Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 53)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Huyện Bảo Thắng, Tỉnh Lào Cai đã coi cây Na là trở thành cây trồng tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế địa phương, tuy nhiên việc sản xuất Na vẫn còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng giống chưa được đảm bảo, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Na còn hạn chế nên hiệu quả kinh tế từ sản xuất Na vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Hiện nay, tại huyện Bảo Thắng giống Na được trồng nhiều nhất là giống Na dai. Trong tất cả các hộ điều tra thì 100% đều trồng Na dai, giống Na bở trên địa bàn huyện còn rất ít thường là những cây già cỗi, năng suất thấp được các hộ gia đình khác trồng và giữ giống.

Do vậy để phát triển sản xuất na sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất tôi tiến hành nghiên cứu phát triển sản xuất cây na dai trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Tập trung chủ yếu nghiên cứu tại 03 xã Thái Niên, Phong Niên và Xuân Quang, những xã này đã trồng na lâu năm tại huyện,

trong đó xã Phong Niên và Xuân Quang được chọn để thực hiện “Dự án cải tạo và phát triển vùng sản xuất hàng hóa các loại cây nhãn, Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng giai đoạn 2013 – 2015” nên có tính chất đại diện cho sản xuất na của toàn huyện Bảo Thắng.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp 3.2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp: thu thập từ các tài liệu, báo cáo, tạp chí, số liệu của các phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bảo Thắng, phòng Kinh tế huyện Bảo Thắng… tại thư viện khoa kinh tế và PTNT học viện Nông nghiệp Việt Nam, các số liệu báo cáo của UBND các xã trồng Na trên địa bàn huyện

Bảng 3.5. Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin Nguồn thu thập

Các tài liệu về diện tích đất đai, dân số và lao động, tình hình kinh tế, năng suất, sản lượng...

Chi cục thống kê tỉnh Lào Cai; Phòng NN & PTNT huyện Bảo Thắng; UBND các xã nghiên cứu

Cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, các số liệu và dẫn chứng cụ thể về tình hình sản xuất na

Sách, báo, các website, các công trình nghiên cứu khoa học.

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016

3.2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Đối tượng và phương pháp khảo sát

- Thảo luận, phỏng vấn: các cán bộ lãnh đạo, các cán bộ khuyến nông huyện Bảo Thắng và 03 xã được chọn để nghiên cứu.

- Phỏng vấn theo bộ câu hỏi điều tra 90 hộ trồng na tại 3 xã: xã Thái Niên, xã Phong Niên, xã Xuân Quang, mỗi xã điều tra 30 hộ trồng na. Trong đó có 45 hộ có vườn cây trong thời kỳ SXKD, 45 hộ đồng thời có vườn cây trong thời kỳ KTCB và SXKD.

+ Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, dựa vào danh sách hộ gia đình của 3 xã nghiên cứu để thu thập thông tin bằng phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn.

Bảng 3.6. Chọn mẫu đối tượng điều tra

ĐVT: Người

Đối tượng điều tra Tổng số

Các xã nghiên cứu Thái Niên Phong Niên Xuân

Quang Huyện Bảo Thắng

Cán bộ quản lý cấp huyện 01 0 0 0 01

Cán bộ xã 06 02 02 02 0

Hộ sản xuất Na 90 30 30 30 0

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

- Nội dung khảo sát

+ Các thông tin chung về đối tượng khảo sát + Nguồn lực cho sản xuất na dai

+ Thực trạng sản xuất na dai hiện nay + Kết quả, hiệu quả sản xuất na dai

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất na dai

+ Các thuận lợi khó khăn trong phát triển sản xuất + Các đề xuất, mong muốn

+ Các định hướng trong phát triển sản xuất na dai.

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Công cụ xử lý: Excel để tổng hợp và xử lý số liệu.

- Các chỉ tiêu để tổng hợp bao gồm: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển. Đối với số liệu thứ cấp, trên cơ sở tài liệu ban đầu chúng tôi chọn lọc những thông tin cần thiết và tính toán lại một số chỉ tiêu theo yêu cầu phân tích.

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Với mục tiêu phát triển sản xuất Na. Tôi phân tích đánh giá thông qua các số liệu được thống kê lại dưới dạng bảng biểu, đồ thị về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, diện tích đất đai và tình hình sản xuất kinh doanh na dai, sản lượng và chất lượng na dai. Từ đó đưa ra những nhận xét về các số liệu đó.

+ Thống kê so sánh

Phương pháp này gồm cả so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối để đánh giá động thái phát triển của sự vật, hiện tượng theo thời gian và không gian. Việc

so sánh nhằm làm rõ sự khác nhau về kết quả và hiệu quả kinh tế bình quân của các hộ trồng Na dai qua 3 năm. Từ đó rút ra cái nhìn tổng quát về tình hình phát triển sản xuất ra trên địa bàn xã.

So sánh giữa các năm về tình hình sử dụng đất đai, dân số, lao động, kết quả sản xuất... để thấy rõ xu hướng diễn biến, phát triển qua các năm của các vấn đề trên. Từ đó nhận định tác động đến phát triển sản xuất Na dai.

