Năng suất, sản lượng Na của các hộ điều tra của 03 xã thuộc huyện Bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 72 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển sản xuất na tại các hộ điều tra

4.2.2. Năng suất, sản lượng Na của các hộ điều tra của 03 xã thuộc huyện Bảo

2015” được UBND huyện Bảo Thắng triển khai tại các xã Xuân Quang và Phong Niên vì vậy ngoài một số diện tích cây Na đã trồng trước đó, 02 xã còn tăng diện tích trồng mới.

Bình quân chung, mỗi hộ có khoảng 4,47 nhân khẩu và 3,32 lao động. Tỷ lệ lao động khá cao là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất Na. Hầu hết các hộ đều sử dụng lao động gia đình cho hoạt động sản xuất Na. Chỉ có thời điểm thu hoạch, bón phân ở một số hộ có diện tích lớn mới sử dụng lực lượng thuê ngoài.

Về kinh nghiệm, hầu hết các hộ đều sinh sống ở vùng trồng Na lâu đời của huyện Bảo Thắng và đã tham gia sản xuất Na lâu năm, số năm trung bình là 8,96 năm, đặc biệt có hộ đã tham gia sản xuất na trên 15 năm.

Tỷ lệ bình quân số hộ tham gia tập huấn kỹ thuật trồng Na tại địa phương là 46,67% trong đó tỷ lệ số hộ tham gia tập huấn của xã Xuân Quang cao nhất chiếm 56,66% tổng số hộ được điều tra. Thấp nhất là xã Thái Niên có tỷ lệ 36,67%. Cho thấy các hộ trồng Na vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng quy trình kỹ thuật vào sản xuất, chủ yếu vẫn sản xuất theo kinh nghiệm lạc hậu, tập trung ở một số hộ sản xuất với quy mô nhỏ.

4.2.2. Năng suất, sản lượng Na của các hộ điều tra của 03 xã thuộc huyện Bảo Thắng Bảo Thắng

Qua điều tra năng suất, sản lượng bình quân của các hộ tại 03 xã trong năm 2015, kết quả như sau:

Bảng 4.7. Năng suất, sản lượng Na của các hộ được điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Thái Niên Phong Niên Xuân Quang

Diện tích bình quân ha 0,26 0,73 0,91

Năng suất bình quân Tạ/ha 54,56 56,25 57,74

Sản lượng bình quân Tấn 1,42 4,11 5,25

Bảng số liệu trên phản ánh về diện tích, năng suất và sản lượng Na của các hộ điều tra. Năng suất Na của xã Phong Niên và Xuân Quang không chênh lệch nhiều nhưng xã Thái Niên có năng suất bình quân không bằng 02 xã còn lại. Một phần do xã Thái Niên có tổng diện tích trồng Na nhỏ hơn rất nhiều so với 02 xã Phong Niên và Xuân Quang, việc không mở rộng diện tích trồng mới của các năm gần đây dẫn đến những cây Na đã già cỗi không còn cho năng suất lớn như những vườn cây trẻ. Sản lượng bình quân cũng phụ thuộc rất nhiều vào diện tích gieo trồng của các hộ gia đình, chỉ riêng các hộ của Xuân Quang cho thu hoạch với sản lượng cao gấp 3,6 lần so với Thái Niên và các hộ của Phong Niên cho thu hoạch cao gấp 2,0 lần so với xã Thái Niên. Nguyên nhân là các hộ tại Thái Niên có xu hướng chuyển đổi mục đích trồng Na sang cây ăn quả khác đặc biệt là cây Bưởi và cây Cam.

