Thành phần sâu bệnh hại Na tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 101)

Loại sâu bệnh hại

Thời điểm xuất hiện Bộ phận bị hại Mức độ gây hại Mức độ phổ biến Mức độ quan tâm của người dân I. Bệnh hại chính

Bệnh thán thư Mùa mưa Lá, thân, hoa 3 3 3

Bệnh thối rễ Mùa mưa Rễ 2 1 1

II. Sâu hại chính

Sâu hại hoa (sâu vòi voi)

Mùa mưa

Hoa 3 3 3

Rệp sáp Quanh

năm Lá, quả 3 3 3

Sâu đục quả Mùa khô Quả 3 3 3

Mối Mùa khô Thân, rễ 1 1 1

Nhện đỏ Mùa khô Lá 1 1 1

Bọ xít Mùa mưa Quả 1 2 1

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Ghi chú: 3: Mức độ gây hại nghiêm trọng, rất phổ biến và người dân rất quan tâm 2: Mức độ gây hại trung bình, phổ biến và người dân quan tâm

1: Mức độ gây hại nhẹ, ít phổ biến và người dân quan tâm vừa phải

Qua bảng 4.18 cho thấy thành phần sâu bệnh hại Na tại Bảo Thắng khá đa dạng và phong phú. Có 8 đối tượng chính bao gồm 2 loại bệnh hại và 6 loại sâu hại. Các loại bệnh gây hại trên toàn bộ cây nhưng lá, hoa và quả là các bộ phận thường bị gây hại nhất. Theo đánh giá của các hộ sản xuất Na thì vườn Na ở thời kỳ sản xuất kinh doanh thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Về mức độ gây hại: Bệnh thán thư được đánh giá là bệnh gây hại nghiêm trọng cho các vườn sản xuất Na. Bệnh là nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái các vườn Na, tỷ lệ cây chết thường rất cao.

* Biểu hiện của bệnh thán thư:

Trên lá: Lá na non dễ mẫn cảm với bệnh hơn lá già. Vết bệnh đầu tiên là các đốm đen nhỏ, sau đó vết bệnh mở rộng và liên kết thành mảng không định hình màu vàng nâu tối. Nếu gặp điều kiện ẩm ướt chúng liên kết thành các vết bệnh lớn. Các vết bệnh điển hình có tâm màu nâu vàng nhạt bao quanh là một viền màu nâu đen hoặc nâu sẫm, ngoài cùng có quầng màu xanh vàng nhạt. Trong điều kiện ẩm ướt vết bệnh hình thành những khối màu hồng gạch theo vòng đồng tâm, ở phần bị hại có màu nâu. Khi ẩm độ không khí thấp vết bệnh khô, màu nâu, rạn nứt và thủng.

Trên hoa và quả: Vết bệnh là những đốm nhỏ, không đều, màu đen ở trên cả trục và nhánh hoa. Quả sau khi thu hoạch có thể hình thành các vết đốm đen nhỏ sau lan rộng thành các vết bệnh lớn, hình dạng không đều, màu nâu đậm tới màu đen, mô bệnh không có ranh giới rõ rệt với mô khỏe. Trong điều kiện ẩm ướt thấy khối bào tử màu hồng gạch xuất hiện theo vòng đồng tâm trên mô bị bệnh. Quả non bị bệnh bị khô đen và rụng, quả lớn bị khô đen một phần.

Trên thân cành: Bệnh hại chủ yếu trên các cành non mới ra. Ban đầu các vết đốm vàng nâu, nỏ sau đó liên kết lại với nhau tạo thành vết bệnh có màu nâu tối gặp điều kiện ẩm ướt, các vết bệnh mở rộng, khi gặp trời khô vết bệnh bao bọc quanh thân cành làm cành khô héo.

Biểu hiện của rệp sáp: Cơ thể rệp phủ đầy chất sáp trắng như phấn. Rệp sáp tập trung chích hút trên lá và quả làm cho lá bị quăn, quả bị chai không lớn được. Nếu rệp sáp tấn công vào giai đoạn quả non thì quả thường bị rụng. Nếu tấn công vào giai đoạn quả đã phát triển, quả sẽ mất giá trị thương phẩm. Khi chích hút quả Na, rệp sáp tiết ra chất mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm cây sinh trưởng kém. Rệp sáp phấn xuất hiện quanh năm trên các vườn Na, gây hại nặng vào mùa nắng.

