Phát triển nguồn lao động giai đoạn 2012 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 50 - 54)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 I. Dân số TB (người) 106.28 6 106.70 5 107.58 5 108.03 9

1. Dân số trong độ tuổi lao động có

khả năng lao động (người) 49.827 55.156 57.601 58.568

- Tỉ lệ so với dân số (%) 46,88 51,69 53,54 54,21

2. Lao động trong nền kinh tế (người) 49.461 53.910 55.946 56.814 2.1 Lao động ở khu vực nông lâm thủy sản

(người) 41.159 44.098 45.316 44.315

2.2 Lao động ở khu vực CN, TTCN, XD

(người) 3.337 3.714 3.916 4.545

2.3 Lao động ở khu vực DV (người) 4.965 6.097 6.714 7.954

II. Cơ cấu lao động (%) 100 100 100 100

- Nông lâm thủy sản 83,21 81,80 81,00 78,00

- CN-XD 6,75 6,89 7,00 8,00

- DV 10,04 11,31 12,00 14,00

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số của huyện tăng từ 46,88% năm 2012 lên 54,21% năm 2015 thể hiện xu thế trẻ hóa dân số là điều kiện quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội.

Tỷ lệ lao động là việc trong ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện, chiếm 78% tổng số lao động, song có xu hướng giảm dần, sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng qua các năm. Trong 04 năm tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng tăng 1,25%, tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ tăng 3,96%. Nguyên nhân là trong những năm gần đây huyện Bảo Thắng đang thực hiện đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung thu hút lao động trong địa bàn Huyện. Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, đồng thời xu hướng những năm gần đây là trẻ hóa dân số tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất na tại địa phương.

3.1.5. Điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội

a) Giao thông

Đường trục xã, liên xã: Trên địa bàn 12 xã có tổng cộng 229,93 km đường trục xã, liên xã, đã được cứng hóa 168,53 km, đạt 73,2%, còn lại 61,4km là đường đất cần được đầu tư xây dựng (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).

Đường trục thôn, liên thôn: Trên địa bàn 12 xã có tổng cộng 473,9 km đường trục thôn, liên thôn, đã được cứng hóa 246,7 km, đạt 52,05% (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).

Đường ngõ, xóm: Trên địa bàn 12 xã có tổng cộng 150,72 km đường ngõ, xóm, đã được cứng hóa 11,4 km, đạt 0,72% (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).

Đường trục chính nội đồng: Trên địa bàn 12 xã có tổng cộng 5,9 km đường trục chính nội đồng, đã được cứng hóa 2,9 km, đạt 50%. Đường trục chính nội đồng trên địa bàn huyện cơ bản trùng với đường trục thôn và đường ngõ xóm (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).

b) Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi: Hệ thống thủy lợi trên địa bàn 12 xã là: 550,7 km; trong đó có 322,08 km được kiên cố hóa chiếm 58,48%, còn lại 228,62 km mương đất cần được đầu tư kiên cố hóa (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).

Hệ thống lưới điện nông thôn: Trên địa bàn 12 xã xây dựng nông thôn mới có 102 trạm biến áp với công xuất 12.240KVA, đường dây 35Kv là 170,05 km; đường dây 0,4Kv là 421,2km. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện thường xuyên an toàn: 94,52% (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).

d) Chợ nông thôn

Trên địa bàn 12 xã có 8 chợ, trong đó có 7 chợ đạt chuẩn và 1 chợ chưa đạt chuẩn (Chợ xã Phong Niên) cần được nâng cấp xây dựng (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).

f) Hình thức tổ chức sản xuất

Thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện: Trên địa bàn 12 xã có 6 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, 4 tổ hợp tác theo Nghị định 151. Có 10 xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất, chiếm 83,3% (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).

Điều kiện cơ sở hạ tầng những năm gần đây từng bước được cải thiện tạo điều kiện cho việc phát triển bền vững kinh tế Huyện nói chung và phát triển sản xuất na nói riêng.

3.1.6. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

3.1.6.1. Thuận lợi trong việc phát triển sản xuất na

Huyện Bảo Thắng có quốc lộ 4E và quốc lộ 70 chạy qua, thuận tiện cho việc vận chuyển Na ra thành phố Lào Cai và các huyện lân cận. Mặt khác, huyện còn có tuyến đường sắt TL151; TL155 nối huyện với các tỉnh trong vùng và cả nước, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi ngang qua huyện nên thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh khác đặc biệt là thị trường Hà Nội vốn có nhiều tiềm năng về tiêu dùng trái cây.

Điều kiện đất đai, khí hậu phù hơp với nhiều loại cây ăn quả, cây trồng lâu năm trong đó có cây Na.

Diện tích đất đai rộng lớn, cơ cấu kinh tế của huyên chuyển dịch mang tính ổn định

Nguồn nhân lực dồi dào, cần cù, chịu khó trong lao động.

Hệ thống cơ sở hạ tầng đang được chú trọng đầu tư phát triển đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân trong huyện.

Trình độ, năng lực của cán bộ cấp cơ sở ngày càng được nâng cao cơ bản đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.

3.1.6.2. Khó khăn trong việc phát triển sản xuất na

Địa hình bị chia cắt mạnh nên gây khó khăn cho công tác sản xuất và thu hoạch nông sản.

Nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng trình độ văn hóa thấp. Thiếu lao động có chuyên môn, tay nghề nên khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất Na, chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn gặp nhiều khó khăn. Người dân còn chịu ảnh hưởng của tập quán sản xuất truyền thống, lạc hậu.

Đất đai màu mỡ, diện tích rộng lớn nhưng chủ yếu sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung gây khó khăn cho việc quy hoạch thành vùng trồng điển hình.

Cơ sở hạ tầng còn ở mức thấp, chưa cân xứng với tiềm năng kinh tế của huyện, đường giao thông nông thôn đã được chú trọng đầu tư nhưng chất lượng không cao, gây khó khăn trong đi lại vào mùa mưa. Hệ thống thông tin liên lạc còn yếu kém tại các xã vùng sâu.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Huyện Bảo Thắng, Tỉnh Lào Cai đã coi cây Na là trở thành cây trồng tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế địa phương, tuy nhiên việc sản xuất Na vẫn còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng giống chưa được đảm bảo, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Na còn hạn chế nên hiệu quả kinh tế từ sản xuất Na vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Hiện nay, tại huyện Bảo Thắng giống Na được trồng nhiều nhất là giống Na dai. Trong tất cả các hộ điều tra thì 100% đều trồng Na dai, giống Na bở trên địa bàn huyện còn rất ít thường là những cây già cỗi, năng suất thấp được các hộ gia đình khác trồng và giữ giống.

Do vậy để phát triển sản xuất na sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất tôi tiến hành nghiên cứu phát triển sản xuất cây na dai trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Tập trung chủ yếu nghiên cứu tại 03 xã Thái Niên, Phong Niên và Xuân Quang, những xã này đã trồng na lâu năm tại huyện,

trong đó xã Phong Niên và Xuân Quang được chọn để thực hiện “Dự án cải tạo và phát triển vùng sản xuất hàng hóa các loại cây nhãn, Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng giai đoạn 2013 – 2015” nên có tính chất đại diện cho sản xuất na của toàn huyện Bảo Thắng.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp 3.2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp: thu thập từ các tài liệu, báo cáo, tạp chí, số liệu của các phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bảo Thắng, phòng Kinh tế huyện Bảo Thắng… tại thư viện khoa kinh tế và PTNT học viện Nông nghiệp Việt Nam, các số liệu báo cáo của UBND các xã trồng Na trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)