Việc phát triển một cây trồng nào cũng phải đặt mục đích cuối cùng là giá trị kinh tế lên hàng đầu. Qua điều tra tại các hộ mỗi sau vụ thu hoạch, trung bình mỗi 1 tấn Na, người trồng Na thu về từ 30 - 40 triệu đồng (đầu vụ hoặc bán lẻ có thu khoảng 50 triệu đồng). Sau khi trừ các chi phí còn lại lợi nhuận khoảng từ 20 - 25 triệu đồng/tấn. Như vậy, ước tính với 01 ha trồng Na trung bình hộ thu về khoảng 5,5 tấn/năm, tương đương thu nhập khoảng 110 - 165 triệu đồng/năm. (thu nhập bình quân khoảng từ 9,17 - 13,75 triệu đồng/tháng).

4.2.3.Tình hình sử dụng đầu vào và phát triển kỹ thuật sản xuất Na tại huyện Bảo Thắng

4.2.3.1.Tình hình sử dụng đầu vào cho phát triển sản xuất Na tại huyện Bảo Thắng

*Giống và nguồn gốc giống của các hộ

Bảng 4.8. Giống và nguồn giống của các hộ sử dụng trong 03 năm

ĐVT: Cây

Giống Phong Niên Xuân Quang

2013 2014 2015 2013 2014 2015

Tự ươm 0 175 3.858 11.250 0 0

Được cấp 0 8.300 33.942 0 15.118 4.484

Tổng cây trồng 0 8.475 37.800 11.250 15.118 4.484

Những năm trước nguồn gốc giống Na được trồng tại huyện Bảo Thắng chủ yếu là do các hộ dân tự ươm bằng hạt sau khi ăn quả. Trong đó năm 2013 xã Phong Niên, Thái Niên không trồng mới, xã Xuân Quang thực hiện trồng thêm 15ha Na.

Năm 2013 dự án “Cải tạo và phát triển vùng sản xuất hàng hóa các cây nhãn, Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng giai đoạn 2013 - 2015” được thành lập nên một số hộ dân tại 02 xã Phong Niên và Xuân Quang được nhận cấp giống từ năm 2014 và năm 2015, tổng số cây được nhận là: 61.844 cây tương đương với khoảng 82ha cây trồng mới, còn lại khoảng 6ha các hộ vẫn tự ươm trồng.

Với hầu hết các loại cây trồng thì năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào loại giống. Đối với cây Na cũng vậy, chất lượng quả phụ thuộc nhiều vào loại giống. Cây Na có hai loại giống chính là Na dai và Na bở.

* Tình hình đầu tư cho trồng Na những năm đầu KTCB

Trên thực tế, người dân tại huyện Bảo Thắng đã sản xuất Na từ những năm về trước nhưng chỉ mang tính chất đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình hoặc bán cho thị trường nhỏ hẹp trong thôn hoặc trong xã. Đến nay, các hộ gia đình đã đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lớn hơn như trong huyện, tỉnh hoặc các tỉnh khác. Người nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng các giống mới và nhiều chi phí vật chất khác nhằm phát triển sản xuất Na toàn diện, có hiệu quả kinh tế cao.

Na là loại cây trồng lâu năm, có thời gian khai thác dài. Giai đoạn KTCB từ khi trồng đến khi khai thác là 03 năm, năm thứ 4 bắt đầu vào giai đoạn SXKD. Chi phí giai đoạn này khá lớn gồm có: làm đất, trồng, bón phân, chăm sóc, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại... Trong thời kỳ này cây Na phát triển thân cành, hình thành bộ tán lá, không cho thu hoạch quả nhưng là tiền đề cho thời kỳ sản xuất kinh doanh sau này. Đây được cho là thời kỳ quyết định tới năng suất của cây vì năng suất phu thuộc vào sức khỏe của cây, sự phát triển hợp lý của các cấp cành, độ cao và độ rộng của tán lá. Tổng chi phí đầu tư cho vườn Na trong 03 năm đầu được xem là chi phí tài sản cố định và được phân bổ trong 06 năm thời kỳ kinh doanh thông qua hình thức khấu hao.