Biểu hiện của sâu đục quả: Thành trùng là loài bướm có màu nâu xám, cánh trước có màu xanh ánh kim. Sâu non có màu đen, khi phát triển đầy đủ, sâu non dài khoảng 20-22mm. Sâu non mới nở ra bắt đầu cắn đục vào bên trong thịt quả. Triệu chứng để thấy là bên ngoài vỏ quả có phân sâu đùn ra ngoài. Thường một quả có nhiều sâu phá hại.

Mức độ gây hại và mức độ phổ biến của các loại sâu bệnh không giống nhau, nên mức độ quan tâm của các hộ dân đối với các loại sâu bệnh cũng khác

nhau. Bệnh thán thư, sâu đục quả, sâu hại hoa và rệp sáp được người dân đặc biệt quan tâm vì mức độ gây hại nghiêm trọng đến cây Na và năng suất quả Na.

Hiện nay các hộ trồng Na tại Bảo Thắng đã tăng cường phòng trừ sâu bệnh nhưng chủ yếu bằng cách tăng liều lượng và số lần sử dụng thuốc trừ sâu. Tuy cách này mang lại hiệu quả nhanh nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường chưa được đảm bảo.

d) Thu hoạch

Công tác thu hoạch quả Na hiện nay còn nhiều hạn chế, do cây trồng chủ yếu trên đồi núi đá công tác vận chuyển gặp rất nhiều khó khăn, kỹ thuật bảo quản hầu như không có do các hộ chỉ thu hoạch xong bán ngay cho thương lai, những quả không bán được hoặc không kịp thu hoạch thường để hỏng hoặc rơi rụng trên vườn cây. Đây là một nguyên nhân làm giảm chất lượng và sản lượng Na của các hộ trong những năm gần đây.

4.3.3.3. Cơ sở hạ tầng nông thôn ảnh hưởng đến phát triển sản xuất Na tại Bảo Thắng

Các điều kiện cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển của Na Bảo Thắng. Đây là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển bền vững các sản phẩm nông nghiệp nói riêng trong đó có cây Na. Điều kiện kinh tế hạ tầng nông thôn không chỉ giúp cho địa phương có điều kiện tốt hơn trong việc giao lưu văn hóa, kinh tế mà còn đảm bảo tưới tiêu, liên lạc.

Với sản phẩm Na Bảo Thắng việc xây dựng thương hiệu là việc làm cần thiết cân thực hiện trong thời gian tới, vì vậy việc phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương đóng vai trò rất quan trọng.

Hiện tại Bảo Thắng đã cơ bản hoàn tất các trục đường giao thông cấp huyện thuận lợi cho giao thông buôn bán với các huyện và tỉnh khác, tuy nhiên đường giao thông cấp xã và thôn còn nhiều khó khăn, thủy lợi chưa phát triển đồng bộ nên khó khăn lớn nhất cho người trồng Na là nguồn nước để tưới. Điều này gây cản trở việc phát triển sản xuất cây Na tại Bảo Thắng.

Hộp ý kiến 3. Khó khăn về cơ sở hạ tầng

Khó khăn lớn nhất của chúng tôi bây giờ là nguồn nước tưới, không có kênh thủy lợi cho tưới tiêu, chủ yếu là sử dụng nước giếng của gia đình, có những nơi xa việc đào giếng cũng gặp khó khăn, toàn núi đá không thể đào giếng, mà đào rồi thì nước cũng không nhiều.

Để phát triển sản xuất Na cũng như các mặt hàng nông nghiệp trong huyện thì trong thời gian tới cần phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, kết hợp với chương trình phát triển và xây dựng nông thôn mới tạo đà cho xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.

