3.1.1. Vị trí địa lý
Bảo Thắng là một huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai với diện tích tự nhiên: 68.506,73 ha, có 12 xã, 3 thị trấn; trong đó có 1 xã biên giới Bản Phiệt tiếp giáp với huyện Hà Khẩu - Vân Nam - Trung Quốc. Có hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa thuận lợi cho việc đi lại giao lưu giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh, có dự án đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đoạn chạy trên địa phận huyện. Năm 2015 huyện Bảo Thắng 108.039 khẩu gồm 17 dân tộc (Niên giám thông kê huyện Bảo Thắng, 2015).
Huyện Bảo Thắng nằm trong tọa độ địa lý: Từ 220 11’ 50” đến 220 33’ 32” độ vĩ Bắc và từ 1040 00’ đến 1040 19’ 44” độ kinh Đông. (Cục thông kê tỉnh Lào Cai, 2012).
Ranh giới của huyện: Phía Đông giáp huyện Bắc Hà và huyện Bảo Yên; Phía Tây giáp huyện Sa Pa và thành phố Lào Cai; Phía Bắc giáp tỉnh huyện Mường Khương; Phía Nam giáp huyện Văn Bàn (Niên giám thông kê huyện Bảo Thắng, 2015).
Huyện Bảo Thắng có 15 đơn vị hành chính gồm 3 thị trấn (TT Phố Lu, TT Phong Hải, TT Tằng Loỏng) 12 xã (xã Bản Phiệt, Bản Cầm, Thái Niên, Phong Niên, Gia Phú, Xuân Quang, Xuân Giao, Sơn Hà, Trì Quang, Sơn Hải, Xã Lu và xã Phú Nhuận). Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Phố Lu, cách thành phố Lào Cai 35 km về phía Tây Bắc (Niên giám thông kê huyện Bảo Thắng, 2015).
Huyện Bảo Thắng nằm ở phía Nam của tỉnh Lào Cai, có QL70; QL4E; đường sắ: TL151, TL155 nối huyện với các tỉnh trong vùng và cả nước. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có dự án xây dựng sân bay Lào Cai dự kiến thuộc xã Gia Phú, dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tạo điều kiện thuận lợi cho Bảo Thắng trong việc giao lưu hàng hóa, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện để phát triển kinh tế - xã hội (UBND huyện Bảo Thắng, năm 2015).
3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng 3.1.2.1. Địa hình 3.1.2.1. Địa hình
Bảo Thắng có địa hình khá phức tạp, địa hình chia cắt mạnh, độ phân tầng lớn tạo ra các vùng đất thấp trung bình. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.
Đặc điểm địa hình trên tạo lợi thế cho huyện trong phát triển các loại hình du lịch sinh thái. Hơn nữa, địa hình khá dốc kết hợp với hệ thống sông, suối dày đặc là tiềm năng của huyện trong phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa. Tuy nhiên, địa hình phân tầng lớn, chia cắt cũng đặt ra thách thức không nhỏ đối với tỉnh trong phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (Cục thống kê tỉnh Lào Cai năm, 2012). Có điều kiện thuận lợi cho cây na phát triển tuy nhiên cũng gặp một số khó khăn trong công tác vận chuyển khi thu hoạch.
3.1.2.2. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc vùng có lượng mưa lớn của tỉnh Lào Cai. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Khí hậu Bảo Thắng có biên độ dao động khá lớn giữa ngày và đêm và giữa các tháng trong năm. Nền nhiệt độ trung bình, nhiệt độ trung bình năm khoảng 18,40C và ít biến động. Tháng có nhiệt trung bình cao nhất là tháng 6 (khoảng 250C); tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (110C) (Niên giám thống kê huyện Bảo Thắng, 2015).
Độ ẩm không khí trong năm chênh lệch không nhiều, bình quân năm khoảng 86%. Lượng mưa trung bình năm khoảng 113 mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9. Tháng có lượng mưa trung bình cao nhất thường là tháng 8, trung bình nên khoảng 350 mm; tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng 1, khoảng 20 mm (Niên giám thống kê huyện Bảo Thắng, 2015).
Hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc- Tây Nam. Gió và bão ít ảnh hưởng tới Bảo Thắng. Sương mù thường xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm. Có chế độ ánh sáng, mưa, ẩm phong phú phù hợp cho nhiều loại thực vật, cây trồng, vật nuôi khác nhau (Niên giám thống kê huyện Bảo Thắng, 2015).
Khí hậu của huyện Bảo Thắng tạo điều kiện cho việc sinh trưởng và phát triển của cây na, tuy nhiên với điều kiện khí hậu trên cũng là tạo cơ hội cho sâu bệnh hại phát triển, gây khó khăn cho công tác bảo vệ thực vật.
3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 3.1.3.1. Tài nguyên đất 3.1.3.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2015, huyện Bảo Thắng có tổng diện tích đất tự nhiên là 68.506,73 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 22.592,85 ha chiếm 32,98%. Đất lâm nghiệp: 39.036,33 ha chiếm 56,98%. Đất chưa sử dụng 487,8 ha chiếm 0,71% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Bảo Thắng năm 2015
Chỉ tiêu Năm 2015
Diện tích (ha) Cơ cấu (%) A. Tổng diện tích đất tự nhiên 68.506,73 100,00 I. Đất nông nghiệp 61.629,18 89,96
1. Đất sản xuất nông nghiệp 22.592,85 32,98
- Trong đó: Đất trồng lúa 2.766,21 4,04
2. Đất lâm nghiệp 39.036,33 56,98
II. Đất phi nông nghiệp 6.877,55 10,04
1. Đất ở 819,93 1,20
2. Đất chuyên dùng 3.097,08 4,52
3. Đất khác 2.472,74 3,61
III. Đất chưa sử dụng 487,80 0,71
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bảo Thắng năm 2015
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tuy chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong cơ cấu sử dụng đất của huyện Bảo Thắng nhưng đất trồng lúa tương đối nhỏ chỉ chiếm tỷ lệ 4,04%, còn lại chủ yếu là đất trồng các cây hoa màu ngắn ngày và cây ăn quả. Tuy nhiên, từ năm 2014 đất trồng lúa của huyện Bảo Thắng đã có xu hướng tăng mạnh tăng 212,92ha so với năm 2013 do đã chuyển một phần từ đất chưa sử dụng sang mục đích nông nghiệp.
Đối với đất lâm nghiệp: Với tổng diện tích đất lâm nghiệp là rất lớn 39.036,33ha. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp không đồng đều giữa các xã gần đường quốc lộ và các xã xa đường quốc lộ: Xã Phố Lu là xã có diện tích đất lâm nghiệp nhỏ nhất với 437,38ha. Đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở thị trấn Phong Hải (6.388,6ha), xã Phú Nhuận (5.588,36ha), xã Thái Niên (5.045,8ha)…
Tài nguyên đất dồi dào tạo điều kiện cho việc phát triển cây na, diện tích chưa sử dụng còn tương đối lớn có tiềm năng cho việc mở rộng diện tích trồng na tại địa phương.
3.1.3.2. Tài nguyên nước
Bảo Thắng có hệ thống sông suối được phân bố khá đều, có 2 sông lớn (sông Hồng khoảng 45 km chảy qua giữa huyện và sông Tông Gia) và nhiều suối. Sông Hồng không những có vai trò quan trọng trong phát triển giao thương bằng đường thuỷ giữa Lào Cai - đầu mối của Việt Nam với Vân Nam - đầu mối quan trọng của miền Tây (TQ), mà nó còn tạo ra tiềm năng phát triển du lịch đường sông (Bảo Thắng, 2015).
Hệ thống sông, suối với địa hình dốc tạo ra lợi thế cho huyện trong phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp, đến năm 2020 Lào Cai có trên 110 điểm có thể xây dựng thuỷ điện với tổng công suất 1.100 MW trong đó huyện Bảo Thắng có 2 dự án (thủy điện Suối Trát ở Tằng Loỏng và thủy điện Tả Thảy ở Gia Phú). Nguồn nước ngầm của huyện cũng khá dồi dào với chất lượng tốt (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).
Hệ thống nước ngầm, sông, suối của huyện Bảo Thắng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo nguồn nước tưới cho cây na trong suốt quá trình sản xuất.