Bảng 4.9. Chi phí bình quân sản xuất trực tiếp 1ha cây Na trong thời kỳ KTCB Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng cộng

(1000 đồng) Chi phí (1000 đồng) Cơ cấu Chi phí (1000 đồng) Cơ cấu Chi phí (1000 đồng) Cơ cấu I. Lao động 15.187,5 0 36,78 7.657,50 33,46 7.387,50 32,66 30.232,50 1. Công làm đất 6.750,00 16,35 - - 6.750,00 2. Công trồng 1.200,00 2,91 120,00 0,52 - 1.320,00 3. Công chăm sóc 7.237,50 17,53 7.537,50 32,93 7.387,50 32,66 22.162,50 II. Vật tư 13.806,25 33,43 14.931,25 65,23 14.931,25 66,01 43.668,75 1. Giống - - - 2. Phân bón 8.656,25 20,96 9.781,25 42,73 9.781,25 43,24 28.218,75

- Phân hữu cơ 2.812,50 6,81 3.937,50 17,20 3.937,50 17,41 10.687,50 - Phân đạm 2.031,25 4,92 2.031,25 8,87 2.031,25 8,98 6.093,75 - NPK 3.812,50 9,23 3.812,50 16,66 3.812,50 16,86 11.437,50 3 Thuốc BVTV 5.150,00 12,47 5.150,00 22,50 5.150,00 22,77 15.450,00 - Thuốc trừ sâu bệnh 4.800,00 11,62 4.800,00 20,97 4.800,00 21,22 14.400,00 - Thuốc trừ cỏ 350,00 0,85 350,00 1,53 350,00 1,55 1.050,00 III. Máy móc 12.000,00 29,06 - 12.000,00 1. Máy bơm 1.200,00 2,91 - 1.200,00 2. Bình phun 800,00 1,94 - 800,00 3. Xe máy 10.000,00 24,22 - 10.000,00 IV. Chi phí khác 300,00 0,73 300,00 1,31 300,00 1,33 900,00 V. Tổng cộng SXTT 41.293,75 100 22.888,75 100 22.618,75 100 86.801,25

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Qua điều tra, các hộ sản xuất không mất chi phí về giống và đất đai. Do đất của hộ gia đình sở hữu, không phải đi thuê để sản xuất. Giống một phần được cấp và một phần các hộ tự lai ghép và gieo hạt.

Theo bảng trên ta thấy chi phí ban đầu cho việc làm đất và mua máy móc phục vụ cho sản xuất thường rất cao, những năm tiếp theo thường chỉ là chăm sóc và bón phân cho cây nên chi phí sẽ thấp hơn năm đầu. Cụ thể, chi phí cho năm đầu là 41.293.750 đồng gấp 2,28 lần chi phí đầu tư năm thứ 2. Tới năm thứ 3 thì chi phí chỉ còn 22.618.750 đồng. Tổng đầu tư 1ha cho 03 năm KTCB là khoảng 86.801.250đồng.

Chi phí giống: Hiện nay tại huyện Bảo Thắng nguồn gốc giống Na chủ yếu do các hộ tự sản xuất hoặc được cấp từ dự án nên các hộ không mất phần chi

phí này. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giống ít hộ nông dân có hiểu biết sâu sắc về giống Na. Họ chỉ quan niệm đơn giản là lấy giống từ những quả đẹp nhất để lại hạt và ươm là được. Bên cạnh đó hầu hết các hộ sản xuất Na đều ươm từ hạt chứ không sử dụng phương pháp lai ghép. Điều này có nguy cơ cao về thoái hóa giống và tăng thời gian KTCB của vườn cây.

Chi phí lao động chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí 03 năm KTCB, chiếm tới 46,57% tổng chi phí. Năm thứ nhất, chi phí lao động chủ yếu là làm đất và trồng mới Na, chi phí lao động cho năm đầu là 15,18 triệu đồng chiếm 36,77% tổng chi phí năm thứ nhất. Chi phí lao động năm thứ 2 và thứ 3 giảm xuống nhiều so với năm thứ nhất, chủ yếu là việc bón phân và chăm sóc.

