Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất na

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 31 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất na

2.1.4.1. Chính sách, quy hoạch của Nhà nước

Nhà nước can thiệp, tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua các chính sách về đất đai, tín dụng, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng... và các chính sách liên quan đến sản xuất Na. Đây là yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính sách tốt có khả năng ứng dụng cao sẽ gắn kết các yếu tố sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất. Thông qua các chính sách như: quy hoạch vùng sản xuất, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của vùng tăng cường công tác quản lý, đổi mới quy trình sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất cây trồng (Lã Tuấn Nam, 2012).

Quy hoạch phát triển nông nghiệp là quy hoạch tầm vi mô của nhà nước, nhằm bố trí, sắp xếp các lĩnh vực, các nguồn lực sản xuất nông nghiệp sao cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Quy hoạch phát triển nông nghiệp nhằm xây dựng mục tiêu, phương hướng và kế hoạch trồng trọt, chăn nuôi. Góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng năng suất và chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Trong trồng trọt, ưu tiên phát triển những cây có lợi thế; giảm dần diện tích sản xuất cây lương thực đi đôi với việc phát triển lúa chất lượng cao; tăng sản xuất rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng đất, nguồn nước, lao động và vốn đầu tư. Quy hoạch vùng trồng lúa, vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao. Vùng trồng cây hàng hóa chất lượng cao, ổn định. Vùng trồng rau, đậu thực phẩm, vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày. Vùng trồng hoa, cây cảnh,.. Mục tiêu của quy hoạch là tăng trưởng không ngừng mức sống của con người và đảm bảo phát triển bền vững (Lã Tuấn Nam, 2012).

2.1.4.2. Tổ chức quản lý

Yếu tố về tổ chức quản lý ảnh hưởng đến đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp. Đó chính là các cán bộ về tổ chức quản lý của huyện, của các xã,

các khuyến nông viên trực tiếp thực hiện tại địa bàn, vùng sản xuất. Trình độ của các cán bộ quản lý ảnh hưởng lớn đến việc quyết định thực hiện phát triển sản xuất. Việc phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp thành công hay thất bại phụ thuộc không nhỏ vào cách thức, chiến lược phát triển của các cán bộ, các khuyến nông viên của huyện và khuyến nông cơ sở (Lê Thị Thanh, 2015).

2.1.4.3. Cơ sở hạ tầng

Theo Lâm Văn Đức (2015) thì cơ sở hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và công trình vật chất - kỹ thuật được tạo lập phân bố, phát triển trong các vùng nông thôn và trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực này và trong lĩnh vực nông nghiệp. Nội dung tổng quát của cơ sở hạ tầng nông thôn có thể bao gồm những hệ thống cấu trúc, thiết bị và công trình chủ yếu sau:

+ Hệ thống và các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông, phòng chống thiên tai, bảo vệ và cải tạo đất đai, tài nguyên, môi trường trong nông nghiệp nông thôn như: đê điều, kè đập, cầu cống và kênh mương thuỷ lợi, các trạm bơm... Hệ thống kênh mương được đảm bảo giúp người sản xuất tiết kiệm chi phí và nguồn nhân lực.

+ Các hệ thống và công trình giao thông vận tải trong nông thôn: cầu cống, đường xá, kho tầng bến bãi phục vụ trực tiếp cho việc vận chuyển hàng hoá, giao lưu đi lại của dân cư. Đường giao thông nội đồng: ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển từ giống, phân bón,… đến vận chuyển sản phẩm. Đường giao thông nội đồng đạt tiêu chuẩn giúp vận chuyển dễ dàng, giảm chi phí và ngược lại.

+ Mạng lưới và thiết bị phân phối, cung cấp điện, mạng lưới thông tin liên lạc.

+ Những công trình xử lý, khai thác và cung cấp nước sạch sinh hoạt cho dân cư nông thôn.

+ Mạng lưới và cơ sở thương nghiệp, dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu,.. .mà chủ yếu là những công trình chợ búa và tụ điểm giao lưu buôn bán.

+ Cơ sở nghiên cứu khoa học, thực hiện và chuyển giao công nghệ kỹ thuật; trạm trại sản xuất và cung ứng giao giống vật nuôi cây trồng.

2.1.4.4. Nguồn lực cho sản xuất

Nguồn lực là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Đối với bất kỳ sản xuất nào cũng vậy, nguồn lực hay chính các yếu tố đầu vào sẽ quyết định đến tạo ra chất lượng sản phẩm. Ở đây, nguồn lực mà đề tài muốn nói đến trong sản xuất nông nghiệp là các vấn đề liên quan đến nguồn vốn, đất đai, lao động, trình độ của người sản xuất…

Vốn: vốn bằng tiền là nhân tố quan trọng để tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp, vốn đầu tư là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, còn là điều kiện để năng cao trình độ khoa học công nghệ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo thêm việc làm, mở rộng quy mô (Trương Văn Miền, 2012).

