Những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 105 - 106)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.2. Những tồn tại và hạn chế

Việc phát triển sản xuất Na tại Bảo Thắng những năm qua còn có nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Sự bất cập đó thể hiện đó là:

* Trình độ năng lực của các hộ nông dân:

Những năm qua người dân tại huyện Bảo Thắng còn sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa tập trung, mang tính chất tự phát, kỹ năng quản lý vườn cây chưa tốt, đầu tư chưa hợp lý, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất chủ yếu bằng kinh nghiệm nên năng suất Na không cao bằng các tỉnh khác và chất lượng cũng không đồng đều trong vườn cây.

* Quy mô sản xuất

Chưa xây dựng được các tổ chức sản xuất như tổ chức hợp tác xã, trang trại, chủ yếu là quy mô hộ gia đình tự trồng tự tiêu thụ. Vì vậy không tạo được sự gắn kết trước những chuyển biến của thị trường cũng như rủi ro khi thực hiện đầu tư trồng Na.

Ngoài ra mỗi hộ có cách quản lý và sản xuất riêng của mình nên chất lượng không đồng đều.

* Công tác khuyến nông

Hiện này công tác khuyến nông chưa phát huy được thế mạnh của mình, chất lượng những buổi tập huấn còn thấp, chưa có đủ sức thuyết phục bà còn tham gia.

* Thiếu thông tin

Hầu như tất cả người sản xuất và người tiêu dùng đều thiếu thông tin về yêu cầu chất lượng sản phẩm, nhu cầu thị trường, giá bán thành phẩm... Người dân hiện nay chủ yếu sản xuất theo cảm tính không có sự tính toán sản xuất số lượng bao nhiêu, đầu tư chi phí bao nhiêu, tiêu thụ như thế nào, để mang lại hiệu quả cao nhất.

* Chưa xây dựng được thương hiệu của sản phẩm Na Bảo Thắng

Công tác quảng bá, quảng cáo, xây dựng thương hiệu của sản phẩm Na chưa được chính quyền địa phương quan tâm. Dẫn đến rất nhiều thị trường lớn

cũng chưa biết đến Na Bảo Thắng, mặc dù biết cũng không thể phân biệt với các sản phẩm Na của địa phương khác. Làm ảnh hưởng rất lớn đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Người dân cũng chưa quan tâm nhiều đến thương hiệu do họ chỉ sản xuất với diện tích nhỏ hẹp, thị trường thu mua nhỏ.

* Nguyên nhân cơ bản

Thiếu chính sách hỗ trợ cần thiết trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Na của Nhà nước cũng như của chính quyền địa phương.

Công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân sản xuất Na theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa triệt để, hiệu quả chưa cao.

Người dân chưa có tinh thần học hỏi, khả năng nhận thức còn hạn chế nên nhiều thông tin về thị trường, giá bán nhiều khi chưa được cập nhật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 105 - 106)