Giá lao động tại địa phương trung bình là khoảng 150.000 đồng/công (tính tại thời điểm điều tra). Tuy nhiên, để tính toán chi phí lao động rất khó khăn, vì các hộ chỉ thuê lao động khi cần thiết, còn lại sử dụng lực lượng lao động trong gia đình, mà lực lượng lao động gia đình thường làm tranh thủ, xen lẫn cùng các hoạt động sản xuất khác. Vì vậy khi điều tra, phỏng vấn họ thường trả lời theo khoảng áng chừng nên số liệu thường không chính xác hoàn toàn.

Giai đoạn KTCB thường cần nhiều phân bón vì đây là thời kỳ nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng. Tại huyện Bảo Thắng thường sử dụng phân bón hữu cơ và NPK để bón cho cây, không sử dụng phân đơn đạm, lân, kali. Lượng thuốc BVTV cũng được sử dụng nhiều do đây là thời điểm cây còn nhỏ nên khả năng chống chịu sâu bệnh còn kém, thường bị cỏ dại xâm chiếm. Vì vậy, thời điểm này cây trồng cần được bón phân, tưới nước, phun thuốc BVTV đúng và đầy đủ tạo độ thông thoáng cho vườn cây phát triển.

* Tình hình đầu tư cho trồng Na sau khi bước vào giai đoạn SXKD

Sau khoảng 03 năm thời gian KTCB cây Na chuyển sang giai đoạn sản xuất kinh doanh từ năm thứ 4 đến lúc kết thúc chu kỳ sản xuất ở năm thứ 18, các kỹ thuật chăm sóc Na trong thời kỳ này rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và sản lượng của cây.

Việc đầu tư trong giai đoạn SXKD đòi hỏi nguồn vốn tương đối lớn so với giai đoạn KTCB do việc sử dụng nhiều phân bón và thuốc BVTV hơn so với thời kỳ KTCB, riêng việc phun thuốc BVTV là rất cần thiết do quả Na thường bị nhiều côn trùng phá hoại khi quả chín đặc biệt là sâu đục quả, trong nhiều vườn cây tỷ lệ có loại sâu này tấn công trên 50% số quả trong vườn.

Bảng 4.10. Chi phí bình quân sản xuất trực tiếp 1ha cây Na trong thời kỳ SXKD

Chỉ tiêu

Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 đến năm thứ

18 Tổng cộng (1000 đồng) Chi phí (1000 đồng) Cơ cấu Chi phí (1000 đồng) Cơ cấu Chi phí (1000 đồng) Cơ cấu Chi phí (1000 đồng) Cơ cấu Chi phí (1000 đồng) Cơ cấu I. Lao động 9.300 24,30 9.300 23,80 9.300 24,30 9.300 24,30 102.300 20,72 139.500 1. Công chăm sóc 9.300 24,30 9.300 23,80 9.300 24,30 9.300 24,30 102.300 20,72 139.500 II. Vật tư 28.875 75,44 28.875 73,90 28.875 75,44 28.875 75,44 390.500 79,10 506.000 1. Phân bón 20.875 54,54 20.875 53,42 20.875 54,54 20.875 54,54 302.500 61,27 386.000

- Phân hữu cơ 5.625 14,70 5.625 14,40 5.625 14,70 5.625 14,70 92.813 18,80 115.313 - NPK 15.250 39,84 15.250 39,03 15.250 39,84 15.250 39,84 209.688 42,47 270.688 2 Thuốc BVTV 8.000 20,90 8.000 20,47 8.000 20,90 8.000 20,90 88.000 17,82 120.000 - Thuốc trừ sâu bệnh 8.000 20,90 8.000 20,47 8.000 20,90 8.000 20,90 88.000 17,82 120.000 III. Máy móc - 800 2,05 - - 800 0,16 1.600 - Bình phun - 800 2,05 - - 800 0,16 1.600 IV. Chi phí khác 100 0,26 100 0,26 100 0,26 100 0,26 100 0,02 500 V. Tổng công SX TT 38.275 100,00 39.075 100,00 38.275 100,00 38.275 00,00 493.700 100,00 647.600