Lao động: Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động. Lao động là yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây Na nói riêng. Không có lao động thì không có quá trình sản xuất được diễn ra, mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, cũng là những người được hưởng lợi ích từ quá trình sản xuất cây ăn quả. Nói đến lao động thì phải quan tâm đến hai mặt là số lượng và chất lượng của lao động. Trước đây khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển thì sản xuất chủ yếu sử dụng nhiều lao động nhưng chất lượng lao động không cao, khoa học ngày một phát triển, nhiều máy móc thiết bị tiên tiến được đưa vào sản xuất làm giảm nhu cầu về lao động con người và đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn và tay nghề cao hơn (Trương Văn Miền, 2012).

Trình độ, kinh nghiệm của người nông dân trong việc sản xuất Na: Trồng Na đòi hỏi sự chăm sóc kịp thời và đúng quy trình kỹ thuật mới làm cho năng suất tăng, chất lượng tốt. Nếu chủ hộ có trình độ văn hoá cao, có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây Na sẽ lựa chọn giống cây trồng, biện pháp canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón một cách hợp lý. Từ đó cây sinh trưởng, phát triển tốt tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt. Ngược lại, chủ hộ có trình độ văn hoá thấp, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất Na sẽ không nắm bắt được kỹ thuật thâm canh, chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ cho kết quả và hiệu quả thấp.

2.1.4.5. Thị trường tiêu thụ và quảng bá sản phẩm

Thị hiếu người tiêu dùng: Những thói quen lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ hình thành nên những tập quán tiêu dùng, nó phụ thuộc vào động cơ, sở thích, sự hiểu

biết, niềm tin đối với sản phẩm. Ví dụ như khi tiêu thụ Na thị trường là các thành phố lớn thì ngoài chất lượng ra họ còn cần mẫu mã đẹp, bắt mắt dù giá có hơn hơn với những sản phẩm thông thường nhưng vẫn được họ rất ưa chuộng. Còn ở thị trường ven đô, khu công nghiệp, nông thôn thì người tiêu dùng tỏ ra dễ tính hơn, có thể mẫu mã không đẹp, chất lượng quả bình thường nhưng giá phải hạ hơn mới được người tiêu dùng chấp nhận (Trương Văn Miền, 2012).

Thị trường: Bao gồm thị trường đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh, trong nền kinh tế thị trường cung - cầu là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển của một ngành sản xuất hay một dịch vụ hàng hóa, dịch vụ nào đó, người sản xuất chỉ sản xuất những hàng hóa và dịch vụ mà thị trường có nhu cầu. Thị trường với các quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị, nó có tác động rất lớn đối với các nhà sản xuất (Chu Văn Cấp và cs., 2006).

Thị trường tiêu thụ rộng hay không phụ thuộc lớn vào chất lượng và độ an toàn của việc sử dụng sản phẩm nông nghiệp đó. Nếu muốn được người tiêu dùng chấp nhận thì sản phẩm Na cần thiết phải sản xuất có chất lượng cao. Bên cạnh đó vấn đề quảng bá sản phẩm cũng rất quan trọng. Đó chính là các hình thức marketing sản phẩm, hình thức quảng cáo đưa sản phẩm của mình đến với nhiều người tiêu dùng biết đến hơn. Trong thời gian tới cần thiết phải xây dựng một thương hiệu Na Bảo Thắng đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh (Nguyễn Văn Thao, 2016).

2.1.4.6. Yếu tố về dịch bệnh

Sâu bệnh hại cây trồng ảnh hưởng lớn sự sinh trưởng phát triển của cây. Theo đó là sự ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của Na. Na dai là một trong số những cây chịu sâu bênh tốt, nhưng đối với những cây đã già, giống cũ thì việc nhiễm bệnh vẫn xảy ra. Yếu tố về thời tiết sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của sâu bênh hại. Do vậy công tác quản lý dịch bệnh hại rất cần thiết trong quá trình phát triển của cây trồng (Phạm Thị Thúy, 2015).

2.1.4.7. Công tác khuyến nông tại địa phương

Công tác khuyến nông: Khuyến nông đã phối hợp với các địa phương chuyển giao cho bà con nông dân nhiều giống cây trồng mới cho năng suất, chất lượng cao; đồng thời xây dựng các mô hình điểm ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm hạ chi phí đầu vào, giảm tổn thất trong và sau thu hoạch, góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân. Hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật chăm sóc, tham

gia hội nghị đầu bờ về sản xuất sản phẩm Na (Lê Thị Thanh, 2015).