4.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN HUYỆN BẢO THẮNG

4.4.1. Những kết quả đã đạt được

Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhờ tận dụng lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, truyền thống sản xuất huyện Bảo Thắng đã xác định đầu tư phát triển sản xuất Na là lối đi đúng hướng, phù hợp với điều kiện tình hình mới hiện nay.

Người sản xuất Na thông qua phương pháp quản lý sản xuất, chăm sóc vườn cây, thu hoạch, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất đã thu được lợi nhuận cao..

Nhờ vào việc phát triển sản xuất Na mà đời sống của người dân cơ bản đã được cải thiện. Với giá trị sản xuất năm 2015 là năm đầu đem lại doanh thu bình quân là 182.630 nghìn đồng/ha/năm, sau khi trừ chi phí của những năm KTCB năm đầu lợi nhuận bình quân đạt 115.711 nghìn đồng/ha/năm. Ở 03 xã điều tra do được đầu tư nhiều hơn trong quá trình sản xuất nên năng suất Na trong năm cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn huyện dẫn đến lợi nhuận của các xã này cao hơn so với mức lợi nhuận của huyện từ 9 – 20 triệu đồng/ha/năm.

Cùng với sự phát triển của dự án “Cải tạo giống và phát triển vùng sản xuất hàng hóa cây nhãn, Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng giai đoạn 2013 - 2015” diện tích Na của huyện đã tăng lên đáng kể, tổng diện tích năm 2015 là 161ha, bình quân mỗi năm tăng 21,04%.

Ngoài tăng lên về diện tích gieo trồng, các hộ đã tăng cường đầu tư thâm canh nên năng suất cũng tăng theo từng năm. Năm 2015 năng suất bình quân của huyện là 52,18 tạ/ha/năm, bình quân mỗi năm tăng 7,72%.

Sản phẩm Na Bảo Thắng đã vượt qua thị trường tiêu thụ trong huyện và tỉnh để đi vào thị trường của các tỉnh lân cận. Do vậy nếu có một phương thức sản xuất hiện đại, sản phẩm đầu ra tốt, thương hiệu uy tín và chính sách tiếp thị hợp lý chắc chắn sản phẩm Na Bảo Thắng có thể vươn tới các thị trường xa và

rộng hơn. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất Na tại huyện Bảo Thắng.

4.4.2. Những tồn tại và hạn chế

Việc phát triển sản xuất Na tại Bảo Thắng những năm qua còn có nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Sự bất cập đó thể hiện đó là:

* Trình độ năng lực của các hộ nông dân:

Những năm qua người dân tại huyện Bảo Thắng còn sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa tập trung, mang tính chất tự phát, kỹ năng quản lý vườn cây chưa tốt, đầu tư chưa hợp lý, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất chủ yếu bằng kinh nghiệm nên năng suất Na không cao bằng các tỉnh khác và chất lượng cũng không đồng đều trong vườn cây.

* Quy mô sản xuất

Chưa xây dựng được các tổ chức sản xuất như tổ chức hợp tác xã, trang trại, chủ yếu là quy mô hộ gia đình tự trồng tự tiêu thụ. Vì vậy không tạo được sự gắn kết trước những chuyển biến của thị trường cũng như rủi ro khi thực hiện đầu tư trồng Na.

Ngoài ra mỗi hộ có cách quản lý và sản xuất riêng của mình nên chất lượng không đồng đều.

* Công tác khuyến nông

Hiện này công tác khuyến nông chưa phát huy được thế mạnh của mình, chất lượng những buổi tập huấn còn thấp, chưa có đủ sức thuyết phục bà còn tham gia.

* Thiếu thông tin

Hầu như tất cả người sản xuất và người tiêu dùng đều thiếu thông tin về yêu cầu chất lượng sản phẩm, nhu cầu thị trường, giá bán thành phẩm... Người dân hiện nay chủ yếu sản xuất theo cảm tính không có sự tính toán sản xuất số lượng bao nhiêu, đầu tư chi phí bao nhiêu, tiêu thụ như thế nào, để mang lại hiệu quả cao nhất.