Qua bảng số liệu trên ta thấy, vào thời kỳ SXKD chi phí đầu tư cho vườn cây SXKD thì vật tư và phân bón chiếm tỷ lệ cao hơn so với công lao động. Tỷ lệ chi phí cho vật tư từ năm thứ 4 trở đi là khoảng 506.000 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 78,13% trong tổng suất đầu tư, chủ yếu là phân bón và thuốc BVTV.

Chi phí phân bón: Tổng chi phí phân bón cho thời kỳ SXKD là 386 triệu đồng/ha chiếm tỷ lệ 59,6% tổng chi phí đầu tư thời kỳ kinh doanh. Trong chi phí phân bón, chi phí phân NPK là 270,68 triệu đồng/ha chiếm 41,79%, chi phí phân hữu cơ là 115,31 triệu/ha chiếm 17,8%. Thực tế hiện nay, lượng phân bón được các hộ đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tài chính và cảm tính của gia đình. Việc bón phân không theo nhu cầu dinh dưỡng của cây đã làm vườn cây xuống cấp nhanh và năng suất không được ổn định. Các loại phân bón lá và vi sinh chưa được các hộ sử dụng.

Chi phí lao động: Tỷ lệ chi phí công lao động trong thời kỳ này ít hơn so với tỷ lệ chi phí công lao động trong thời kỳ KTCB khoảng 139.500 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ 21,54% tổng chi phí. Công lao động trong thời kỳ SXKD chủ yếu tập trung trong công việc bón phân, phun thuốc BVTV và công thu hoạch. Ngoài ra còn có công vận chuyển và công tỉa, đốn cành nhánh cho cây vào thời kỳ cuối vụ. Công thu hoạch rất khó tính toán do số lượng quả chín không đều, hoặc chỉ thu hoạch khi có thương lái hoặc người mua. Ở các hộ điều tra thường bán tại vườn nên không có chi phí bảo quản quả Na nên chất lượng quả khi bán được giữ nguyên tới thời điểm chuyển sang người mua.

Chi phí thuốc BVTV: Ở cây Na có khả năng bị nhiễm nhiều loại bệnh, nhưng tại thời kỳ kinh doanh bệnh thối đen quả và sâu đục quả. Hộ gia đình thường thực hiện các biện pháp phun phòng bệnh là chủ yếu. Các hộ sử dụng thuốc BVTV nhiều, chi phí là 120 triệu/ha chiếm tỷ lệ 18,5% nên có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường xung quanh.

4.2.3.2. Phát triển kỹ thuật sản xuất

Phát triển kỹ thuật sản xuất Na là việc đưa các công nghệ mới vào sản xuất những phương pháp hiện đại trồng hiện đại, những kỹ thuật trồng tiên tiến nhất để cây trồng Na có năng suất cao, chất lượng tốt và giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất.

* Kỹ thuật trồng và chăm sóc Na thời kỳ KTCB

Trong thời kỳ KTCB thì yếu tố giống trồng được ưu tiên hàng đầu vì đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, sản lượng, phẩm chất của quả sau này. Trước năm 2013 các hộ gia đình trồng Na tại huyện Bảo Thắng chủ yếu sử dụng cây giống gieo từ hạt để lại sau quá trình sử dụng. Tới năm 2013 nhờ dự án “cải tạo và phát triển vùng sản xuất hàng hóa các loại cây nhãn, Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng giai đoạn 2013 - 2015” sử dụng 100% cây giống từ cành ghép nên cây ra hoa nhanh hơn và kết quả ổn định hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)