So sánh mức đầu tư thâm canh, tình hình áp dụng kỹ thuật... của các hộ qua 3 năm gần đây.

+ Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp này dùng để phân tổ các mẫu điều tra theo các tiêu chí khác nhau để phục vụ nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản của hộ trồng Na và phân loại chúng theo các kiểu nông hộ tham gia trồng Na, phân loại theo quy mô trồng Na.

+ Phương pháp phân tích định tính

Dựa trên những câu chuyện thu được trong quá trình phỏng vấn các đối tượng khác nhau tham gia trong quá trình sản xuất Na, cũng như câu chuyện của người quản lý, chuyên môn, người tiêu dùng. Từ đó thấy được thực trạng phát triển, những yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất Na tại Bảo Thắng để đưa ra giải pháp phát triển sản xuất trong thời gian tiếp theo.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện tiềm năng phát triển sản xuất Na.

Đất đai: Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, diện tích đất phát triển sản xuất Na qua 3 năm.

Lao động: Tổng số lao động, số lao động tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lao động/hộ qua 3 năm.

Mức độ trang bị tư liệu sản xuất, mức vốn đầu tư/ hộ theo thời gian 3 năm

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất Na dai chiều rộng

Diện tích và tốc độ tăng, giảm diện tích Na qua 3 năm Năng suất sản lượng bình quân/1ha của hộ qua 3 năm

Nhóm chỉ tiêu về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất Na dai.

+ Tỷ lệ sử dụng nguồn giống của các hộ nông dân

Nhóm chỉ tiêu về phát triển thị trường tiêu thụ

+ Các tác nhân tham gia vào việc phân phối, tiêu thụ

+ Giá bán, lượng bán Na dai của các hộ cho các đối tượng thu mua

Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế

Để phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư và cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn tôi sử dụng các chỉ tiêu như:

+ Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

GO = ∑ Qi.Pi Trong đó:

Qi là khối lượng sản phẩm i Pi là đơn giá sản phẩm i

GO đối với cây Naa đó là doanh thu bán sản phẩm từ quả Na. Q là khối lượng sản phẩm (kg), P là giá bán sản phẩm.

+ Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các chi phí vật chất (trừ khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ mà hộ đã chi thường xuyên trong năm cho việc sản xuất Na.

IC = ∑ Cj Trong đó:

Cj là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản phẩm mà hộ đã chi ra trong 1 năm. IC đối với cây Na đó là toàn bộ chi phí về giống, chi phí vật tư, đạm, lân, kali, phân chuồng, thuốc trừ sâu, điện, nước,….

+ Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm dịch vụ tạo ra trong một năm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian.

VA = GO – IC

Đối với cây Na thì giá trị gia tăng được tính là khoản thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi chi phí trung gian.

+ Thu nhập hỗn hợp (MI): là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu hao tài sản cố định, thuế và lao động thuê ( nếu có). Như vậy thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình.

MI = VA – (A+T) – lao động thuê ngoài (nếu có) Trong đó :

A : Là khấu hao tài sản cố định. Khấu hao vườn Na được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng vì cây Na là cây lâu năm có chu kỳ khai thác dài.

T : Là các khoản thuế phải nộp

Công lao động được quy về ngày lao động, trong đó quá trình thu thập thông tin lao động sản xuất và kinh doanh Na tôi tiến hành điều tra theo giờ và quy về ngày lao động. Quy định một ngày lao động 8 giờ.

+ Các chỉ tiêu khác : Năng suất bình quân/ ha. Mức đầu tư, thâm canh.

Giá trị tăng lên trên 1 đơn vị diện tích (nghìn đồng/ha)

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất Na

- Điều kiện tự nhiên: Đất đai, khí hậu, thời tiết…

- Chính sách phát triển nông nghiệp, phát triển vùng trồng - Tác động của thị trường tiêu thụ

- Yếu tố nhãn hiệu

- Nguồn lực cho sản xuất

- Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất - Cơ sở hạ tầng nông thôn.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO THẮNG HUYỆN BẢO THẮNG

4.1.1. Tình hình phát triển sản xuất cây ăn quả toàn huyện Bảo Thắng

4.1.1.1.Tỷ lệ đất trồng cây ăn quả trong cơ cấu đất nông nghiệp của huyện Bảo Thắng qua 05 năm 2011 - 2015

Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy, diện tích sản xuất nông nghiệp của huyện Bảo Thắng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2012 diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 7,21% so với năm 2012. Năm 2013 diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 0,44% là do một số diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên, tới năm 2014 việc phát triển sản xuất nông nghiệp được Huyện Bảo Thắng đẩy mạnh phát triển. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp huyện năm 2014 là 22.592,85ha tăng 91,27% so với năm 2013 và được giữ nguyên diện tích qua năm 2015. Có kết quả này là do huyện Bảo Thắng đã làm tốt công tác khai thác diện tích đất chưa sử dụng vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và trồng rừng.