* Chưa xây dựng được thương hiệu của sản phẩm Na Bảo Thắng

Công tác quảng bá, quảng cáo, xây dựng thương hiệu của sản phẩm Na chưa được chính quyền địa phương quan tâm. Dẫn đến rất nhiều thị trường lớn

cũng chưa biết đến Na Bảo Thắng, mặc dù biết cũng không thể phân biệt với các sản phẩm Na của địa phương khác. Làm ảnh hưởng rất lớn đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Người dân cũng chưa quan tâm nhiều đến thương hiệu do họ chỉ sản xuất với diện tích nhỏ hẹp, thị trường thu mua nhỏ.

* Nguyên nhân cơ bản

Thiếu chính sách hỗ trợ cần thiết trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Na của Nhà nước cũng như của chính quyền địa phương.

Công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân sản xuất Na theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa triệt để, hiệu quả chưa cao.

Người dân chưa có tinh thần học hỏi, khả năng nhận thức còn hạn chế nên nhiều thông tin về thị trường, giá bán nhiều khi chưa được cập nhật.

4.5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

4.5.1. Định hướng phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai tỉnh Lào Cai

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, quy hoạch vùng sản xuất: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiếp tục thực hiện phát triển Na theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương hình thành một số mô hình sản xuất công nghệ cao gắn với nhu cầu thị trường. Tích tụ ruộng đất thông qua việc thuê mướn, dồn điền đổi thửa. Đầu tư phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao đồng thời gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng bền vững.

Mở rộng diện tích trồng Na tại địa phương nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm: Trong những năm gần đây cây Na luôn được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, từ năm 2013 đến nay huyện Bảo Thắng đã thực hiện mở rộng diện tích trồng Na lên tới 161ha tăng 151,56% so với năm 2012. Sự phát triển này phải được định hướng rõ ràng bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển sản xuất gắn liền với nhu cầu của thị trường, hạn chế tối đa nguy cơ khủng hoảng thừa làm ảnh hưởng tới kinh tế hộ gia đình sản xuất và người tiêu dùng.

Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Na Bảo Thắng: Để sản phẩm Na của Bảo Thắng được các thị trường trong và ngoài tỉnh biết tới đặc biệt là những thị trường khó tính như Hà Nội thì việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Na trong thời gian tới là rất cần thiết.

4.5.2. Các giải pháp phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai tỉnh Lào Cai

4.5.2.1. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất

* Căn cứ đề xuất: Hiện nay diện tích và sản lượng Na tại huyện Bảo Thắng ngày càng tăng. Tuy nhiên các hộ còn sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Công tác quy hoạch đã được tiến hành và đạt được thành công bước đầu. Để thúc đẩy việc phát triển sản xuất Na cần tăng cường hơn nữa công tác quy hoạch vùng trồng Na.

* Biện pháp cụ thể:

UBND huyện cần rà soát lại các vùng sản xuất cụ thể về diện tích, về điều kiện tự nhiên của vùng chuyên sản xuất, công bố quỹ đất có khả năng canh tác Na, có thể bằng hình thức giao hoặc cho thuê để đưa vào khai thác, sử dụng. Từ đó hình thàn các vùng sản xuất tập trung với quy mô lớn. Phát triển quy hoạch vùng trồng của Huyện phù hợp với định hướng quy hoạch vùng chuyên canh giai đoạn 2015 - 2025 và định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh Lào Cai.

Với những vùng có điều kiện phát triển nhưng phát triển chậm, diện tích còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng thì cần tiếp tục đầu tư vào sản xuất.

Tuyên truyền cho người dân về lợi ích của dồn điền đổi thửa, chuyển đổi chuyển nhượng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư của các hộ nông dân.

Quy hoạch, xây dựng và phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm Na gồm: Các cơ sở thu mua, các thương lái gắng lề với các vùng sản xuất tập trung, các chợ đầu mối. Duy trì cung cấp hàng hóa cho một số chợ quy mô nhỏ để thuận tiện cho việc phục vụ tiêu thụ Na tại những thị trường nằm xa đường giao thông, các chợ lớn.

4.5.2.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Thị trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 101)