Điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 51 - 52)

a) Giao thông

Đường trục xã, liên xã: Trên địa bàn 12 xã có tổng cộng 229,93 km đường trục xã, liên xã, đã được cứng hóa 168,53 km, đạt 73,2%, còn lại 61,4km là đường đất cần được đầu tư xây dựng (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).

Đường trục thôn, liên thôn: Trên địa bàn 12 xã có tổng cộng 473,9 km đường trục thôn, liên thôn, đã được cứng hóa 246,7 km, đạt 52,05% (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).

Đường ngõ, xóm: Trên địa bàn 12 xã có tổng cộng 150,72 km đường ngõ, xóm, đã được cứng hóa 11,4 km, đạt 0,72% (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).

Đường trục chính nội đồng: Trên địa bàn 12 xã có tổng cộng 5,9 km đường trục chính nội đồng, đã được cứng hóa 2,9 km, đạt 50%. Đường trục chính nội đồng trên địa bàn huyện cơ bản trùng với đường trục thôn và đường ngõ xóm (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).

b) Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi: Hệ thống thủy lợi trên địa bàn 12 xã là: 550,7 km; trong đó có 322,08 km được kiên cố hóa chiếm 58,48%, còn lại 228,62 km mương đất cần được đầu tư kiên cố hóa (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).

Hệ thống lưới điện nông thôn: Trên địa bàn 12 xã xây dựng nông thôn mới có 102 trạm biến áp với công xuất 12.240KVA, đường dây 35Kv là 170,05 km; đường dây 0,4Kv là 421,2km. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện thường xuyên an toàn: 94,52% (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).

d) Chợ nông thôn

Trên địa bàn 12 xã có 8 chợ, trong đó có 7 chợ đạt chuẩn và 1 chợ chưa đạt chuẩn (Chợ xã Phong Niên) cần được nâng cấp xây dựng (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).

f) Hình thức tổ chức sản xuất

Thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện: Trên địa bàn 12 xã có 6 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, 4 tổ hợp tác theo Nghị định 151. Có 10 xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất, chiếm 83,3% (UBND huyện Bảo Thắng, 2015).

Điều kiện cơ sở hạ tầng những năm gần đây từng bước được cải thiện tạo điều kiện cho việc phát triển bền vững kinh tế Huyện nói chung và phát triển sản xuất na nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)