Chi phí bình quân sản xuất trực tiếp 1ha cây Na trong thời kỳ KTCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 75 - 77)

Chỉ tiêu

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng cộng

(1000 đồng) Chi phí (1000 đồng) Cơ cấu Chi phí (1000 đồng) Cơ cấu Chi phí (1000 đồng) Cơ cấu I. Lao động 15.187,5 0 36,78 7.657,50 33,46 7.387,50 32,66 30.232,50 1. Công làm đất 6.750,00 16,35 - - 6.750,00 2. Công trồng 1.200,00 2,91 120,00 0,52 - 1.320,00 3. Công chăm sóc 7.237,50 17,53 7.537,50 32,93 7.387,50 32,66 22.162,50 II. Vật tư 13.806,25 33,43 14.931,25 65,23 14.931,25 66,01 43.668,75 1. Giống - - - 2. Phân bón 8.656,25 20,96 9.781,25 42,73 9.781,25 43,24 28.218,75

- Phân hữu cơ 2.812,50 6,81 3.937,50 17,20 3.937,50 17,41 10.687,50 - Phân đạm 2.031,25 4,92 2.031,25 8,87 2.031,25 8,98 6.093,75 - NPK 3.812,50 9,23 3.812,50 16,66 3.812,50 16,86 11.437,50 3 Thuốc BVTV 5.150,00 12,47 5.150,00 22,50 5.150,00 22,77 15.450,00 - Thuốc trừ sâu bệnh 4.800,00 11,62 4.800,00 20,97 4.800,00 21,22 14.400,00 - Thuốc trừ cỏ 350,00 0,85 350,00 1,53 350,00 1,55 1.050,00 III. Máy móc 12.000,00 29,06 - 12.000,00 1. Máy bơm 1.200,00 2,91 - 1.200,00 2. Bình phun 800,00 1,94 - 800,00 3. Xe máy 10.000,00 24,22 - 10.000,00 IV. Chi phí khác 300,00 0,73 300,00 1,31 300,00 1,33 900,00 V. Tổng cộng SXTT 41.293,75 100 22.888,75 100 22.618,75 100 86.801,25

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Qua điều tra, các hộ sản xuất không mất chi phí về giống và đất đai. Do đất của hộ gia đình sở hữu, không phải đi thuê để sản xuất. Giống một phần được cấp và một phần các hộ tự lai ghép và gieo hạt.

Theo bảng trên ta thấy chi phí ban đầu cho việc làm đất và mua máy móc phục vụ cho sản xuất thường rất cao, những năm tiếp theo thường chỉ là chăm sóc và bón phân cho cây nên chi phí sẽ thấp hơn năm đầu. Cụ thể, chi phí cho năm đầu là 41.293.750 đồng gấp 2,28 lần chi phí đầu tư năm thứ 2. Tới năm thứ 3 thì chi phí chỉ còn 22.618.750 đồng. Tổng đầu tư 1ha cho 03 năm KTCB là khoảng 86.801.250đồng.

Chi phí giống: Hiện nay tại huyện Bảo Thắng nguồn gốc giống Na chủ yếu do các hộ tự sản xuất hoặc được cấp từ dự án nên các hộ không mất phần chi

phí này. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giống ít hộ nông dân có hiểu biết sâu sắc về giống Na. Họ chỉ quan niệm đơn giản là lấy giống từ những quả đẹp nhất để lại hạt và ươm là được. Bên cạnh đó hầu hết các hộ sản xuất Na đều ươm từ hạt chứ không sử dụng phương pháp lai ghép. Điều này có nguy cơ cao về thoái hóa giống và tăng thời gian KTCB của vườn cây.

Chi phí lao động chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí 03 năm KTCB, chiếm tới 46,57% tổng chi phí. Năm thứ nhất, chi phí lao động chủ yếu là làm đất và trồng mới Na, chi phí lao động cho năm đầu là 15,18 triệu đồng chiếm 36,77% tổng chi phí năm thứ nhất. Chi phí lao động năm thứ 2 và thứ 3 giảm xuống nhiều so với năm thứ nhất, chủ yếu là việc bón phân và chăm sóc.

Giá lao động tại địa phương trung bình là khoảng 150.000 đồng/công (tính tại thời điểm điều tra). Tuy nhiên, để tính toán chi phí lao động rất khó khăn, vì các hộ chỉ thuê lao động khi cần thiết, còn lại sử dụng lực lượng lao động trong gia đình, mà lực lượng lao động gia đình thường làm tranh thủ, xen lẫn cùng các hoạt động sản xuất khác. Vì vậy khi điều tra, phỏng vấn họ thường trả lời theo khoảng áng chừng nên số liệu thường không chính xác hoàn toàn.

Giai đoạn KTCB thường cần nhiều phân bón vì đây là thời kỳ nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng. Tại huyện Bảo Thắng thường sử dụng phân bón hữu cơ và NPK để bón cho cây, không sử dụng phân đơn đạm, lân, kali. Lượng thuốc BVTV cũng được sử dụng nhiều do đây là thời điểm cây còn nhỏ nên khả năng chống chịu sâu bệnh còn kém, thường bị cỏ dại xâm chiếm. Vì vậy, thời điểm này cây trồng cần được bón phân, tưới nước, phun thuốc BVTV đúng và đầy đủ tạo độ thông thoáng cho vườn cây phát triển.

* Tình hình đầu tư cho trồng Na sau khi bước vào giai đoạn SXKD

Sau khoảng 03 năm thời gian KTCB cây Na chuyển sang giai đoạn sản xuất kinh doanh từ năm thứ 4 đến lúc kết thúc chu kỳ sản xuất ở năm thứ 18, các kỹ thuật chăm sóc Na trong thời kỳ này rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và sản lượng của cây.

Việc đầu tư trong giai đoạn SXKD đòi hỏi nguồn vốn tương đối lớn so với giai đoạn KTCB do việc sử dụng nhiều phân bón và thuốc BVTV hơn so với thời kỳ KTCB, riêng việc phun thuốc BVTV là rất cần thiết do quả Na thường bị nhiều côn trùng phá hoại khi quả chín đặc biệt là sâu đục quả, trong nhiều vườn cây tỷ lệ có loại sâu này tấn công trên 50% số quả trong vườn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)