Diện tích đất trồng cây ăn quả của Huyện có biến động trong các năm. Qua 05 năm, diện tích đất trồng cây ăn quả có 04 lần biến động, có năm tăng và có năm giảm. Năm tăng nhiều nhất là năm 2014, tăng 3,95% so với năm 2013. Năm giảm nhiều nhất là năm 2015, giảm 1,92% so với năm 2014. Tuy có nhiều biến động trong diện tích trồng cây ăn quả nhưng diện tích biến động của Huyện không nhiều, diện tích trồng cây ăn quả của huyện trong năm 2015 là 2.235,00ha chiếm tỷ lệ 9,89% trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp.

Huyện Bảo Thắng trong những năm qua đã chú trọng phát triển diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, chủ yếu là dùng để sản xuất cây hàng năm khác như ngô, một số cây lấy củ cho tinh bột như sắn, khoai lang... và trồng rau. Những loại cây này chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu sử dụng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Bảo Thắng. Diện tích trồng cây ăn quả tuy có nhiều biến động, trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ ít chưa tới 10% nhưng nhìn chung vẫn giữ được diện tích trồng ổn định.

Bảng 4.1 Diện tích đất trồng cây ăn quả trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp của huyện Bảo Thắng (2011-2015)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 12/11 13/12 14/13 15/14 BQ 1. Đất sản xuất nông nghiệp 11.066,61 100,00 11.864,34 100,00 11.811,93 100,00 22.592,85 100,00 22.592,85 100,00 107,21 99,56 191,27 100,00 119,53 - Đất trồng lúa 2.569,59 23,22 2.569,59 21,66 2.553,29 21,62 2.766,21 12,24 2.766,21 12,24 100,00 99,37 108,34 100,00 101,86 - Đất trồng cây hàng năm khác 6.285,82 56,80 7.070,15 59,59 7.066,44 59,82 17.547,84 77,67 17.591,64 77,86 112,48 99,95 248,33 100,25 129,34 - Đất trồng cây ăn quả 2.211,20 19,98 2.224,60 18,75 2.192,20 18,56 2.278,80 10,09 2.235,00 9,89 100,61 98,54 103,95 98,08 100,27

4.1.1.2. Diện tích đất trồng cây ăn quả trong các đơn vị hành chính của huyện Bảo Thắng

Huyện Bảo Thắng có 15 đơn vị hành chính (3 thị trấn và 12 xã) đều có diện tích trồng cây ăn quả. Tới năm 2015, xã Xuân Quang có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất Huyện với tổng diện tích là 515,30ha, tiếp theo là tới xã Thái Niên với diện tích là 255,53ha, đứng thứ ba là xã Phong Niên với diện tích trồng cây ăn quả là 171,53ha. Sau đó là các xã và thị trấn còn lại, nhưng sự chênh lệch diện tích trồng cây ăn quả giữa các xã, thị trấn với nhau rất lớn, ít nhất là thị trấn Tằng Loỏng chỉ có 19,4ha. Diện tích cây ăn quả của Huyện có sự biến động là do những năm gần đây nhận thấy cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao nên UBND huyện đã chú trọng phát triển diện tích cây ăn quả thay thế diện tích cây ngắn ngày như ngô, sắn tại một số xã có điều kiện tự nhiên phù hợp với từng loại cây ăn quả. Tuy nhiên, một số địa phương không được điều kiện tự nhiên ưu đãi đã dần chuyển sang trồng cây lâm nghiệp, một số xã như Phú Nhuận, Tàng Loỏng đã chuyển một số diện tích sang phát triển các khu công nghiệp lớn trong địa bàn Huyện. Việc biến động này đã mang lại thu nhập cao cho các hộ nông dân do đã dần hình thành vùng chuyên canh sản xuất cây ăn quả.

Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy 03 xã nghiên cứu có tỷ lệ diện tích đất trồng cây ăn quả khá lớn từ 35,55% - 42,16% trong cơ cấu diện tích trồng cây ăn quả của toàn Huyện. Ba xã đều có biến động về diện tích trồng cây ăn quả qua các năm nhưng tỷ lệ biến động không lớn. Tới năm 2015, các xã đã có những bước chuyển biến tích cực trong công tác trồng cây ăn quả, thể hiện là diện tích trồng đã gia tăng một cách nhanh chóng, tỷ lệ tăng diện tích từ 40,48% - 44,14% tại xã Thái Niên và xã Phong Niên, xã Xuân Quang tuy chỉ tăng 1,18% so với năm 2014 nhưng vẫn là xã có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất cả huyện đạt 515,30ha chiếm 23,06% tổng diện tích trồng cây ăn quả toàn huyện.

Tổng diện tích trồng cây ăn quả của 03 xã được nghiên cứu chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu diện tích trồng cây ăn quả toàn huyện Bảo Thắng (42,16%), với tổng diện tích của 03 xã là 942,36ha, thuận lợi cho việc quy hoạch, đầu tư phát triển vùng cây ăn quả của huyện Bảo Thắng.

Bảng 4.2. Diện tích trồng cây ăn quả theo đơn vị hành chính của huyện Bảo Thắng (2011-2015)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

DT (ha)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)