Giống và nguồn giống của các hộ sử dụng trong 03 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 73 - 75)

ĐVT: Cây

Giống Phong Niên Xuân Quang

2013 2014 2015 2013 2014 2015

Tự ươm 0 175 3.858 11.250 0 0

Được cấp 0 8.300 33.942 0 15.118 4.484

Tổng cây trồng 0 8.475 37.800 11.250 15.118 4.484

Những năm trước nguồn gốc giống Na được trồng tại huyện Bảo Thắng chủ yếu là do các hộ dân tự ươm bằng hạt sau khi ăn quả. Trong đó năm 2013 xã Phong Niên, Thái Niên không trồng mới, xã Xuân Quang thực hiện trồng thêm 15ha Na.

Năm 2013 dự án “Cải tạo và phát triển vùng sản xuất hàng hóa các cây nhãn, Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng giai đoạn 2013 - 2015” được thành lập nên một số hộ dân tại 02 xã Phong Niên và Xuân Quang được nhận cấp giống từ năm 2014 và năm 2015, tổng số cây được nhận là: 61.844 cây tương đương với khoảng 82ha cây trồng mới, còn lại khoảng 6ha các hộ vẫn tự ươm trồng.

Với hầu hết các loại cây trồng thì năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào loại giống. Đối với cây Na cũng vậy, chất lượng quả phụ thuộc nhiều vào loại giống. Cây Na có hai loại giống chính là Na dai và Na bở.

* Tình hình đầu tư cho trồng Na những năm đầu KTCB

Trên thực tế, người dân tại huyện Bảo Thắng đã sản xuất Na từ những năm về trước nhưng chỉ mang tính chất đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình hoặc bán cho thị trường nhỏ hẹp trong thôn hoặc trong xã. Đến nay, các hộ gia đình đã đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lớn hơn như trong huyện, tỉnh hoặc các tỉnh khác. Người nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng các giống mới và nhiều chi phí vật chất khác nhằm phát triển sản xuất Na toàn diện, có hiệu quả kinh tế cao.

Na là loại cây trồng lâu năm, có thời gian khai thác dài. Giai đoạn KTCB từ khi trồng đến khi khai thác là 03 năm, năm thứ 4 bắt đầu vào giai đoạn SXKD. Chi phí giai đoạn này khá lớn gồm có: làm đất, trồng, bón phân, chăm sóc, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại... Trong thời kỳ này cây Na phát triển thân cành, hình thành bộ tán lá, không cho thu hoạch quả nhưng là tiền đề cho thời kỳ sản xuất kinh doanh sau này. Đây được cho là thời kỳ quyết định tới năng suất của cây vì năng suất phu thuộc vào sức khỏe của cây, sự phát triển hợp lý của các cấp cành, độ cao và độ rộng của tán lá. Tổng chi phí đầu tư cho vườn Na trong 03 năm đầu được xem là chi phí tài sản cố định và được phân bổ trong 06 năm thời kỳ kinh doanh thông qua hình thức khấu hao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)