3.1.4. Tình hình dân số và lao động 3.1.4.1. Dân số 3.1.4.1. Dân số
Qua số liệu thống kê năm 2015, tổng dân số của huyện Bảo Thắng là 108.039 người tăng 0,42% so với năm 2014, mật độ dân số là 157,71 người/km2. Dân số của huyện tăng đều theo từng năm, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của huyện có xu hướng giảm từ 1,27% năm 2012 xuống còn 1,03% năm 2015.
Bảng 3.2. Phát triển dân số huyện Bảo Thắng năm 2012 - 2015
Năm Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) Tốc độ tăng (%) 2012 106.286 155,80 1,27 100,00 2013 106.705 156,41 1,21 100,39 2014 107.585 157,04 1,19 100,82 2015 108.039 157,71 1,03 100,42
Chênh lệch theo giới tính của huyện Bảo Thắng không lớn nhưng chênh lệch giữa người dân sống ở thành thị và nông thôn rất cao, khoảng 78,18% dân số sống ở nông thôn, chỉ có 21,82% dân số sống ở thành thị. Cho thấy huyện Bảo Thắng có tiềm năng lao động dồi dào để sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất na nói riêng.
Bảng 3.3. Cơ cấu dân số theo giới tính và theo thành thị, nông thôn
Năm Tổng số
Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam (người) CC (%) Nữ (người) CC (%) Thành thị (người) CC (%) Nông thôn (người) CC (%) 2012 106.286 54.227 51,02 52.059 48,98 23.174 21,80 83.112 78,20 2013 106.705 54.411 50,99 52.294 49,01 23.193 21,74 83.512 78,26 2014 107.585 54.816 50,95 52.769 49,05 23.468 21,81 84.117 78,19 2015 108.039 55.239 51,13 52.800 48,87 23.574 21,82 84.465 78,18 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bảo Thắng năm 2015
3.1.4.2. Lao động
Bảng 3.4. Phát triển nguồn lao động giai đoạn 2012 – 2015
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 I. Dân số TB (người) 106.28 6 106.70 5 107.58 5 108.03 9
1. Dân số trong độ tuổi lao động có
khả năng lao động (người) 49.827 55.156 57.601 58.568
- Tỉ lệ so với dân số (%) 46,88 51,69 53,54 54,21
2. Lao động trong nền kinh tế (người) 49.461 53.910 55.946 56.814 2.1 Lao động ở khu vực nông lâm thủy sản
(người) 41.159 44.098 45.316 44.315
2.2 Lao động ở khu vực CN, TTCN, XD
(người) 3.337 3.714 3.916 4.545
2.3 Lao động ở khu vực DV (người) 4.965 6.097 6.714 7.954
II. Cơ cấu lao động (%) 100 100 100 100
- Nông lâm thủy sản 83,21 81,80 81,00 78,00
- CN-XD 6,75 6,89 7,00 8,00
- DV 10,04 11,31 12,00 14,00
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số của huyện tăng từ 46,88% năm 2012 lên 54,21% năm 2015 thể hiện xu thế trẻ hóa dân số là điều kiện quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội.
Tỷ lệ lao động là việc trong ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện, chiếm 78% tổng số lao động, song có xu hướng giảm dần, sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng qua các năm. Trong 04 năm tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng tăng 1,25%, tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ tăng 3,96%. Nguyên nhân là trong những năm gần đây huyện Bảo Thắng đang thực hiện đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung thu hút lao động trong địa bàn Huyện. Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, đồng thời xu hướng những năm gần đây là trẻ hóa dân số tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất na tại địa phương.
3.1.5. Điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội
a) Giao thông
Đường trục xã, liên xã: Trên địa bàn 12 xã có tổng cộng 229,93 km đường trục xã, liên xã, đã được cứng hóa 168,53 km, đạt 73,2%, còn lại 61,4km là đường đất cần được đầu tư xây dựng (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).
Đường trục thôn, liên thôn: Trên địa bàn 12 xã có tổng cộng 473,9 km đường trục thôn, liên thôn, đã được cứng hóa 246,7 km, đạt 52,05% (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).
Đường ngõ, xóm: Trên địa bàn 12 xã có tổng cộng 150,72 km đường ngõ, xóm, đã được cứng hóa 11,4 km, đạt 0,72% (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).