2.1.4.8. Các liên kết trong sản xuất cây Na

Trong ngành nông nghiệp, việc duy trì cách thức sản xuất truyền thống theo nông hộ nhỏ lẻ, manh mún đã không còn phù hợp. Trên hành trình tìm hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp, đặt nông nghiệp vào đúng vị thế của nó thì quá trình liên kết bước đầu ở một số địa phương đã chứng minh, liên kết trong sản xuất là cách hiệu quả để phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, đứng trước việc nông sản hàng hoá của chúng ta đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới thì vấn đề xây dựng cho được các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với hiệu quả kinh tế cao ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết (Cục trồng trọt, 2016).

Theo Phạm Bảo Dương (2004), các hình thức liên kết gồm có:

- Sản xuất quy mô hộ gia đình: mang tính tiểu nông, nhỏ bé, sản xuất tự cấp tự túc. Trong số các hộ nông dân, chỉ khoảng 10% có vốn kinh nghiệm và kiến thức sản xuất có quy mô sản xuất tương đối thực sự có khả năng tích luỹ tái sản xuất theo hướng mở mang kinh tế trang trại hoặc sẽ phát triển doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn. Tuy nhiên, thực tế là kinh tế hộ nông dân tất yếu đã, đang và sẽ tồn tại lâu dài trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Trang trại sản xuất: cho phép các trang trại áp dụng cơ giới, hạ giá thành sản xuất và trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh trên thương trường. Phát triển trang trại bằng cách cho thuê, chuyển đổi đất đai thuận lợi; quy hoạch tổ chức sản xuất hợp lý, kết cấu hạ tầng đầy đủ; việc cung cấp chuyển giao và hỗ trợ công nghệ hiện đại sẵn sàng; nông nhân được đào tạo tay nghề, ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ vốn, hoạt động tiếp thị thuận lợi.

- Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là một giải pháp lâu dài và hữu hiệu để thực hiện chủ trương tạo việc làm cho lao động nông thôn. Các doanh nghiệp này đã khai thác được thế mạnh của lao động nông thôn giá rẻ, nhưng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về công tác đào tạo tay nghề, hỗ trợ tìm kiếm thị trường.

- Hình thức kinh tế hợp tác: các hộ tiểu nông liên kết với nhau, từ các hình thức đổi công đến các loại hình dịch vụ chuyên môn, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, hình thành các hợp tác xã hay mở rộng quan hệ liên kết với các hình thức kinh tế khác.

- Liên kết kinh tế: Liên kết kinh tế là tất yếu khách quan trọng sản xuất hàng hoá của các nước. Trong nông nghiệp ở nước ta những năm gần đây, xuất hiện một số mô hình liên kết kinh tế có hiệu quả giữa công ty, doanh nghiệp với nông dân trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.

2.1.4.9. Điều kiện tự nhiên, khí hậu:

Theo Trương Văn Miền (2012), điều kiện tự nhiên, khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất của ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, cụ thể:

Thời tiết khí hậu: có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất cũng như năng suất, chất lượng cây trồng. Khí hậu nước ta mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc chăm sóc gieo trồng cây hàng năm. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhiều hiện tượng thiên nhiên bất thường xảy ra như lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng tới chất lượng, năng suất thu hoạch của nhiều loại cây ăn quả. Na là loài quả phát triển và sinh trưởng tốt vào mùa xuân, nhiệt độ giao động từ 25 – 27 độ C. Mùa đông cây Na có hiện tượng dụng lá là để bước vào thời kỳ ngủ đông.

Đất đai: đây là tư liệu sản xuất và chủ yếu, không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Đối với sản xuất sản phẩm Na thì đất là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến năng suất và chất lượng quả. Cây Na thích hợp với những nơi có điều kiện địa hình đồi dốc dưới 15 độ, tầng đất dày dưới 1m, tốt nhất là đất sỏi cơm, đất đá vôi. Đất có độ PH trung tính.

Nguồn nước: cây trồng sống và phát triển được nhờ chất dinh dưỡng trong đất và được nước hòa tan và đưa lên cây qua hệ thống rễ. Nước giúp cho cây trồng thực hiện các quá trình vận chuyển các khoáng chất trong đất giúp cây quang hợp, hình thành sinh khối tạo nên sự sinh trưởng của cây trồng. Trong bản thân cây trồng, nước chiếm một tỷ lệ lớn, từ 60% đến 90% trọng lượng. Vì vậy có thể nói nguồn nước là yếu tố không thể thiếu cho phát triển của cây trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)