tại các huyện xung quanh và thị trường Lào Cai đã biết tới Na của Bảo Thắng, tuy

nhiên còn rất xa lạ đối với các tỉnh và thành phố khác trên cả nước. Hiện tại Na Bảo Thắng được bán tự do trên thị trường, không có nhãn mác, nhãn hiệu nên việc quản lý sản phẩm cũng như phân biệt Na Bảo Thắng với những sản phẩm Na của địa phương khác rất khó khăn. Đầu ra cho sản phẩm là vấn đề hàng đầu được người sản xuất nói chung và người sản xuất Na tại Bảo Thắng nói riêng quan tâm. Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng quyết định tới thu nhập của người trồng và ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển sản xuất của địa phương.

Hiện nay tại Bảo Thắng, thương lái là cầu nối quan trọng đưa sản phẩm Na của người dân ra thị trường và đến tay người tiêu dùng, họ góp phần tiêu thụ trên 80% tổng sản phẩm Na của các hộ gia đình. Các thương lái sẽ chấp nhận mua nếu hợp lý về mọi mặt như: giá cả, chất lượng và số lượng Na tại thời điểm mua. Tuy nhiên, việc khó khăn nhất trong quá trình thu mua là chất lượng của sản phẩm, sản phẩm tốt sẽ có giá cao hơn, những sản phẩm không tốt sẽ bị đánh giá thấp hơn hoặc bị loại bỏ.

Bảng 4.16. Tình hình phát triển thị trương tiêu thụ Na của huyện Bảo Thăng qua 03 năm

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển BQ

(%) Giá (đồng) Sản lượng (tấn) CC (%) Giá (đồng) Sản lượng (tấn) CC (%) Giá (đồng) Sản lượng (tấn) CC SL (%) Giá Sản lượng Tổng sản phẩm 28.000 304,86 100,00 31.000 311,11 100,00 35.000 359,52 100,00 111,80 108,60 Người tiêu dùng 40.000 19,57 6,42 42.000 19,04 6,12 50.000 15,89 4,42 111,80 90,11 Người bán lẻ 30.000 36,06 11,83 35.000 39,60 12,73 35.000 35,30 9,82 108,01 98,94 Bán buôn tại nhà 20.000 166,67 54,67 22.000 186,88 60,07 25.000 232,50 64,67 111,80 118,11 Bán buôn tại chợ 22.000 82,56 27,08 25.000 65,58 21,08 30.000 75,82 21,09 116,77 95,84 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Theo bảng số liệu trên cho thấy sản lượng bình quân của huyện Bảo Thắng tăng 8,6% thì sản lượng tiêu thụ phân bổ cho các kênh tiêu thụ cũng có sự thay đổi. Xét về cơ cấu sản lượng phân bổ cho các đối tượng thì: Bình quân trong 03 năm tỷ trọng sản lượng phân bổ cho người tiêu dùng trực tiếp giảm 9,89%, tỷ trọng sản lượng phân bổ cho người bán lẻ giảm 1,06%, tỷ trọng sản lượng phân bổ cho người bán buôn tại nhà tăng 18,11%, tỷ trọng sản lượng phân bổ cho người bán buôn tại chợ giảm 4,16%. Qua đây cho ta thấy 95,58% sản lượng Na được tiêu thụ qua kênh tiêu thụ gián tiếp tức là thông qua các trung gian mới tới tay của người tiêu dùng. Hình thức tiêu thụ trực tiếp có giá cao hơn nhiều so với giá bán buôn nhưng lượng tiêu thụ ít, chỉ phục vụ những khách đi qua khu vực trồng Na. Hơn nữa, năm 2015 lượng tiêu trực tiếp lại tiếp tục giảm do du khách lưu thông qua QL 70 và QL 4E giảm mạnh do đã đưa vào sử dụng tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Như vậy sản phẩm Na của các hộ nông dân vẫn phụ thuộc rất nhiều vào thương lái. Tiêu thụ không qua hợp đồng nên rất bất lợi cho các hộ trồng Na, vẫn bị ép giá trong thời điểm chính vụ và cuối vụ.

Giá bán có nhiều biến động nhưng trung bình 1kg Na vào chính vụ năm 2015 bán được 35.000 đồng/kg bình quân tăng 11,80% so với năm 2013. Tại thời điểm đầu vụ giá còn biến động từ 37.000 đồng - 40.000 đồng. Kênh tiêu thụ trực tiếp có khi lên tới 60.000 đồng/kg. Giá bán Na tăng làm người dân yên tâm sản xuất nhất là từ năm 2013 đã tăng diện tích gieo trồng. Tuy nhiên, cần phải xác định một lộ trình phát triển cụ thể, không nên sản xuất ồ ạt mà không quan tâm tới sức tiêu thụ của thị trường dẫn đến khủng hoảng thừa làm ảnh hưởng tới thu nhập của người nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 85 - 91)