Đường trục chính nội đồng: Trên địa bàn 12 xã có tổng cộng 5,9 km đường trục chính nội đồng, đã được cứng hóa 2,9 km, đạt 50%. Đường trục chính nội đồng trên địa bàn huyện cơ bản trùng với đường trục thôn và đường ngõ xóm (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).
b) Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi: Hệ thống thủy lợi trên địa bàn 12 xã là: 550,7 km; trong đó có 322,08 km được kiên cố hóa chiếm 58,48%, còn lại 228,62 km mương đất cần được đầu tư kiên cố hóa (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).
Hệ thống lưới điện nông thôn: Trên địa bàn 12 xã xây dựng nông thôn mới có 102 trạm biến áp với công xuất 12.240KVA, đường dây 35Kv là 170,05 km; đường dây 0,4Kv là 421,2km. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện thường xuyên an toàn: 94,52% (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).
d) Chợ nông thôn
Trên địa bàn 12 xã có 8 chợ, trong đó có 7 chợ đạt chuẩn và 1 chợ chưa đạt chuẩn (Chợ xã Phong Niên) cần được nâng cấp xây dựng (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).
f) Hình thức tổ chức sản xuất
Thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện: Trên địa bàn 12 xã có 6 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, 4 tổ hợp tác theo Nghị định 151. Có 10 xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất, chiếm 83,3% (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).
Điều kiện cơ sở hạ tầng những năm gần đây từng bước được cải thiện tạo điều kiện cho việc phát triển bền vững kinh tế Huyện nói chung và phát triển sản xuất na nói riêng.
3.1.6. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
3.1.6.1. Thuận lợi trong việc phát triển sản xuất na
Huyện Bảo Thắng có quốc lộ 4E và quốc lộ 70 chạy qua, thuận tiện cho việc vận chuyển Na ra thành phố Lào Cai và các huyện lân cận. Mặt khác, huyện còn có tuyến đường sắt TL151; TL155 nối huyện với các tỉnh trong vùng và cả nước, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi ngang qua huyện nên thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh khác đặc biệt là thị trường Hà Nội vốn có nhiều tiềm năng về tiêu dùng trái cây.
Điều kiện đất đai, khí hậu phù hơp với nhiều loại cây ăn quả, cây trồng lâu năm trong đó có cây Na.
Diện tích đất đai rộng lớn, cơ cấu kinh tế của huyên chuyển dịch mang tính ổn định
Nguồn nhân lực dồi dào, cần cù, chịu khó trong lao động.
Hệ thống cơ sở hạ tầng đang được chú trọng đầu tư phát triển đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân trong huyện.
Trình độ, năng lực của cán bộ cấp cơ sở ngày càng được nâng cao cơ bản đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.
3.1.6.2. Khó khăn trong việc phát triển sản xuất na
Địa hình bị chia cắt mạnh nên gây khó khăn cho công tác sản xuất và thu hoạch nông sản.
Nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng trình độ văn hóa thấp. Thiếu lao động có chuyên môn, tay nghề nên khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất Na, chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn gặp nhiều khó khăn. Người dân còn chịu ảnh hưởng của tập quán sản xuất truyền thống, lạc hậu.
Đất đai màu mỡ, diện tích rộng lớn nhưng chủ yếu sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung gây khó khăn cho việc quy hoạch thành vùng trồng điển hình.
Cơ sở hạ tầng còn ở mức thấp, chưa cân xứng với tiềm năng kinh tế của huyện, đường giao thông nông thôn đã được chú trọng đầu tư nhưng chất lượng không cao, gây khó khăn trong đi lại vào mùa mưa. Hệ thống thông tin liên lạc còn yếu kém tại các xã vùng sâu.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Huyện Bảo Thắng, Tỉnh Lào Cai đã coi cây Na là trở thành cây trồng tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế địa phương, tuy nhiên việc sản xuất Na vẫn còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng giống chưa được đảm bảo, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Na còn hạn chế nên hiệu quả kinh tế từ sản xuất Na vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Hiện nay, tại huyện Bảo Thắng giống Na được trồng nhiều nhất là giống Na dai. Trong tất cả các hộ điều tra thì 100% đều trồng Na dai, giống Na bở trên địa bàn huyện còn